Qua đánh giá thực tế công tác thu hồi đất, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định cư tại dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mặc dù có những thuận lợi khi dự án được sự ủng hộ, giúp đỡ từ UBND thành phố Hồ Chí Minh và UBND quận Bình Tân, huyện Bình Chánh nhưng vẫn gặp khá nhiều khó khăn, bất cập phải giải quyết trong quá trình thực hiện dự án. Từ kết quả đánh giá có thể rút ra các điều kiện chủ yếu để công tác GPMB đạt hiệu quả cao gồm:
- Phải có sự chỉ đạo tập chung, thống nhất và sự hỗ trợ, tạo điều kiện cơ sở vật chất hơn nữa của Đảng ủy và chính quyền. Đây là điều kiện tiên quyết và mang tính bắt buộc để đảm bảo cho sự thành công của một dự án. Chỉ có sự thống nhất của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương thì công tác GPMB mới tiến hành thuận lợi, được nhân dân ủng hộ nhiệt tình và ít khiếu kiện...
- Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật về quy hoạch, GPMB trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, qua các tổ chức đoàn thể... để nhân dân nắm vững được chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại và TĐC. Cần phải chuẩn bị đầy đủ quỹ đất, quỹ nhà với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tốt để chủ động TĐC cho các đối tượng phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất. Khi triển khai dự án có thu hồi đất ở phải di dời, chủ đầu tư phải triển khai ngay từ bước đầu việc lập khu TĐC để phục vụ đền bù giải tỏa thuận lợi. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, quyết định đến tiến độ GPMB thực hiện các dự án.
- Tất cả các cán bộ tham gia GPMB phải được tập huấn kỹ lưỡng, đào tạo đủ về các chính sách liên quan đến đền bù, hỗ trợ và TĐC. Cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện GPMB cùng với chủ đầu tư và các cấp cơ sở nhằm phát hiện và giải quyết nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm những trường hợp khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân trong quá trình GPMB. Kiên quyết sử lý theo pháp luật bằng các biện pháp hành chính, thi hành cưỡng chế thậm chí truy tố đối với những trường hợp ‘chây ỳ’, cố tình chống đối, đảm bảo tiến độ GPMB, thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch đề ra.
- Phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ và công bằng:
+ Công khai về chính sách GPMB (chính sách về giá, hỗ trợ di chuyển, đào tạo nghề, hỗ trợ tạm cư...) và chính sách liên quan đến TĐc đến từng đối tượng trong diện phải di dời.
85
+ Dân chủ trong việc bố trí vị trí các hộ dân vào khu TĐC, dân chủ trong việc xem xét ý kiến, kiến nghị của nhân dân một cách kịp thời, hợp lý để kịp thời tổng kết, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến của người dân và giải thích cho người dân hiểu.
+ Công bằng trong việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC. + Áp dụng nhất quán các chính sách về GPMB. Nếu vận dụng không nhất quán các chính sách sẽ phát sinh khiếu kiện, thắc mắc trong nhân dân, gây lúng túng cho chủ đầu tư và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, để công tác GPMB đạt kết quả tốt thì chính sách đền bù phải được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với thực tế. Trong trường hợp đó cần phải có sự chỉ đạo tập chung và thống nhất.
- Phải có một kế hoạch cụ thể cho công tác GPMB với chính sách đền bù, hỗ trợ và TĐC xuyên suốt, nhất quán, một cơ cấu tổ chức thực hiện phù hợp, một đội ngũ cán bộ đủ năng lực; một sự chỉ đạo điều phối thống nhất cùng với sự phân bổ tài chính hợp lý cho việc thực thi. Tất cả những điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công của công tác GPMB và đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC là ít nhất phải khôi phục hoặc cải thiện mức sống của những người bị ảnh hưởng bởi dự án.
Bảng 2.16. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về giá bồi thường về đất và tài sản trên đất. Số TT Nội dung Phiếu điều tra phát ra
Số phiếu thu về Số hộ cho là hợp lý Số hộ cho là chưa hợp lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Giá bồi thường, hỗ trợ về đất 75 60 80 46 76,6 14 23,3 2 Giá bồi thường, hỗ trợ tài sản 75 60 80 46 76,6 14 23,3
86
Bảng 2.17. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về chính sách hỗ trợ.
