Nguồn vốn xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 78)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.5.Nguồn vốn xã hội

Trong các nguồn vốn thì nguồn vốn xã hội thường ít được các nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng trên thực tế, nó lại là nguồn vốn khá quan trọng đối với các hộ gia đình. Nghiên cứu nguồn lực xã hội để biết mối quan hệ của hộ với cộng đồng như thế nào. Việc tham gia vào các tổ chức xã hội tại địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy của hộ đối với các tổ chức đó cũng như với chính quyền. Đồng thời nó cũng thể hiện mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, chia sẻ giữa con người với con người trong cộng đồng.

72

Bảng 3.8. Tổng hợp các mối quan hệ của các hộ gia đình được điều tra sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu điều tra Không đổi (%) Thay đổi (%)

Tốt hơn (%) Xấu đi (%)

Quan hệ các thành viên trong hộ 80 18 2

Quan hệ hàng xóm, láng giềng 82 13 5

Quan hệ họ hàng 87 10 3

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

Ở khu vực nghiên cứu, qua điều tra cho thấy tỷ lệ các mối quan hệ của các hộ gia đình sau thu hồi đất phần lớn là không đổi, đạt tỷ lệ trên 80% số hộđược hỏi. Trong đó 18% hộ gia đình cho rằng quan hệ giữa các thành viên hộ gia đình trở nên tốt hơn (cơ sở vật chất đầy đủ hơn, mức sống cửa gia đình được nâng cao, các thành viên trong hộ gia đình có điều kiện quan tâm tới nhau hơn); 13% hộ gia đình thì cho rằng quan hệ hàng xóm, láng giềng tốt hơn so với trước; 10% cho rằng quan hệ họ hàng tốt hơn. Có sự thay đổi này là do kinh tế của các hộ gia đình được nâng cao hơn, các hộ gia đình thường xuyên cùng nhau tham gia các tổ chức, đoàn thể tại địa phương để gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ trong việc chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới…

Số hộđược hỏi cho thấy các mối quan hệ này xấu đi chiếm tỷ lệ nhỏ (từ 2 - 5%). Đây đa số là những hộ gia đình do nguồn thu nhập và việc làm không ổn định, hay là các hộ cạnh tranh nhau trong cùng một nghề, dịch vụ hay buôn bán (cho thuê nhà trọ, làm mộc, quán ăn sáng,...).

Tại khu vực nghiên cứu, Hội nông dân là tổ chức hoạt động có hiệu quả đối với các hộ gia đình trong việc xác định xác nguồn gốc, diện tích các thửa đất phục vụ cho công tác thu hồi đất, đảm bảo cho hộ gia đình được bồi thường, hỗ trợđúng và chính xác. Tuy nhiên, sau khi thu hồi đât, số hộ tham gia vào hội nông dân giảm do nhiều hộ không còn đất sản xuất nông nghiệp hoặc còn rất ít. Sau quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho KCN. Các hội như hội phụ nữ, hội đồng niên, hội cựu chiến binh…không có sự thay đổi về số lượng các hộ tham tham gia. Thông qua các hội này hộ thu được những kiến thức cần thiết, những kinh

73

nghiệm sản xuất, kiến thức thị trường… Như hội phụ nữ có chương trình cho chị em vay vốn để phát triển sản xuất.

Việc tham gia họp bàn, trao đổi ý kiến tại địa phương cũng diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, số hộ có thể tham gia không nhiều vì không có thời gian do họ bận đi làm (đây thường là những hộ trẻ tuổi). Các thông tin về phát triển kinh tế xã hội thường được địa phương truyền tải vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn trên đài phát thanh của xã để các hộ có điều kiện tiếp nhận.

Qua nghiên cứu và tìm hiều thì ở tại địa phương vẫn có hạn chế ở một số lĩnh vực khác như chưa có chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ tư vấn việc làm cho ngưòi dân mất đất. Bên cạnh đó vấn đề tệ nạn xã hội: cờ bạc, trộm cắp,… vẫn xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 78)