Đây là môi trường ảnh hưởng đến hình thành từng ngành hoặc từng loại DN nhất định. Phần lớn các hoạt động của các DN đều chịu sự tác động của các yếu tố trong môi trường này. Vì vậy, các nhà quản trị thường rất quan tâm và dành nhiều thời gian để khảo sát kỹ các yếu tố để nhận diện những c ơ hội và nguy cơ mà DN sẽ gặp
phải. Michael Porter, giáo s ư nổi tiếng về chiến lược kinh doanh của trường quản trị kinh doanh Havard đãđưa ra mô hình năm áp lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh:
Nguy cơ gia nhập của các đối thủ mới có tiềm năng
Mức độ cạnh tranh giữa các DN cùng hoạt động trong ngành Khả năng mặc cả của người mua.
Khả năng mặc cả của nhà cung cấp. Đe doạ của sản phẩm thay thế.
Hình 1.5 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Khách hàng: KH sử dụng dịch vụ BCVT bao gồm người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối trung gian: đại lý; bán sỉ; khách hàng công nghiệp; khách hàng cơ quan. Để lôi kéo khách hàng về phía mình thì sản phẩm dịch vụ của DN cần phải có sự khác biệt tích cực so với các đối thủ khác nhằm làm thỏa mãn một cách tốt hơn nhu cầumục tiêu củaKH.
Nhà cung cấp: Họ là những người cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị phụ tùng, bán thành phẩm hay dịch vụ cho DN BCVT. Những hành vi của họ đều làm giảm lợi nhuận, giảm sức cạnh tranh của DN. Đặc biệt, cần lưu ý đến các nhà cung cấp tài chính do Tổng công ty BCVT đang trong thời gian huy động vốn nhằm đầu t ư
ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG NHÀ CUNG CẤP SẢN PHẨM THAY THẾ NGƯỜI MUA CÁC DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH
cho việc đổi mới trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu bức bách hiện nay là vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu.
Sản phẩm thay thế: Là những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành kinh doanh hoặc các ngành hoạt động kinh doanh cùng có chức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau của KH.
Do hàng hoá có tính chất thay thế cho nhau nên dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại.
Sự hiện hữu ngày càng đa dạng của sản phẩm thay thế tạo th ành nguy cơ cạnh tranh giá cả làm giảm lợi nhuận của các DN trong ngành rất đáng kể. Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của sự phát triển của khoa học công nghệ. Vì vậy để tránh tụt hậu và để thành công, DN cần chú ý dành nguồn lực để phát triển hoặc vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.
Đối thủ cạnh tranh: Là các đối thủ đang có mặt trên thị trường và cung cấp cùng một loại sản phẩm hoặc sản phẩm tương tự có cùng nhãn hiệu hoặc khác nhãn hiệu, những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của DN. Hiểu biết mục tiêu của đối thủ giúp cho DN biết được:
o Mức độ bằng lòng của đối thủ cạnh tranh với kết quả tài chính và vị trí
hiện tại.
o Khả năng các đối thủ cạnh tranh sẽ thay đổi chiến l ược như thế nào?
o Khả năng phản ứng của đối thủ đối với các diễn biến b ên ngoài như thế
nào?
o Mức độ quan trọng của các biện pháp mới m à đối thủ cạnh tranh có thể đề ra.
Đối thủ tiềm năng: Ở những thị trường hấp dẫn, khả năng sinh lợi cao thì trong tương lai gần sẽ xuất hiện các đối thủ mới. Trong ngành BCVT của Việt Nam, việc gia nhập ngành của các DN mới sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các DN
BCVT, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO. Những đối thủ ti ềm tàng này tuy xuất hiện sau nhưng thường có nguồn vốn lớn, có kinh nghiệm. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh hiện tại của DN thì phải tạo ra những rào chắn hợp pháp ví dụ như dựa trên lợi thế về thời gian hoạt động đã lâu, quy mô lớn có thể giảm giá bán.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác gi ả đãđưa ra cái nhìn tổng quan về ngành BCVT Việt Nam với những đặc trưng về vai trò, đặc điểm, chức năng nhiệm vụ cũng nh ư mô hình hệ thống của nó. Bên cạnh đó tác giả còn nhận định và đề cập đến một số yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên trong và bên ngoài có thể tác động đến DN trong ngành BC- VT. Đây chính là cơ s ở để tác giả phân tích sâu h ơn thực trạng hoạt động của Bưu điện Long Thành Đồng Nai trong thời gian qua ở chương 2 cũng như đề xuất một số giải pháp để phát triển cho đơn vị nàyở chương 3.
