5. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Sinh kế bền vững
Sinh kếđược coi là bền vững khi: người dân có thể tự phục hồi được sau khi xảy ra các cú sốc; không phụ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài (hoặc nếu có, thì những hỗ trợ này phải có tính bền vững kinh tế và thể chế); duy trì năng suất dài hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên; không làm xói mòn phương thức sinh kế của người khác, hoặc không làm tổn thương đến lựa chọn sinh kế của người khác.
Phương thức khác của việc khái niệm hóa các mặt của bền vững là phân biệt giữa những ảnh hưởng môi trường, kinh tế, xã hội và thể chế, cụ thể như sau:
- Bền vững môi trường đạt được khi năng suất của nguồn tài nguyên tự nhiên phục vụ cuộc sống con người được ổn định hoặc được tăng cao đểđảm bảo cho việc sử dụng của các thế hệ tương lai nữa.
- Bền vững kinh tếđạt được khi mức độ tiêu dùng được duy trì ở một cấp độ nào đó (trong trường hợp sinh kế của người nghèo, thì bền vững về kinh tếđạt được khi người đó sống và duy trì được ở trên ngưỡng nghèo).
- Bền vững về mặt xã hội đạt được khi sự khác biệt xã hội được tối giản hóa, còn công bằng xã hội thì được tối đa hóa.
- Bền vững về mặt thể chếđạt được khi cơ cấu và quy trình hiện hành có đủ năng lực để tiếp tục đảm nhiệm chức năng trong thời gian dài (Nguồn: IRP, UNDP, 2010).
DFID cũng đưa ra một khung lý thuyết sinh kế bền vững (Hình 1.1), trong đó đặt con người (đặc biệt là người nghèo ở nông thôn) vào vị trí trung tâm của khung. Gần nhất với con người ở trung tâm của khung là các tài nguyên và nguồn vốn sinh kế mà họ tiếp cận và sử dụng. Việc mở rộng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn của con người bị ảnh hưởng mạnh bởi bối cảnh của tính dễ bị tổn thương, như xu hướng (kinh tế, chính trị, công nghệ), các cú sốc (ví dụ; tài biến thiên nhiên, tranh chấp) và tính thời vụ (giá cả, sản xuất, cơ hội công việc). Việc tiếp cận này cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường chính trị, thể chế, xã hội ưu thế bởi chúng đều có ảnh
25
hưởng đến cách thức con người kết hợp và sử dụng nguồn vốn để đạt được mục đích sinh kế của họ (được gọi là chiến lược sinh kế).
Hình 1.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) (DFID 1999)
Từ khung phương pháp nói trên, ta có thể thấy rằng chiến lược sinh kế của hộ gia đình đặc biệt quan trọng, giúp cho hộ có thểổn định sinh kế nhờ vào việc sử dụng tốt các nguồn vốn trong hoàn cảnh có những thay đổi về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội.
Trong khung lý thuyết của DFID có nhắc đến “các nguồn vốn”, hàm chỉ con người muốn đảm bảo sinh kế bền vững cho mình thì phải dựa vào 5 loại hình tài sản vốn sau: Vốn con người (human capital), vốn tài chính (financial capital), vốn vật chất (physical capital), vốn xã hội (social capital), vốn tự nhiên (natural capital). Các nguồn vốn được cụ thể hóa như bảng dưới đây:
26
Bảng 1.4. Các nguồn vốn đảm bảo sinh kế bền vững Vốn con người Kỹ năng, kiến thức, sức khỏe và khả năng làm việc
Vốn xã hội
Tình làng nghĩa xóm, các phong tục truyền thống, các tổ chức đoàn thể, cơ hội tham gia vào các cơ quan tổ chức ở địa phương
Vốn tự nhiên Đất đai, nước, rừng và các loài sinh vật khác
Vốn vật chất
Cơ sở hạ tầng cơ bản như đường sá, hệ thống nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh, trường học, trạm xá, hàng hóa sản xuất bao gồm công cụ, trang thiết bị và gia súc gia cầm
Vốn tài chính Tiền tiết kiệm, thu nhập từ làm việc, buôn bán và tiền gửi ngân
hàng.
(Nguồn: UNDP, IRP, 2010)
Mọi nguồn vốn đều là tài sản quý giá giúp cho cá nhân hoặc hộ gia đình có thể sớm phục hồi, ổn định sinh kế sau khi có những biến cố về xã hội, kinh tế và chính trị xảy đến với gia đình.
