Nguồn vốn tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 67)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Nguồn vốn tự nhiên

Hai phường Đồng Nguyên và Trang Hạ thuộc thị xã Từ Sơn là khu vực mà người dân vẫn chủ yếu sản xuất nông nghiệp trước khi bị thu hồi đất. Do đó, việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân dể xây dựng dự án KCN Hanaka đã dẫn đến nhiều thay đổi, trước hết đến nguồn đất đai của người dân.

Đất đai là nguồn vốn tự nhiên quan trọng trước đây của người dân khu vực nghiên cứu. Đất đai là tư liệu sản xuất, là công cụđể thực hiện phương thức sinh kế, là cơ sở tạo nên nguồn lương thực quan trọng cho người nông dân.

Bảng 3.1. Diện tích đất đai bình quân của các nhóm hộ điều trong giai đoạn 2011 - 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2014 So sánh tăng/giảm giữa năm 2014 với

năm 2011

- Đất NN/hộ gia đình m2 1268,08 617.55 -51,3% - Đất NN/khẩu m2/khẩu 293,72 182.86 -37,74% - Đất NN/LĐNN m2/LĐ 514,13 247,26 -51,91%

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp ở khu vực nghiên cứu có nhiều thay đổi trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, chủ yếu do quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất KCN. Quá trình chuyển đổi này đã dẫn đến sự giảm mạnh các chỉ tiêu về diện tích bình quân đất nông nghiệp trên hộ, trên lao động nông nghiệp và trên khẩu trong giai đoạn này. Năm 2011, bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ gia đình là 1268,08m2, đến năm 2014 chỉ còn 617,55m2, giảm 51,3%. Tương tự, bình quân diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp cũng giảm từ 514,13m2/lao động xuống còn 247,26m2/lao động, giảm

61

51,91%; diện tích đất nông nghiệp/khẩu cũng giảm hẳn từ 293,72m2/khẩu năm 2011 xuống còn 182,86m2/khẩu năm 2014, giảm 37,74%. Từ đây có thể thấy nguồn tài sản sinh kếđặc biệt là đất đai của hộđã bị thu hẹp rất nhiều.

Việc đánh giá sự thiếu hụt đất sản xuất của các hộ gia đình được hỏi không giống nhau. Có đến 20% số hộ điều tra cho rằng hiện tại họ thiếu đất sản xuất, đây là những hộ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp để nuôi sống cả gia đình. Còn lại, 15% số hộ cho biết là diện tích đất còn lại cũng đủđể họ sản xuất. Đây phần lớn là những hộ sức khoẻ yếu không làm được nhiều hoặc đã có ngành nghề, việc làm phi nông nghiệp cho các thành viên trong gia đình. Có tới 65% số hộđiều tra cho là thừa đất sản xuất. Những hộ này thường cho họ hàng canh tác hoặc cho người khác thuê đất sản xuất. Đây là những hộ có công việc phi nông nghiệp với mức thu nhập cao hơn thu nhập bình quân có được từ sản xuất nông nghiệp. Vì thế, họ bỏ không làm nông nghiệp trên diện tích còn lại hoặc có làm cũng không đầu tư nhiều vào đó.

Như vậy, sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN thì nguồn vốn đất đai có sự dịch chuyển khá lớn. Việc sử dụng đất nông nghiệp của hộ còn nhiều lãng phí, mặc dù nguồn lực đất đai của hộ bị thu hẹp nhưng hộ không tận dụng diện tích đất còn lại để thâm canh tăng vụ mà vẫn giữ nguyên diện tích đất 2 vụ lúa.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 67)