Nguồn vốn tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 71)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3.Nguồn vốn tài chính

Sau khi các hộ gia đình nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp và được Nhà nước bồi thường thiệt hại, thì giá trị nguồn vốn tự nhiên (đất nông nghiệp) của các hộ gia đình đã được chuyển thành nguồn vốn tài chính. Trước đây đất nông nghiệp là phương tiện tạo sinh kế quan trọng của hộ nông dân, bây giờđất của họ bị thu hồi, bù lại, họ được nhận một khoản tiền. Để đảm bảo sinh kế lâu dài, nguồn vốn này phải được hộ dân sử dụng vào mục đích đầu tư sản xuất tạo nguồn thu nhập hoặc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp (đầu tư cho vốn con người). Còn nếu chỉ sử dụng số tiền này vào mục đích xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản (phát triển nguồn vốn vật chất), mà không quan tâm đến ổn định sinh kế lâu dài thì sinh kế của người dân về lâu dài sẽ khó khăn. Khi sinh kế khó khăn họ sẽ bị hạn chế trong việc học hành, khám chữa bệnh, tiếp cận thông tin¼Tức là khi đất nông nghiệp của người nông dân bị thu hồi họ có thể còn bị mất đi cơ hội để phát triển bản thân, gia đình cũng như tiếp cận xã hội.

Ngun vn tài chính t thu nhp h gia đình

Thu nhập là một chỉ báo rất quan trọng để đo mức sống của người dân. Thu nhập bình quân có thể được tính theo thu nhập bình quân hộ/năm, theo đầu người/năm và đầu người/tháng.

Bảng 3.3. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số hộ 100 100

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 70 70

2 Số hộ có thu nhập không đổi 25 25

3 Số hộ có thu nhập kém đi 5 5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

Theo như các hộ dân bị thu hồi đất cho dự án xây dựng KCN mới tại phường Đồng Nguyên và phường Trang Hạ thì có tới 70% hộ trả lời rằng mức bình quân

65

thu nhập của họ từ trước khi bị thu hồi đất đến 3 năm sau khi bị thu hồi đất là có tăng lên, 25% số hộ nói việc thu hồi đất không làm ảnh hưởng nhiều đến mức thu nhập của họ những hộ này không tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp, mà kiếm sống bằng nghề buôn bán, còn đất nông nghiệp của họ thì cho người khác thuê hoặc mượn để canh tác. Có 5% số hộ công nhận rằng mức thu nhập của họ sau khi bị thu hồi đất kém đi hẳn so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất. Năm hộ có thu nhập kém đi sau khi thu hồi đất đều thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Thu nhập kém đi là do các hộ này không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường đã sử dụng hết để xây dựng nhà cửa, thậm chí là còn phải vay mượn thêm để chi tiêu.

Bảng 3.4. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong một tháng

STT Mức thu nhập của các hộ (triệu/tháng) Số hộ đạt mức thu nhập Tỷ lệ so với tổng số hộ được hỏi (%) 1 <= 5 6 6 2 5-8 40 40 3 8-12 46 46 5 >=12 8 8

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện mức thu nhập của các hộ gia dình trong tháng

6 40 46 8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

< 5 triệu/tháng 5 - 8 triệu/tháng 8-12 triệu/tháng >12 triệu/tháng

Số hộ

Mức thu nhập của các hộ

66

Tại dự án này, những hộ gia đình có mức thu nhập cao là người kinh doanh, buôn bán mà có vốn lớn để mở các quán ăn, sửa chữa xe máy, buôn bán vật liệu xây dựng…với thu nhập hàng tháng từ 8 -12 triệu/tháng chiếm tổng số 46% tổng số hộ được hỏi. Đặc biệt, ởđây có những hộ có thu nhập rất cao từ buôn bán và kinh doanh đồ gỗ với mức thu nhập hơn 12 triệu/tháng, nhưng tỉ lệ các hộ đạt mức thu nhập này rất ít ỏi, chiếm 8% số hộ gia đình được hỏi. Tỷ lệ số hộ gia đình đạt mức thu nhập trung bình từ 5 - 8 triệu/tháng chiếm 40% tổng số hộ dân được hỏi. Những hộ gia đình này thường có các lao động trong gia đình tìm được việc làm ổn định trong các công ty tư nhân, các KCN, làm nghề sửa chữa xe máy,… Các hộ gia đình có mức thu nhập từ dưới 5 triệu/tháng vẫn chiếm tỉ lệ ít khoảng 6% số hộđược hỏi. Đây thường là những hộ gia đình lớn tuổi và những hộ có lao động làm công việc tạm thời, không định như phụ xây, làm mướn,… Như vậy, có thể khẳng định rằng đối với các hộ có đất thu hồi sau dự án thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh, buôn bán, công nhân, làm thuê,… là nguồn thu chủ yếu nuôi sống gia đình họ hiện nay.

Ngun vn tài chính t tin đền bù, h tr khi thu hi đất

Bù lại cho việc mất đất nông nghiệp, thì những hộ nông dân ở khu vực nghiên cứu được trả cho khoản tiền mặt khá lớn. Số tiền này rất lớn so với thu nhập trong năm trước của hộ nhất là những hộ bị mất nhiều đất. Số tiền đền bù bao gồm tiền đền bù đất, tiền hỗ trợ học nghề, tiền hỗ trợổn định đời sống.