1.4. Tổng quan những công trình nghiên cứu về tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế người dân ở nước ta
Nghiên cứu “Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam: Trường hợp một làng ven đô Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Sửu thực hiện năm 2007 đã cho thấy tác động to lớn của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân ở làng Phú Điền, một làng ven đô của thành phố Hà Nội. Một mặt, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa và đô thị hóa đã đem lại cho người nông dân Phú Điền một khoản tiền giá trị lớn hơn rất nhiều so với thu nhập hàng năm của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Quá trình này cũng đã chuyển đổi hình thức sinh kế truyền thống của người dân địa phương từ sản xuất nông nghiệp sang những nguồn sinh kếđa dạng khác, trong đó cho thuê nhà trọ và buôn bán nhỏ đóng một vai trò quan trọng. Giá trị quyền sử dụng đất ở trong khu vực gia tăng nhanh chóng khiến cho những người nông dân Phú Điền ở thời điểm hiện tại thay đổi hẳn cuộc sống của mình bởi sự gia tăng tiềm lực tài chính của gia đình. Nhưng mặt khác, người nông dân Phú Điền cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, như nhiều người nông dân sau khi mất đất đã không tìm được việc làm mới,
27
cũng không còn đất để sản xuất nông nghiệp. Các tệ nạn xã hội, mất trật tự an ninh ở làng ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp.
Trong một nghiên cứu khác của Huỳnh Văn Chương và Ngô Hữu Hoạnh về “Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An , tỉnh Quảng Nam” cũng khẳng định rằng việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi nguồn tài nguyên tạo sinh kế thực sự là một cú sốc lớn gây xáo trộn cuộc sống của người nông dân. Các nguồn tài nguyên tạo sinh kế có sự luân chuyển cho nhau, qua điều tra và phân tích chỉ ra rằng, tài sản đất đai của người nông dân chuyển thành vốn tài chính và vốn vật chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo sinh kế. Nghiên cứu cho thấy nhiều hộ dân tuy có thu nhập cao hơn (60,71% hộ gia đình điều tra) sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hoá nhưng người dân không yên tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cần có những giải pháp cụ thể hơn về tạo việc làm, tư vấn sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ đền bù, tái định cư từ phía Nhà nước để người dân bị thu hồi đất có sinh kế bền vững sau thu hồi đất.
Nghiên cứu “Sinh kế người của người nông dân sau khi bị thu hồi đất tại phường Thủy Dương, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế”của Nguyễn Quang Thục và Nguyễn Xuân Khoát đã dựa vào phương pháp tiệp cận sinh kế để đánh giá sự chuyển đổi về lao động, việc làm và thu nhập của các hộ gia đình bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu tại Thủy Dương cho thấy, nguồn thu nhập của các hộ gia đình đã thay đổi một cách mạnh mẽ và đa dạng. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình, trong khi thu nhập từ nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm tăng thêm sự khác biệt về mặt xã hội trong quá trình thích ứng và tìm kiếm chiến lược sinh kế. Một số lao động chủ yếu là người nghèo và những người trên 40 tuổi đang đối mặt với nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm bởi vì thiếu kỹ năng, lý do sức khỏe, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Chính quyền địa phương cần tập trung đầu tư phát triển các ngành
28
nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụđể tạo nhiều việc làm tại chỗ phù hợp với mọi lứa tuổi; hoặc liên doanh liên kết với các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn để thực hiện các khâu gia công, các công việc cần thiết trong quá trình hoàn thiện sản phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao thu nhập cho người lao động.
Như vậy, sau khi tổng quan các nghiên cứu trên, ta thấy các nghiên cứu đều tập trung phân tích sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp và cách hành động của họ sau khi bị tác động trên. Tác giảđã đưa ra sơđồ (Hình 1.2) người nông dân (hộ gia đình) bị mất đất nông nghiệp dựa trên khung sinh kế bền vững của DFID:
H
N F Chiến lược
P S
H= Vốn con người N= Vốn tự nhiên S= Vốn xã hội F= Vốn tài chính P= Vốn vật chất
Hình 1.2. Sơ đồ quá trình chuyển đổi sinh kế của người nông dân do bị thu hồi đất
Trong những năm gần đây, việc thu hồi đất nông nghiệp của người nông để xây dựng các KCN diễn ra ngày càng nhiều ở các tỉnh trong cả nước. Nếu như người nông dân có các nguồn vốn tốt cộng với một chiến lược sinh kế hợp lý thì
Vốn sinh kế Sinh kế người nông dân Các kết quả SK (theo hướng tích cực) - Cuộc sống ổn định nhanh chóng - Thu nhập nhiều hơn
- An ninh lương thực được đảm bảo - Có việc làm tốt (kinh doanh, buôn bán, công nhân…) - Cơ sở vật chất cơđầy đủ - Cơ sở hạ tầng được đầu tư sủa chữa và xây dựng mới - Tệ nạn xã hội giảm, an ninh xã hội được bảo đảm. Các kết quả SK
