Hầu hết các vướng mắc trong công tác GPMB đều xuất phát từ giá bồi thường, hỗ trợ, đặc biệt là giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2003 quy định giá đất được ban hành hằng năm, trên thực tế nhiều dự án không thể hoàn thành việc bồi thường, GPMB trong một năm đã gây khó khăn cho tổ chức làm công tác bồi thường và chủ đầu tư đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các trường hợp bị thu hồi đất cho cùng một dự án. Nguyên tắc xác định giá đất “sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường” của Luật Đất đai dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất không nhận tiền khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, luôn đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa thuận trả giá cao hơn giá bồi thường, hỗ trợ mà TP đã quy định. Một số doanh nghiệp tư nhân để nhanh chóng GPMB đã tự hỗ trợ thêm cao hơn mức quy định của TP dẫn đến phá vỡ mặt bằng bồi thường của địa phương, gây thắc mắc, khiếu kiện, khó khăn cho dự án khác, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ngân sách, dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Cơ chế chính sách sau GPMB và đào tạo chuyển nghề dù đã được quy định nhưng chưa theo kịp với tình hình thực tiễn, thực hiện chưa đồng bộ, thiếu tính khả
88
thi, chưa đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về giải quyết việc làm cho người lao động, ngoài hỗ trợ đào tạo chuyển nghề trả trực tiếp bằng tiền, việc giải quyết việc làm phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận lao động của từng dự án cụ thể. Những dự án sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động phổ thông, thu hút được nhiều lao động tại chỗ của địa phương, thì công tác bồi thường, GPMB thuận lợi hơn. Những dự án công nghệ cao, sử dụng ít lao động hoặc sử dụng lao động có chuyên môn cao nhưng lại có quy mô sử dụng đất lớn, thực sự khó khăn và lung túng trong việc tạo việc làm mới cho người có đất bị thu hồi.
Chính sách tạo việc làm cho người lao động có đất thu hồi theo quy định hiện hành (chủ yếu hỗ trợ đào tạo chuyển nghề bằng tiền chi trả trực tiếp cho lao động hoặc thông qua các trường đào tạo) chỉ là giải pháp tình thế cho các trường hợp có khả năng đào tạo nghề mới, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là đảm bảo cho đại đa số người nông dân bị thu hồi đất tiếp tục có việc làm để ổn định đời sống, gây tâm lý lo ngại cho người nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.
*Về phía cơ quan quản lý Nhà nước các cấp:
- Chưa tranh thủ được sự ủng hộ, lãnh đạo của cấp ủy Đảng, của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa chủ động và chưa quan tâm đúng mức tới công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn để có biện pháp huy động hệ thống chính trị tại địa phương tham gia ngay từ đầu; chỉ tới khi xảy ra khiếu kiện mới tham gia nên hiệu quả kém. Không ít cấp ủy đảng coi công tác này không phải trách nhiệm của mình mà là của chính quyền.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai, nhất là chính sách bồi thường, GPMB, TĐC chưa thường xuyên, chưa thực sự đến được với người dân có đất bị thu hồi. Vì vậy hiểu biết của người dân về chính sách bồi thường, về dự án đầu tư không đầy đủ, chỉ thấy quyền lợi mà không thấy trách nhiệm của người sử dụng đất, từ đó dễ bị các phần tử xấu lôi kéo, kích động, gây cản trở cho công tác bồi thường.
- Cải cách hành chính chưa mạnh, sự phối kết hợp giữa tổ chức làm công tác bồi thường, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và các cơ quan liên quan còn thiếu chặt chẽ, làm cho người có đất bị thu hồi hoài nghi, thắc mắc, khiếu kiện, giảm uy tín của chính quyền.
89
- Do chưa có giải pháp chuyển nghề hữu hiệu cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi, nên các hộ nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi hiện nay chủ yếu nhận hỗ trợ chuyển nghề lao động nông nghiệp bằng tiền, nhưng thực chất không sử dụng khoản tiền này vào việc học tập rại các cơ sở đào tạo chuyển nghề, dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều tại các địa bàn có nhiều đất nông nghiệp bị thu hồi, ảnh hưởng đến việc bồi thường, GPMB các dự án được thực hiện sau.
*Về phía người có đất bị thu hồi: Người dân gặp rất nhiều khó khăn khi bị thu
hồi đất, kể cả khi bị thu hồi đất nông nghiệp hay đất ở. Việc thu hồi đất làm giảm hoặc mất tư liệu sản xuất gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, nề nếp sinh hoạt, thói quen cuộc sống của các hộ gia đình khu vực nông thôn, vì vậy họ luôn có nguyện vọng được bồi thường, hỗ trợ với giá càng cao càng tốt. Điều này dẫn đến rất nhiều kiến nghị, khiếu nại về đơn giá bồi thường, hỗ trợ, mặc dù nhiều trường hợp không phải do lỗi của tổ chức kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ.