Phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong bình liêu tại xã đồng tâm huyện bình liêu tỉnh quảng ninh (Trang 54)

ngành hàng miến dong Bình Liêu tại xã Đồng Tâm.

4.2.2.1 Chi phí, lợi nhuận của tác nhân sản xuất

Chi phí, giá bán và lợi nhuận bình quân trên một đơn vị sản phẩm miến được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2 Chi phí, giá bán, lợi nhuận bình quân trên 1kg miến dong của tác nhân sản xuất miến dong Bình Liêu

Chỉ tiêu

Tác nhân sản xuất

Hộ sản xuất Công ty/xƣởng sản xuất Giá trị

(1000đ) Cơ cấu (%)

Giá trị

(1000đ) Cơ cấu (%)

Giá trị sản xuất 61 100 65 100

1. Chi phí trung gian 52,8 86,56 45,8 70,46

- Nguyên liệu đầu vào 36 68,19 36 78,60

- Chi phí nhân công 9,6 18,18 3,2 6,99

- Bao bì 1,1 2,08 1,3 2,83

- Điện 2 3,79 2 4,37

- Chất đốt 3 5,68 2.3 5,03

- Vận chuyển 1,1 2,08 1 2,18

2. Giá trị gia tăng thô 8,2 13,44 19,2 29,54

- Thuế 0 0 1,9 9,90

- Lãi gộp 8,2 100 17,3 90,10

+ Khấu hao TSCĐ 5 60,98 7,5 43,35

- Lãi ròng 3,2 39,02 9,8 56,65

Các số liệu trong bảng trên cho ta thấy sự chênh lệch về chi phí, giá bán và lợi nhuận giữa hai tác nhân sản xuất là Hộ sản xuất và Công ty/xưởng sản xuất. Chi phí trung gian để tạo ra một đơn vị sản phẩm miến dong tại các hộ sản xuất chiếm 86,56% trong tổng số 100% giá trị sản xuất lớn hơn so với Công ty/xưởng sản xuất (70,46%). Do vậy giá trị gia tăng thô và lãi ròng đạt được ở các hộ sản xuất sẽ thấp hơn các Công ty/xưởng sản xuất lớn hơn, ở đây lãi ròng tại các Công ty/xưởng sản xuất gấp hơn 3 lần so với hộ sản xuất. Có những sự chênh lệch đó là bởi vì những chi phí sản xuất bị đẩy lên cao do sản xuất thủ công và nhỏ lẻ nên để tạo ra được một sản phẩm sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian hơn, nhân công tại các hộ sản xuất miến không nhiều như số lượng nhân công tại các Công ty/xưởng sản xuất, nhưng do đặc thù sản xuất theo hướng thủ công thì sẽ không thể tạo ra lượng sản phẩm nhanh và nhiều như khi có sự hỗ trợ của các loại máy móc trong sản xuất tại các xưởng lớn được. Cả bao bì được thiết kế tại những Công ty/xưởng lớn cũng có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn, bao bì được in bắt mắt thu hút người tiêu dùng và cũng có thể tạo sự tin cậy khi nhìn vào hơn là những bao bì của hộ sản xuất nhỏ lẻ thường chỉ in tên sản phẩm, tên chủ hộ và một số chi tiết nhỏ. Năng suất, sản lượng tạo ra được nhiều hơn trên cùng một đơn vị thời gian nên tại các Công ty/xưởng sản xuất sẽ tiết kiện được hơn chi phí về nguồn nhiên liệu tiêu hao. Từ đây ta có thể đơn giản thấy được khi mà sản xuất có sự đầu tư, tập trung sẽ mang lại nguồn lợi nhận lớn hơn.

4.2.2.2 Chi phí, lợi nhuận của các tác nhân người bán buôn

Những chi phí, giá bán và lợi nhuận của tác nhân người bán buôn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3 Chi phí, giá bán, lợi nhuận bình quân trên 1kg miến dong của tác nhân ngƣời bán buôn miến dong Bình Liêu

Chỉ tiêu Tác nhân Ngƣời bán buôn

Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%)

Giá trị sản xuất 75 100

1. Chi phí trung gian 63,2 84,27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên liệu đầu vào 62 98,10

- Chi phí nhân công 0 0

- Vận chuyển 1,2 1,90

2. Giá trị gia tăng thô 1,8 15,73

- Thuế 0 0

- Lãi gộp 11,8 100

+ Khấu hao TSCĐ 0,5 4,24

- Lãi ròng 11,3 95,76

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Ở tác nhân trung gian là người bán buôn ta có thể dẽ dàng nhận thấy lợi nhuận bình quân/ 1kg miến dong là rất lớn, hơn 11.300/1kg. Chi phí trung gian cho sản phẩm miến dong tại tác nhân tiêu thụ này chiếm 84,27% trong tổng số 100% giá trị sản xuất, chi phí này chủ yếu phát sinh từ nguyên liệu đầu vào, cũng chính là sản phẩm miến dong được bán ra tại các hộ sản xuất hay Công ty/xưởng sản xuất và chỉ tiêu tốn 1.200đ /kg vào phí vận chuyển. Chi phí nhân công ở đây thường là rất ít hoặc không tính đến bởi thực chất quy mô còn nhỏ, số lượng lấy buôn không là quá lớn để phải thuê nhân công và có thể nói lấy công làm lãi. Ngoài ra giá trị gia tăng thô chỉ tăng lên một phần nhỏ ở khấu hao TSCĐ là do sử dụng một số phương tiện vận chuyển.

4.2.2.3 Chi phí, lợi nhuận của tác nhân người bán lẻ

Chi phí và lợi nhuận của tác nhân người bán lẻ trong chuỗi giá trị ngành hàng miến dong Bình Liêu được thể hiện ở bảng 4.4:

Bảng 4.4 Chi phí, giá bán, lợi nhuận bình quân trên 1kg miến dong của tác nhân ngƣời bán lẻ miến dong Bình Liêu

Chỉ tiêu Tác nhân Ngƣời bán lẻ

Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%)

Giá trị sản xuất 80 100

1. Chi phí trung gian 69,5 86,88

- Nguyên liệu đầu vào 68,5 98,56

- Chi phí nhân công 0 0

- Vận chuyển 1 1,44

2. Giá trị gia tăng thô 10,5 13,12

- Thuế 0 0

- Lãi gộp 10,5 100

+ Khấu hao TSCĐ 0,5 4,76

- Lãi ròng 10 95,24

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Tác nhân người bán lẻ trong các kênh tiêu thụ cũng tạo ra giá trị sản xuất tương đối lớn cho sản phẩm miến dong Bình Liêu tại xã Đồng Tâm khi sản phẩm đến được tay người tiêu dùng cuối cùng. Cũng như tác nhân người bán buôn thì chi phí trung gian tạo ra cho sản phẩm phần lớn là do nguyên liệu miến đầu vào. Đầu vào của người bán lẻ chủ yếu từ người bán buôn hay cũng có thể từ các hộ sản xuất, Công ty/xưởng sản xuất nhưng chiếm phần nhỏ vì thường người bán lẻ lấy với số lượng nhỏ hơn người bán buôn nên sẽ k lấy được với mức giá thấp (giá buôn) tại các cơ sở sản xuất miến và sẽ ít có mối quan hệ tác động với những cơ sở sản xuất hơn người bán buôn, ví dụ như: hợp đồng, mối làm ăn…Lãi ròng tại tác nhân này thu được là 10.000/1kg miến dong, như vậy là còn lớn hơn cả giá trị mà các tác nhân sản xuất có được. Do người bán lẻ thường bày bán sản phẩm tại các cửa hàng nhỏ của gia đình tự mở hay bày bán tại chợ nên thường là không mất phí vào những chi phí thuê quầy, sạp.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong bình liêu tại xã đồng tâm huyện bình liêu tỉnh quảng ninh (Trang 54)