Số TT Hình thức hỗ trợ Phiếu điều tra phát ra Số phiếu thu về Số hộ cho là hợp lý Số hộ cho là chưa hợp lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Hỗ trợ di chuyển 75 60 80 60 100 0 0 2 Hỗ trợ tái định cư 75 60 80 60 100 0 0 3 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất 75 60 80 60 100 0 0 4 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất 75 60 80 60 100 0 0 5 Hỗ trợ gia đình chính sách 75 60 80 60 100 0 0
Qua hai bảng giá trên có thể nói giá bồi thường về đất của dự án khá cao nhưng vẫn chưa đạt được sự kỳ vọng của người dân có đất bị thu hồi.
87
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO MỞ RỘNG
TẠI QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp
3.1.1. Cơ sở pháp lý
Công tác bồi thường, GPMB phải đảm bảo cung cấp quỹ đất đúng pháp luật, kịp về tiến độ, đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sử dụng tiết kiệm quỹ đất, giữ vững sự ổn định chính trị-xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH thành phố, đảm bảo cuộc sống của các hộ dân có đất bị thu hồi, phải di chuyển để GPMB; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động một cách bền vững; giữ vững ổn định xã hội. Do đó, tính pháp lý của Dự án được thực hiện theo Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 và các thông tư, nghị định hướng dẫn đi kèm.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hầu hết các vướng mắc trong công tác GPMB đều xuất phát từ giá bồi thường, hỗ trợ, đặc biệt là giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2003 quy định giá đất được ban hành hằng năm, trên thực tế nhiều dự án không thể hoàn thành việc bồi thường, GPMB trong một năm đã gây khó khăn cho tổ chức làm công tác bồi thường và chủ đầu tư đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các trường hợp bị thu hồi đất cho cùng một dự án. Nguyên tắc xác định giá đất “sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường” của Luật Đất đai dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất không nhận tiền khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, luôn đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa thuận trả giá cao hơn giá bồi thường, hỗ trợ mà TP đã quy định. Một số doanh nghiệp tư nhân để nhanh chóng GPMB đã tự hỗ trợ thêm cao hơn mức quy định của TP dẫn đến phá vỡ mặt bằng bồi thường của địa phương, gây thắc mắc, khiếu kiện, khó khăn cho dự án khác, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ngân sách, dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Cơ chế chính sách sau GPMB và đào tạo chuyển nghề dù đã được quy định nhưng chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, thực hiện chưa đồng bộ, thiếu tính khả
88
thi, chưa đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về giải quyết việc làm cho người lao động, ngoài hỗ trợ đào tạo chuyển nghề trả trực tiếp bằng tiền, việc giải quyết việc làm phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận lao động của từng dự án cụ thể. Những dự án sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động phổ thông, thu hút được nhiều lao động tại chỗ của địa phương, thì công tác bồi thường, GPMB thuận lợi hơn. Những dự án công nghệ cao, sử dụng ít lao động hoặc sử dụng lao động có chuyên môn cao nhưng lại có quy mô sử dụng đất lớn, thực sự khó khăn và lung túng trong việc tạo việc làm mới cho người có đất bị thu hồi.
Chính sách tạo việc làm cho người lao động có đất thu hồi theo quy định hiện hành (chủ yếu hỗ trợ đào tạo chuyển nghề bằng tiền chi trả trực tiếp cho lao động hoặc thông qua các trường đào tạo) chỉ là giải pháp tình thế cho các trường hợp có khả năng đào tạo nghề mới, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là đảm bảo cho đại đa số người nông dân bị thu hồi đất tiếp tục có việc làm để ổn định đời sống, gây tâm lý lo ngại cho người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
*Về phía cơ quan quản lý Nhà nước các cấp:
- Chưa tranh thủ được sự ủng hộ, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa chủ động và chưa quan tâm đúng mức tới công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn để có biện pháp huy động hệ thống chính trị tại địa phương tham gia ngay từ đầu; chỉ tới khi xảy ra khiếu kiện mới tham gia nên hiệu quả kém. Không ít cấp ủy đảng coi công tác này không phải trách nhiệm của mình mà là của chính quyền.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai, nhất là chính sách bồi thường, GPMB, TĐC chưa thường xuyên, chưa thực sự đến được với người dân có đất bị thu hồi. Vì vậy hiểu biết của người dân về chính sách bồi thường, về dự án đầu tư không đầy đủ, chỉ thấy quyền lợi mà không thấy trách nhiệm của người sử dụng đất, từ đó dễ bị các phần tử xấu lôi kéo, kích động, gây cản trở cho công tác bồi thường.
- Cải cách hành chính chưa mạnh, sự phối kết hợp giữa tổ chức làm công tác bồi thường, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan còn thiếu chặt chẽ, làm cho người có đất bị thu hồi hoài nghi, thắc mắc, khiếu kiện, giảm uy tín của chính quyền.
