Một số giải pháp giúp ổn định sinh kế đối với người dân khi bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 87)

5. Cấu trúc luận văn

3.4. Một số giải pháp giúp ổn định sinh kế đối với người dân khi bị thu hồi đất

phục vụ xây dựng KCN

3.4.1. V chính sách bi thường, h tr

- Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai nói chung, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng còn thiếu đồng bộ, một số điểm còn mâu thuẫn, thiếu thống nhất. Các văn bản quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất không ổn định, thay đổi, bổ sung liên tục theo chiều hướng mức hỗ trợ ngày càng tăng. Vì vậy làm phát sinh khiếu nại đối với những dự án đang thực hiện

81

dở dang, người bị thu hồi đất đề nghị được điều chỉnh mức hỗ trợ theo quy định mới, gây khó khăn, phức tạp cho công tác GPMB. Do đó cần tập trung đầu tư, nghiên cứu, điều chỉnh chính sách pháp luật về đất đai đảm bảo tính khoa học, kế thừa, đồng bộ phù hợp với thực tiễn và phải giải quyết được căn bản các mối quan hệ vềđất đai.

- Công tác lập hồ sơ thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngay bước đầu phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý hiện hành.

- Nghiêm khắc xử lý những đơn vị, các nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ sơ, thiếu trách nhiệm trong việc điều tra, xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi.

- Áp dụng nhất quán cơ chế bồi thường, hỗ trợ trong cùng một đơn vị hành chính. Trên địa bàn thường xuyên có nhiều dự án được đầu tư triển khai nên nếu vận dụng không nhất quán sẽ phát sinh khiếu kiện, thắc mắc trong dân, gây lúng túng cho chủđầu tư và chính quyền các cấp.

- Không chỉ dừng lại ở việc giao đất dân cư dịch vụ hay hỗ trợ bằng tiền, việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có việc làm, nguồn thu nhập ổn định mới là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợđào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động trẻ.

3.4.2. V gii pháp n định sinh kế

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải được thực hiện sớm trước khi địa phương bị thu hồi đất.

- Đối với diện tích đất canh tác còn lại thì tiếp tục trồng lúa, bên cạnh đó để sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đất đai này thì nên kết hợp trồng cây vụđông hoặc có thể phát triển mô hình trồng rau sạch. Chính quyền địa phương cần kết hợp với các cơ quan nhà nước (trung tâm giống…) quan tâm đến việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi khác từ tự

82

nhiên. Địa phương cần quan tâm đến việc tu sửa hệ thống thuỷ lợi để phục vụ tốt nhất cho việc sản xuất nông nghiệp.

- Duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống (nghề mộc, nấu rượu) ở địa phương là giải pháp tích cực để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Các cấp chính quyền cần chỉ ra những những ngành nghề đang và sẽ có triển vọng ởđịa phương để các hộ có điều kiện lựa chọn. Các cấp chính quyền cần phối hợp với các trung tâm dạy nghề để truyền dạy nghề cho người lao động, quan tâm hỗ trợ về vốn (tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển ngành nghề) và kiến thức thông tin thị trường (đầu vào, đầu ra cho sản phẩm…).

- Phát triển mạnh TMDV: tận dụng nguồn lực tại chỗ, tiềm năng về vốn, lao động, vị trí địa lý để mở rộng và phát triển thương mại dịch vụ (buôn bán, cho thuê nhà trọ, …).

