Sự thay đổi các loại hình sinh kế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 80)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Sự thay đổi các loại hình sinh kế

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo việc làm theo xu hướng gia tăng lao động ngành dịch vụ, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp. Trước thời điểm thu hồi đất của dự án này, hoạt động sinh kế chính của người dân phường Đồng Nguyên và Trang Hạ là sản xuất nông nghiệp và buôn bán. Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, do nguồn vốn của người dân có sự chuyển dịch mạnh mẽ, thể hiện đặc biệt ở nguồn vốn đất đai bị suy giảm, dẫn đến việc xu thế thay đổi phương thức sinh kế một cách mạnh mẽở khu vực này.

Bảng 3.9. Các loại sinh kế trước và sau thu hồi đất

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất

Tên sinh kế % tổng số hộ % tổng thu nhập % tổng số hộ % tổng thu nhập 1. Trồng trọt 70 37 30 12 2. Chăn nuôi 60 32 25 9 3. Buôn bán, dịch vụ 30 9 51 23

74

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất

Tên sinh kế % tổng số hộ % tổng thu nhập % tổng số hộ % tổng thu nhập 4. Ngành nghề 6 3 12 5 5. Làm cơ quan HCSN,DN và KCN 16 12 54 18 6. Làm thuê 15 4 50 33 Tổng 100% 100%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

Như vậy, sau quá trình thu hồi đất để xây dựng KCN Hanaka, bên cạnh một số hộ gia đình vẫn còn duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp và coi đó là nguồn thu nhập chính của gia đình (tỷ lệ 8% tổng số gia đình được hỏi), thì nhiều hộ gia đình cũng đã lựa chọn các phương thức sinh kế mới:

Đổi mi hot động trng trt

Hoạt động trồng trọt của các hộ chủ yếu là trồng lúa và rau, đối với các thửa đất còn lại có diện tích lớn, tập trung, hệ thống mương máng, bờ vùng còn hoạt động tốt… thì các hộ nông dân vẫn trồng lúa để đảm bảo an toàn lương thực. Đối với các thửa đất có diện tích nhỏ, manh mún thì một số hộ có nhu cầu sử dụng đã tập trung lại thành các thửa lớn bằng cách thuê, mượn hay đấu thầu lại từ các chủ sử dụng đất không có nhu cầu sử dựng. Các hộ chuyển sang trồng rau và hoa màu để có việc làm và kiếm thêm thu nhập từ việc trồng rau bán cho KCN và người tiêu dùng ởđịa phương.

Hot động tiu th công nghip

Ở địa phương hoạt động ngành nghề ít. Hiện nay chỉ còn một số ngành phát triển như mộc dân dụng, nấu rượu, làm đậu. Số lượng các hộ tham gia vào các hoạt động ngành nghề này cũng không nhiều. Sau khi bị thu hồi đất, một số người lao động đã xin vào làm ở các xưởng mộc quy mô lớn với mức thu nhập trung bình và ổn định (khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng) nhưng không phải người lao động nào cũng làm được.

75

Hot động thương mi dch v

Hoạt động dịch vụ của hộ tập trung vào các loại hình buôn bán nhỏ (hàng tạp hóa, đồ gia dụng, hàng khô…) và bán hàng quán (quán ăn, quan cơm…) do nhu cầu phát triển và nâng cao đời sống của người dân. Hoạt động cho thuê nhà trọ và nhà nghỉ (cho công nhân của KCN, cho sinh viên vì ở đây có trường Đại học Thể dục Thể thao) hiện nay mới bắt đầu phát triển. Tuy vậy những hoạt động này lại có đóng góp không nhỏ vào thu nhập của hộ. Khi không còn đất để canh tác (tức là hộ dân mất đi nguồn thu từ trồng trọt) thì hoạt động dịch vụ (buôn bán, cho thuê nhà trọ và nhà nghỉ) lại là nguồn thu góp phần đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân mất đất và kể cả những hộ dân không mất đất.

Hot động làm thuê

Sau khi bị thu hồi đất, rất nhiều lao động đã lựa chọn phương thức sinh kế là đi làm thuê. Nếu như trước đây, khi họ còn làm nông nghiệp, thì đây chỉ là nghề phụ mà lao động của hộ làm vào mùa nông nhàn, rảnh rỗi, nhưng nay nó trở thành nghề chính của họ. Hoạt động làm thuê khá đa dạng như: phu hồ, thợ xây, thợđiện nước…với mức thu nhập bình quân 3 - 5 triệu/tháng/lao động. Số lao động làm thuê tăng nhanh trong 5 năm qua. Tuy nhiên, đây là những việc làm mang tính chất thời vụ, tạm thời của người lao động không ổn định thấp và mức thu nhập thấp.

Ở khu vực nghiên cứu, cũng có nhiều lao động tìm được việc làm trong các doanh nghiệp tư nhân hay trong cơ quan hành chính sự nghiệp với mức thu nhập ổn định nhưng số lượng lao động xin được việc làm trong đây là rất ít. Cũng có một số lượng lao động tìm được việc làm trong các khu KCN với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu/tháng và coi đây là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình

Từ việc nghiên cứu sinh kế của người dân sau thu hồi đất ta thấy mặc dù mất đi tài sản sinh kế lớn là đất đai nhưng có nhiều hộ đã thích nghi với cuộc sống mới. Có hộ đã tận dụng vị trí thuận lợi gần KCN, trường Đại học để phát triển việc buôn bán, cho thuê nhà trọ và phát triển các dịch vụ khác. Đây là một sinh kế bền vững. Đồng thời việc các hộ làm ở cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, KCN hay phát triển ngành nghề truyền thống (làm mộc, nấu rượu) của địa phương cũng là sinh kế bền vững. Ngược lại, việc đi làm thuê không thể đảm bảo một sinh

76

kế bền vững lâu dài trong tương lai. Công việc làm thuê cần nhiều đến sức khoẻ trong khi lao động của các hộđã lớn tuổi. Đây là khó khăn của nhiều hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)