89
- Do chưa có giải pháp chuyển nghề hữu hiệu cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi, nên các hộ nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi hiện nay chủ yếu nhận hỗ trợ chuyển nghề lao động nông nghiệp bằng tiền, nhưng thực chất không sử dụng khoản tiền này vào việc học tập rại các cơ sở đào tạo chuyển nghề, dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều tại các địa bàn có nhiều đất nông nghiệp bị thu hồi, ảnh hưởng đến việc bồi thường, GPMB các dự án được thực hiện sau.
*Về phía người có đất bị thu hồi: Người dân gặp rất nhiều khó khăn khi bị thu
hồi đất, kể cả khi bị thu hồi đất nông nghiệp hay đất ở. Việc thu hồi đất làm giảm hoặc mất tư liệu sản xuất gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, nề nếp sinh hoạt, thói quen cuộc sống của các hộ gia đình khu vực nông thôn, vì vậy họ luôn có nguyện vọng được bồi thường, hỗ trợ với giá càng cao càng tốt. Điều này dẫn đến rất nhiều kiến nghị, khiếu nại về đơn giá bồi thường, hỗ trợ, mặc dù nhiều trường hợp không phải do lỗi của tổ chức kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng của Dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tân Tạo mở đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng
3.2.1. Về cơ chế chính sách
Vướng mắc lớn nhất trong việc thu hồi đất, GPMB hiện nay là chưa có khung chính sách đồng bộ để đảm bảo lợi ích chính đáng cho người dân có đất bị thu hồi. Khung chính sách đồng bộ được đề xuất ở đây gồm:
*Chính sách bồi thường thiệt hại:
Hiện nay chính sách BTHT&TĐC còn mang nặng tính hành chính, ép buộc, thậm chí cưỡng chế mà chưa dựa trên cơ chế thỏa thuận và bảo vệ quyền lợi cho người nông dân. Điều này thể hiện ở chỗ giá đất thu hồi không sát với giá thị trường, thực tế đã chứng minh rằng nhiều khu đất bị thu hồi khi bồi thường cho dân, chính quyền địa phương đã chấp nhận mức giá bồi thường rất thấp, khi trở thành đất dự án thì giá của chính mảnh đất đó đã có giá trị cao gấp hàng chục, hàng trăm lần mức giá bồi thường cho dân. Chính vì vậy, những tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến hoạt động bồi thường đã xảy ra ở rất nhiều tỉnh, TP. Liên quan đến vấn đề này, đề tài đưa ra một số giải pháp sau:
- Tạo điều kiện để người dân được góp vốn vào các dự án bằng giá trị đất bị thu hồi hoặc xây dựng mức bồi thường cho người dân phải tính đến giá chi phí cơ hội
90
đối với mảnh đất của họ. Như vậy chắc chắn sẽ phát huy được tính công bằng trong việc định giá đất thu hồi của dân;
- Nâng cao tính minh bạch, công khai trong công tác bồi thường, không thực hiện phương thức ép giá đối với đất bị thu hồi mà phải xác lập giá trên;
- Thực hiện nguyên tắc thỏa thuận giữa dân và các cơ quan thực thi của Nhà nước, của doanh nghiệp nhận đất;
- Nâng cao năng lực thực hiện BTHT&TĐC của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm, tính minh bạch và công tâm, sự tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật của cán bộ thực thi việc kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ.
*Chính sách tái định cư:
Chính sách tái định cư là một trong những chính sách an toàn xã hội quan trọng được mọi quốc gia trên thế giới đặt lên hàng đầu khi thực hiện các dự án phát triển. Tuy nhiên, chính sách an toàn trong hoạt động TĐC ở nước ta chưa được quan tâm đầy đủ. Việc bồi thường cho dân bằng những khu TĐC cũng còn nhiều bất cập, không đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho dân sinh sống, thậm chí nhiều dự án chưa làm xong khu TĐC đã thu hồi đất của dân; thêm vào đó, tính công khai minh bạch trong công tác bồi thường chưa được bảo đảm ở một số địa phương. Liên quan đến hoạt động TĐC cho người dân có đất bị thu hồi, đề tài xin có giải pháp như sau:
- Nhà nước cần có cơ chế kiểm tra chặt chẽ, định kỳ việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện sinh sống bình thường cho người dân trong khu TĐC theo hướng:
+ Các khu TĐC phải được thiết kế đảm bảo về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội như: giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện, chợ…
+ Cần thực hiện nguyên tắc chừng nào các khu TĐC không đảm bảo các điều kiện trên thì chưa được thực hiện việc di dời, GPMB;
+ Các cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu các khu TĐC theo đúng thiết kế.
91 *Chính sách tạo việc làm: