Tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ ở tình Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 25)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ ở tình Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh đang trong thời kỳ đô thị hóa phát triển nhanh, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, các KCN không ngừng được mở rộng phát triển ở địa bàn cũ mà còn được xây dựng nhiều ở những khu vực mới. Do đó công tác thực hiện việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại cho người dân có đất bị thu hồi ngày càng phức tạp.

Trong năm 2013, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh đã thẩm định và trình tỉnh ký 125 hồ sơ với tổng diện tích thu hồi 3.843.105,10m2 phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Cụ thể trong bảng sau:

19

Bảng 1.1. Tổng hợp diện tích đất bị thu hồi năm 2013 của tỉnh Bắc Ninh STT Mục đích sử dụng đất

trước khi thu hồi Diện tích thu hồi thu hồi (m

2) 1 Đất nông nghiệp 2.187.622,8 2 Đất ở 121.030,1 3 Đất chuyên dùng 1.519.788,2 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3.007,4 5 Đất bãi thải, xử lý chất thải 187,0 6 Đất chưa sử dụng 11.469,6

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, năm2014)

Theo bảng trên ta thấy phần lớn đất bị thu hồi là đất nông nghiệp với diện tích 2.187.622,8m2 (chiếm tổng số 56,92% tổng diện tích đất bị thu hồi). Sau đó là diện tích đất chuyên dùng với 1.519.788,2m2 (chiếm tổng số 39,55% tổng diện tích đất bị thu hồi). Đất bãi thải, xử lý chất thải (187,0m2) là loại đất có diện tích thu hồi ít nhất (chiếm tổng số 0,0049% tổng diện tích đất bị thu hồi).

Đối với các dự án thu hồi đất vì mục đích cộng đồng, văn hóa, giáo dục, y tế,…do Nhà nước làm chủđầu tư, thì thường người dân tuân thủ và chấp hành theo đúng pháp luật. Do các dự án này mang lại lợi ích, phục vụ các nhu cầu thiết thực cho đời sống người dân và cộng đồng. Ngược lại, đối với các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các khu đô thị, KCN,…thì công tác GPMB luôn luôn gặp rất nhiều khó khăn. Do có nhiều điều chưa thống nhất giữa chủ dự án và người dân như đơn giá về mức bồi thường và hỗ trợ, việc làm của người dân sau khi bị mất đất, ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân khi KCN đi vào hoạt động,...

Bảng 1.2. Tổng hợp các dự án được phê duyệt năm 2013

STT Huyện/ Thành Phố Số dự án

1 Gia Bình 4

2 Lương Tài 3

3 Quế Võ 12

20 STT Huyện/ Thành Phố Số dự án 5 Thành phố Bắc Ninh 29 6 Thuận Thành 13 7 Thị xã Từ Sơn 18 8 Yên Phong 13

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, năm2014)

Trong đó, thành phố Bắc Ninh là trung tâm của cả tỉnh nên là địa phương có nhiều dự án được triển khai nhất, với tổng số 29 dự án (chiếm tổng số 26,85% tổng số dự án của cả tỉnh) triển khai để phát triển kinh tế xã hội. Lương Tài và Gia Bình là hai huyện có nền kinh tế phát triển chậm hơn so với các địa phương khác, và cũng là các địa bàn có số dự án triển khai thấp nhất. Tuy nhiên, công tác bồi thường GPMB ở hai địa phương này lại được thực hiện rất tốt, đa số các dự án diễn ra đúng tiến độ, trình tự thủ tục của công tác GPMB. Vì đây là những huyện có kinh tế phát triển chậm, vị trí địa lý không thuận lợi so với các huyện khác, các nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề phụ ít… Nên mỗi khi có dự án phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương thì được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện tốt trong việc GPMB, người dân nghiêm chỉnh chấp hành theo chính sách pháp luật của Nhà nước.

* Những tồn tại và hạn chế trong công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ ở tỉnh Bắc Ninh:

- Việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế. Những hạn chế của công tác này làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động thường xuyên và không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trái phép. Chính điều này gây khó khăn cho người thi hành đồng thời làm mất lòng tin trong dân. Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ, ách tắc trong công tác giải quyết các mối quan hệđất đai nói chung và GPMB nói riêng.

21

- Việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, diện tích thực tế chênh lệch nhiều so với diện tích ghi trong giấy tờ quyền sử dụng đất và các hiện tượng tiêu cực trong giao đất, thuê đất đã làm ảnh hưởng đến việc đền bù chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện trong dân khi tiến hành GPMB.

- Một số người làm công tác GPMB không được đào tạo nghiệp vụ, không nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, họ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là dựa vào khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác. Đây là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Bên cạnh đó, mô hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác GPMB và cơ chế phối hợp chưa đáp ứng được yêu cầu và tiến độ của các chủ đầu tư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trì trệ trong việc lập và xây dựng phương án cũng như việc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Việc xác định loại đường, vị trí để áp giá các loại đất trên cơ sở khung giá của UBND tỉnh của UBND cấp huyện là nguyên nhân gây nên sự tuỳ tiện trong việc xác định giá đất, không phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế. Hậu quả là người dân không tự giác di dời làm chậm tiến độ thi công.

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng tiền chưa thật công bằng giữa các loại đất; giữa các xã và phường; giữa hộ gia đình với nhau và giữa 2 địa phương liền kề trong cùng một khu vực GPMB đang có sự chênh lệch bất hợp lý.

- Giá đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thấp so với giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương, tạo ra mức chênh lệch làm cho người dân cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền bồi thường, không bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

- Về chính sách hỗ trợ: Một số dự án chưa thực hiện chính sách hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo việc làm cho các các hộ thuộc diện chính sách, mặc dù số hộ được hưởng chính sách rất cao. Một số dự án có thực hiện chính sách đào tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp song chất lượng đào tạo không đảm bảo trình độ tay nghềđể làm việc ở các nhà máy.

22

thường, hỗ trợ và tái định cư so với quy định còn tuỳ tiện, không thống nhất giữa các địa phương và các dự án với nhau.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý quan trọng trong việc xác định điều kiện được đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các huyện còn rất chậm trễ, thiếu chính xác đã gây không ít khó khăn cho công tác GPMB.

Những tồn tại và hạn chế trong quá trình thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng ở tỉnh Bắc Ninh đã gây ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi đất, bàn giao mặt bằng, cũng như còn gây nên nhiều bất lợi cho người dân bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)