Qua điều tra 100 hộ gia đình cá nhân có đất thu hồi cho thấy: Đơn giá bồi thường đất và tài sản trên đất: 100% số hộ được điều tra cho rằng giá bồi thường là thấp hơn so với thực tế. Vì vậy, một số hộ dân còn chưa chịu bàn giao mặt bằng vì đa phần họ chưa đồng ý với giá bồi thường về đất hoặc giá bồi thường tài sản trên đất.

Số tiền đền bù bình quân một hộ được nhận là 50,08 triệu đồng, hộ nhiều nhất nhận được 133.551 triệu đồng, hộ thấp nhất nhận được 4,6 triệu đồng. Những hộ nào có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều thì số tiền đền bù vềđất và các khoản hỗ trợ sẽ được nhiều hơn các hộ có diện tích thu hồi ít. Ngoài ra, trên diện tích thu hồi của các hộ gia đình có khối lượng hoa màu và vật kiến trúc khác nhau nên số tiền bồi thường cũng khác nhau.

67

Bảng 3.5. Mức tiền bồi thường đất của các hộ gia đình

STT Mức bồi thường Số hộ Tỷ lệ (%) 1 <10 triệu 4 4 2 10-30 triệu 30 30 3 30-60 triệu 27 27 4 60-90 triệu 32 32 5 90-120 triệu 5 5 6 >120 triệu 2 2

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện số hộ dân nhận được mức tiền bồi thường khác nhau

Nhìn bảng ta nhận thấy trong những hộđược điều tra thì phần lớn các hộ chỉ được nhận số tiền bồi thường, hỗ trợ dưới 90 triệu, trong đó những hộ nhận tiền bồi thường ở mức từ 10 - 30 triệu là 30%, từ 30 - 60 triệu/hộ chiếm 27% và có 32% các hộ nhận tiền bồi thường ở mức 60 - 90 triệu.Với số tiền đền bù từ 60 đến 90 triệu thì các hộ khó có khả năng đầu tư kinh buôn bán hoặc sản xuất phi nông nghiệp quy mô lớn. Những hộ có mức bồi thường từ 90 đến 120 triệu số lượng ít, chỉ chiếm 5%. Chỉ có hai hộ mất đất với diện tích lớn nhất nên được đền bù tiền ở trên mức 120 triệu chỉ chiếm 2%. 4 30 27 32 5 2 0 5 10 15 20 25 30 35

< 10 triệu 10 - 30 triệu 30 - 60 triệu 60 - 90 triệu 90 - 120 triệu >120 triệu

68

Vấn đề quan trọng hơn là việc sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình như thế nào? Nó liên quan đến chiến lược sinh kế của các hộ gia đình. Trong tổng số các hộ điều tra, có một tỷ lệ hộ nhất định đã sử dụng được tiền đền bù vào đúng mục đích phục vụ cho thay đổi sinh kế hoặc ổn định sinh kế của hộ gia đình: 22,6% hộ đã gửi tiết kiệm số tiền được đền bù, từđó họ có nguồn lãi ổn định hàng tháng để duy trì sựổn định thu nhập của họ; 16,2% hộ dùng tiền đền bù để đầu tư cho nghề mới (như thợ sửa xe máy, thợ làm tóc…), 12,5% hộ cũng đầu tư cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ và cũng có một số ít hộ đầu từ vào cho con cái học hành chiếm 5,8% số hộđược điều tra (xem bảng 3.6, hình. 3.5).

Bảng 3.6. Mục đích sử dụng tiền của các hộ điều tra Mục đích sử dụng Số hộ Số lượng (đồng) Cơ Cấu (%) 1. Tổng số tiền đền bù 5007,9313 100 2. Mục đích sử dụng

- Đầu tư cho con cái học hành 6 290,4600 5,8

- Xây nhà/sửa nhà 15 556,8820 11,12

- Đầu tư làm nghề 16 812,2865 16,22

- Gửi tiết kiệm 21 1130,7909 22,58

- Kinh doanh và dịch vụ 12 625,9914 12,5

- Chi khác 30 1591,5206 31,78

69

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra

Bên cạnh đó, cũng còn nhiều hộ không dùng tiền đền bù phục vụ cho chiến lược thay đổi sinh kế, mà cho các hoạt động khác như: xây, sửa nhà cửa; mua sắm tài sản, khám chữa bệnh,…

Như vậy, nhìn chung việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân ở dự án trên cũng như tình trạng chung hiện nay của các hộ dân sau khi bị Nhà nước thu hồi đất thường sử dụng đồng tiền được bồi thường vào nhiều mục đích khác nhau. Với số tiền bồi thường trên, các hộ nông dân có thể phát triển sản xuất kinh doanh, buôn bán hoặc học nghề để ổn định cuộc sống, một số hộ nông dân thì lại sử dụng vào mục đích khác như: xây nhà, sửa chữa nhà, mua sắm tài sản,… nên sau khi bị thu hồi đất người ta thấy nhà cửa khang trang hơn, tiện nghi đầy đủ hơn. Đồng thời, cũng có một số hộ gia đình đầu tư vào cho con cái học hành là là hình thức đầu tư cho sinh kế cho con hay gửi tiết kiệm khi mà họ chưa cần dùng đến tiền bồi thường để phát triển sinh kế của họ. Đây là những phương thức sử dụng tiền đền bù sau khi thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN Hanaka của các hộ gia đình thể hiện xu hướng đa dạng, nhiều mục đích khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 71)