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA B ƯU ĐIỆN
LONG THÀNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BƯU ĐIỆN HUYỆN LONG THÀNH 2.1.1 Giới thiệu về địa phương
Huyện Long Thành nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích tự nhiên 53.482 Km2, chiếm 15% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh. Huyện Long Thành gồm 18 xã và 1 thị trấn, có 4 khu công nghiệp đã vàđang phát triển, các công ty, xí nghiệp đã đi vào sản xuất, 14 cụm công nghi ệp – tiểu thủ công nghiệp nằm r ải rác ở các Xã, Thị trấn.
Huyện Long Thành là một trong những Huyện trọng điểm của Tỉnh Đồng Nai, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đi qua, là cửa ngõ vào Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Biên Hòa và Thành phố mới Nhơn Trạch. Huyện Long Thành trong những năm tới sẽ được Tỉnh, Trung ương đầu tư nhiều công trình quan trọng của quốc gia như: sân bay Quốc tế Long Thành, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh- Long Thành- Dầu giây, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh- Vũng Tàu, đường sắt Thành Phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu, Trường Đại Học Quốc Tế… Hiện nay tr ên địa bàn có 4 khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động và các khu công nghiệp đang trong giai đoạn triển khai.
Hình 2.1 Bản đồ Huyện Long Thành
Bưu Điện Huyện Long Thành trực thuộc Bưu Điện Tỉnh Đồng Nai, hạch toán phụ thuộc Bưu Điện Tỉnh Đồng Nai, có con dấu theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản trong ngân hàng, do Giám đốc Bưu Điện Huyện quản lý, điều hành; hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ các dịch vụ BC–VT.
Trong quá trình kinh doanh và phục vụ cùng với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, theo đó là nền kinh tế thị trường phát triển, với vị trí địa lý thuận lợi: có nhiều khu công nghiệp với nhiều công ty n ước ngoài đến đầu tư. Bưu Điện Long Thành đã không ngừng hoàn thiện và phát triển cơ bản về lượng và chất, đó là: Các dịch vụ gia tăng được mở, đầu tư mở rộng mạng lưới cùng với trang thiết bị mới và hiện đại hơn, các điểm giao dịch được khang trang sạch đẹp, trình độ đội ngũ được
nâng lên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Hiện nay, Bưu điện Long Thành có 1 giao dịch trung tâm, 3 Bưu cục 3, 16 Điểm văn hoá xã, 152 Đại lý Bưu Điện và 4 Đại lý Điện thoại công cộng và 119 Đại lý Internet với mạng lưới bưu cục, điểm và đại lý trải khắp từ trung tâm huyện đến các xã vùng sâu, vùng xa vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh doanh cũng nh ư phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc đến 100% các xã trong huyện.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quy ền hạn
2.1.2.1 Chức năng
Tổ chức xây dựng, quản lý và khai thác mạng lưới BC - VT để kinh doanh và phục vụ theo quy định của B ưu Điện Tỉnh Đồng Nai.
Tổ chức, quản lý, khai thác mạng l ưới kinh doanh dịch vụ BC-VT- PHBC trên địa bàn Huyện. Trong mô hình sản xuất mới, Bưu Điện Huyện Long Thành luôn coi nhiệm vụ phát triển mạng l ưới BC là trọng tâm: Xây dựng và phát triển mạng lưới bưu cục, Điểm Bưu Điện văn hóa xã và các Đại lý Bưu Điện đa dịch vụ rộng khắp từ thị trấn đến các vùng sâu, vùng xa.
Kinh doanh và mở thêm các dịch vụ: chuyển phát nhanh EMS, thư chuyển tiền tại các Điểm Bưu Điện văn hóa xã và các Đại lý Bưu Điện.
Tổ chức, quản lý mạng đ ường thư cấp 3 trực thuộc.
Tổ chức nhận-chuyển- phát các công văn h ỏa tốc của các cơ quan chính quyền. Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Bưu Điện Tỉnh cho phép.
Bưu Điện Huyện chịu sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương về chấp hành pháp luật và các hoạt động liên quan đến việc phục vụ BC-PHBC cho Đảng và chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội, các Ban ngành và nhân dân trên đ ịa
bàn, gắn nhiệm vụ phát triển BC– VT với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Huyện.