- Qua nghiên cứu cho thấy số lao động trẻ từ 15 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn 50,3% . Vì vậy, chính quyền địa phương nên kết hợp với các trung tâm dạy nghề và cơ quan nhà nước mở những lớp hướng nghiệp dạy nghề cho lao động địa phương, để cung cấp lao động cho các KCN và làng nghề. Các nghề chủ yếu cần đào tạo là may, mộc, cơ khí,… Những lao động không có độ tuổi trên 35 thì nên phát triển chăn nuôi, trồng cây cảnh, cho thuê nhà trọ, mở quán nước, quán ăn hoặc buôn bán nhỏ…

- Mời chuyên gia kinh tế về nói chuyện với nhân dân địa phương để họ hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức họ phải đối mặt sau khi họ bị thu hồi đất, đồng thời có những chuẩn bị và định hướng cho cuộc sống mới. Phân tích để hộ hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của tiền đền bù, tiền hỗ trợ học nghề, hậu quả khi họ sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích… để hộ có ý thức hơn trong việc lựa chọn sử dụng tiền đền bù cho phù hợp với điều kiện của mình.

- Tăng cường khuyến nông viên cấp cơ sở, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, tổ chức tuyên truyền tham quan mô hình kinh tế giỏi (VD: mô hình chăn nuôi…), tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm với nông dân vùng đã bị thu hồi đất trước đó để biết họ đã thành công với những mô hình sinh kế như thế nào, những mô hình nào còn gặp khó khăn và lý do của nó.

83

- Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì cũng cần quan tâm đến sức khoẻ con người, Cùng với đó là chính quyền địa phương cần phải bài trừ các tệ nạn xã hội trong địa bàn không để nó làm ảnh hưởng đến sinh kế của hộ dân.

- Gắn trách nhiệm của Doanh nghiệp trong KCN với hộ nông dân bằng cách Doanh nghiệp ưu tiên con em của hộ gia đình mất đất vào làm việc hoặc cho hộ dân đóng góp cổ phần trong doanh nghiệp đó thay việc đền bù toàn bộ bằng tiền. Như vây, hộ nông dân có thể được hưởng lợi tức lâu dài từ việc kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó có thểđảm bảo hơn cho cuộc sống của họ.

- Nhà nước cũng như chính quyền địa phương các chủ dự án cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hệ thống CSHT ở địa phương, đặc biệt là những hạng mục bị xuống cấp do ảnh hưởng của KCN như hệ thống thủy lợi, hệ thống chợ…

- Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tham gia các buổi họp, buổi trao đổi ý kiến trong thôn, xóm… Khuyến khích hộ dân tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội để nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng và kiến thức trong mọi lĩnh vực của đời sống.

3.4.3. Mt s gii pháp khác

- Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã được các cấp Chính quyền quan tâm hơn, tuy nhiên để thực hiện nguyên tắc này thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ để người dân nắm rõ được cơ chế chính sách, lợi ích của dự án cũng như quyền lợi của mình khi bị thu hồi đất.

- Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên trách công tác GPMB. Tạo đầy đủ cá điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ máy chuyên trách có khả năng nắm bắt được, tổng hợp được nhanh nhạy và kịp thời tình hình trên địa bàn, làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc và tham mưu cho lãnh đạo, chỉ đạo của thị xã và tỉnh.

- Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trường hợp sử dụng đất, xây dựng công trình không đúng quy hoạch, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

84

về quy hoạch, GPMB trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, qua các tổ chức đoàn thể… để nhân dân nắm vững được chính sách, chủ trương của Nhà nước. Tăng cường các cuộc đối thoại, chất vấn giữa lãnh đạo của các cấp, các ngành, cơ quan chuyên môn với người bị thu hồi đất để giải thích về chế độ, chính sách và ý kiến thắc mắc, kiến nghị của người dân.

- Xây dựng, triển khai các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề để thu hút lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động không có hoặc có ít khả năng chuyển đổi nghề nghiệp.

85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ Sơn là một thị xã nhỏ cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 13 km về phía Tây Nam và cách không xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, khí hậu, thủy văn khá thuận lợi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn giao lưu và nắm bắt được những thông tin kinh tế, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận công nghệ phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội của thị xã. Thị xã có tiềm năng đất đai cho phát triển đô thị, khu công nghiệp và dịch vụ.