(theo hướng tiêu cực)
- Cuộc sống bấp bếnh - Thu nhập không ổn định
- Việc làm không ổn dịnh, mag tinh thời vụ (làm thuê, thợ xây, phụ hồ…) - Cơ sở vật chất không đầy đủ, - Cơ sở hạ tầng xuống cấp, không được sửa chữa - Tệ nạn xã hội gia tăng, an ninh xã hội phức tạp Các chính sách, pháp luật của Nhà nước (như thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ…) Bối cảnh gây tổn thương: - Các cú sốc( mất đất, mất việc làm…) - Các xu hướng ( Công nghiệp hóa, đô thị hòa…)
29
việc mất đất cho các KCN trở thành cơ hội cho họ có được việc làm (kinh doanh, buôn bán, công nhân...) tốt với mức thu nhập cao, nhanh chóng ổn định cuộc sống, đảm bảo sinh kế bền vững. Ngược lại thì họ sẽ gặp khó khăn trong tìm việc, việc làm mang tính thời vụ (làm thuê, thợ xây, phụ hồ...), thu nhập không ổn định, cuộc sống bấp bênh. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo sinh kế bền vững cho người nông dân là điều được Nhà nước, các cấp chính quyền và người dân đặc biệt quan tâm và tìm hướng giải quyết.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP HANAKA,
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH 2.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Từ Sơn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18km về phía Đông Bắc. Tọa độ địa lý của thị xã nằm trong khoảng:
- Từ 21005’50” đến 21010’05” vĩ bắc. - Từ 105056’00” đến 106000’00” kinh đông.
Xét về mặt địa giới hành chính, thì thị xã có giáp ranh như sau: - Phía bắc giáp huyện Yên Phong.
- Phía nam giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Phía đông: giáp huyện Tiên Du.
- Phía tây: giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Từ Sơn có diện tích tự nhiên 6.133,23ha, với tổng dân số là 156.059 người, mật độ dân sốđạt 2.544 người/km2 năm 2012 (Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn).
Thị xã Từ Sơn có 12 đơn vị hành chính bao gồm: 7 phường (Đông Ngàn, Đình Bảng, Châu Khê, Tân Hồng, Đồng Nguyên, Trang Hạ, Đồng Kỵ) và 5 xã (Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang).
Thị xã Từ Sơn nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi, cách không xa các đô thị lớn, đặc biệt là khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, khí hậu, thuỷ văn khá thuận lợi, tạo điều kiện cho việc phát triển Từ Sơn trên nhiều phương diện về kinh tế - xã hội.
Từ Sơn là một thị xã đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Nơi đây có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: Đền Đô, Đền Bính Hạ, Đềm Đầm, Chùa Tiêu, Chùa Ứng Tâm,... Từ Sơn còn là thị
31
xã có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: nghề sơn mài Đình Bảng, mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương Giang,…
2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn Điều kiện khí hậu
Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa canh, đa dạng. Thuộc kiểu khí hậu chung của tỉnh Bắc Ninh, Từ Sơn có hai mùa chính trong năm: mùa lạnh - khô bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,80C - 23,40C; Mùa nóng - mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,50C - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.
Độẩm không khí trung bình năm của khu vực đạt 84%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độẩm không khí thấp nhất 70% (tháng 12).
Điều kiện thủy văn
Nguồn nước mặt: Từ Sơn có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Ngũ Huyện Khê, ngòi Ba Xã và hàng trăm ha diện tích mặt nước ao hồ. Sông Ngũ Huyện Khê là nguồn nước mặt chủ yếu của thị xã Từ Sơn và là ranh giới với huyện Yên Phong. Đoạn sông Ngũ Huyện Khê chảy qua phía Nam thị xã từ phường Châu Khê qua phường Đồng Kỵ, xã Hương Mạc, xã Tam Sơn rồi chảy sang huyện Yên Phong, dài khoảng 10km. Sông Ngũ Huyện Khê nối liền sông Cầu, rất thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên, sông Ngũ Huyện Khê là con sông phải chịu tiếp nhận nước thải nhiều nhất từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ hiện có tạo điều kiện cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt cũng như cải tạo đất.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2- 5m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô.
32
2.1.1.3. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 toàn tỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 của thị xã cho thấy đất đai thị xã Từ Sơn bao gồm 8 loại đất chính, trong đó chủ yếu là đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng. Loại đất này phân bốở hầu hết các xã, phường trong thị xã, tập trung thành những cánh đồng lớn. Đất được hình thành ởđịa hình vàn, vàn thấp, trong điều kiện ngập nước, gley yếu đến trung bình. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, hàm lượng mùn và đạm khá, lân dễ tiêu nghèo.
Ngoài ra còn có các loại đất phù sa được bồi của hệ thống sông Ngũ Huyện Khê, đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng, đất phù sa có tầng loang