KCN Hanaka có vai trò quan trọng trong việc đóng góp tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội cho thị xã Từ Sơn. Sau khi đi hoạt động đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân.

- Công tác thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ của Dự án xây dựng KCN Hanaka đã đạt được những kết quả tốt sau:

+ Về chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án cơ bản được thực hiện theo các quy định của Nhà nước cùng với các quy định UBND tỉnh Bắc Ninh quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

+ Về công tác tổ chức thực hiện: Công tác tổ chức thực hiện đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành góp gần đẩy nhanh tiến độ GPMB. Công tác dân vận cũng được các cấp, các ngành thực hiện tốt tránh bức xúc cho người bị thu hồi đất.

- Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu thấy rằng còn một số tồn tại về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án như sau:

+ Giá đất bồi thường còn thấp, chưa hợp lý, chênh lệch nhiều so với giá thị trường, so với lợi nhuận thu được từ thửa đất.

+ Tiến độ thực hiện công tác GPMB thường xuyên chậm hơn so với kế hoạch đặt ra do các công tác xác định nguồn gốc đất, nhân hộ khẩu, các đối tượng chính sách, điều tra hiện trạng,.. còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

86

đồng gây ảnh hưởng tới việc sản xuất nông nghiệp với diện tích đất canh tác còn lại. - Đối với sinh kế của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất thì đã có được kết quả tốt sau: Người dân có được một khoản tiền đền bù lớn để chuyển đổi việc làm, đầu tư sản xuất kinh doanh hay gửi tiết kiệm; Có điều kiện để tập trung phát triển các ngành nghề truyền thống (nghề mộc, nấu rượu) của địa phương; Có sự chuyển đổi việc làm khá linh hoạt, tham gia vào nhiều hoạt động sinh kế mới được hình thành.

- Bên cạnh đó, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ dự án xây dựng còn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân; Diện tích đất nông nghiêp bị thu hẹp, nên đã chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa phương, lao động từ nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp; Lao động ở địa phương phải cạnh tranh với lao động trẻ, khỏe và có trình độ từ nơi khác đến, ảnh hưởng tới việc làm của các lao động trong KCN và ởđịa phương; Vấn đề ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng.

2. Kiến nghị

Thông qua các kết quả nghiên cứu ở trên, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị về công tác thu hồi đất, bồi thường và đặc biệt là về giải pháp ổn định sinh kế cho người dân: Triển khai các giải pháp về sinh kế cho người dân, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm kiếm kế mưu sinh của người dân; Có chính sách tạo nguồn vốn cho hộ nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp để họ có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp; Chính quyền địa phương cần tư vấn, lựa chọn các mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình; Tăng tính dân cho người dân bằng cách cho họ tham gia đóng góp ý kiến từ khi có kế hoạch triển khai dự án./.

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 145/TT-BTC ngày 4/01/1998, hướng dẫn thi hành nghịđịnh số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ.

2. Chính phủ (1959), Nghị định số 151-TTg ngày 14/4/1959 của Chính Phủ quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất.

3. Chính phủ (1994), Ngh định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất.

4. Chính phủ (1994), Nghịđịnh số 90/CP ngày 17/9/1994 ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

5. Chính phủ (1998), Ngh định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

6. Chính phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

7. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

8. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất đai.

9. Chính phủ (2007), Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

10. Chính phủ (2009), Nghịđịnh số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

11. Huỳnh Văn Chương và Ngô Hữu Hoạnh (2010), “Ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến sinh kế người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An , tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí khoa học đất số 35 – 2010.

88 12. Quốc hội nước VNDCCH (1953), Luật cải cách ruộng đất năm (1953). 13. Quốc hội nước CHXHCNVN (1988), Luật Đất đai (1988), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Quốc hội nước CHXHCNVN (1993), Luật Đất đai năm (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Quốc hội nước CHXHCNVN( 1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm (1998, 2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Luật Đất đai (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013), Luật Đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)