Phân tích SWOT đối với sự thay đổi sinh kế của người dân sau khi bị thu hồ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 85)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.Phân tích SWOT đối với sự thay đổi sinh kế của người dân sau khi bị thu hồ

hồi đất nông nghiệp cho dự án KCN Hanaka

Phân tích SWOT là phép phân tích các hoàn cảnh môi trường bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và môi trường bên ngoài (cơ hội và thách thức) khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một quy hoạch nào đó. Sự khác nhau giữa hoàn cảnh bên trong và bên ngoài dựa vào 2 tiêu chuẩn:

- Không gian: Mọi thứ bên trong một biên địa lý chọn lọc của hệ thống được xem như là hoàn cảnh môi trường bên trong.

- Thời gian: Mọi thứđang xảy ra và tồn tại ở thời điểm hiện tại liên quan đến hoàn cảnh môi trường bên trong. Tình trạng trong tương lai là hoàn cảnh môi trường bên ngoài.

Vì vậy, khi áp dụng phương pháp phân tích này vào đểđánh giá tác động của Dự án xây dựng KCN Hanaka đối với sự thay đổi sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất là rất cần thiết, xác thực. Để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm ổn định sinh kế cho người dân.

Điểm mạnh

- Người lao động có điều kiện để tập trung phát triển các ngành nghề truyền thống (nghề mộc, nấu rượu) của địa phương để tận dụng được nguồn lao động của nhiều độ tuổi lao động cũng như thời gian nhàn rỗi sau khi mất việc sản xuất nông nghiệp (tăng 6% số hộ tham gia so với trước khi thu hồi đất cho KCN).

- Người dân có sự chuyển đổi việc làm khá linh hoạt, tham gia vào nhiều hoạt động sinh kế mới được hình thành sau khi thu hồi đất như hoạt động làm thuê (tăng 35% số hộ tham gia), buôn bán nhỏ, dịch vụ (tăng 21%), làm HCSN, doanh nghiệp và KCN (tăng 38%)…

- Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, lao động từ nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống (giảm 57,42% số hộ làm nông nghiệp).

- Sau khi nhận được tiền đền bù cho việc bị thu hồi đất, các hộ gia dình đã lựa chọn, đầu tư cho loại hình sinh kế mới như buôn bán và dịch vụ (12 hộ), đầu tư làm nghề và làm việc KCN, doanh nghiệp (16 hộ),… Với mức thu nhập cao và ổn đinh, đảm bảo cho sinh kế mới được hình thành sau khi thu hồi định. Một số hộ gửi

79

tiết kiệm (21 hộ) để đảm bảo cho cuộc sống tương lai hay đầu tư cho con cái học hành để có điều kiện phát triển đầu tư tương lai cho các con cái (6 hộ).

- Việc duy trì mối các mối quan hệ các thành viên trong hộ gia đình, hàng xóm láng giềng, họ hàng (trên 80% số hộđiều tra thấy không đổi và trên 10% số hộ thấy các mối quan hệ tốt hơn)…bền chặt có tác dụng tốt trong các quan hệ xã hội, công việc, đảm bảo cuộc sống hàng ngày được ổn định.

- Việc thu hồi đất nông nghiệp buộc người nông dân phải năng động và nhanh nhạy hơn trong vấn đề chuyển đổi việc làm. Từ cú sốc này, họ có thể nâng cao ý thức của mình về tầm quan trọng của học vấn, để có thể chú ý đầu tư hơn cho con cái.

Đim yếu

- Do người dân mất đất, không có việc làm, người lao động có nhiều thời gian rảnh rỗi nên dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (tăng 3,87%).

- Trình độ của lao động còn thấp (chiếm 72,9%), tuổi lao động lại cao chiếm (32,4%), gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp sau thu hồi đất, lao động ít được tuyển vào các doanh nghiệp và KCN.

- Ngành nghề trong các hộ sau khi bị thu hồi đất phát triển hoàn toàn mang tính tự phát (tăng 20,44% lao động). Nhiều lao động chỉ tìm được những việc làm thuê, không có tính ổn định cao, không đảm bảo được một sinh kế bền vững.

- Người dân chưa biết cách sử dụng nguồn vốn tài chính có được do bồi thường đất một cách hợp lý, dẫn đến lãng phí nguồn vốn trong khi bản thân người dân lại không có sinh kếổn định (30 hộ) .

- Người dân chưa biết tận dụng hiệu quả sức mạnh của nguồn vốn xã hội. Các tổ chức xã hội chưa thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc giúp các thành viên của tổ chức phục hồi hoạt động sinh kế, ổn định sinh hoạt sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

Cơ hội

- Người dân được Nhà nước bồi thường một khoản tiền lớn để chuyển đổi việc làm, đầu tư sản xuất kinh doanh hay gửi tiết kiệm.

80

- Nhờ nhu cầu gia tăng của dòng lao động nhập cư (tới làm việc trong các KCN) nên các hoạt động cho thuê nhà trọ, buôn bán nhỏ, dịch vụ… ở địa phương có thể phát triển mạnh.

- KCN hoàn thành và đi vào hoạt động giúp tăng thị trường tiêu thụ lương thực, thực phẩm, hàng hóa... Đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm mới cho các lao động tại địa phương nếu đáp ứng được yêu cầu của KCN.

- Hệ thống giao thông, thủy lợi,… được tu bổ, sửa chữa, xây dựng mới, nâng cao điều kiện sống cho các hộ gia đình.

Thách thức

- Diện tích đất nông nghiêp bị thu hẹp, khiến sản xuất nông nghiệp bị giảm sút, vấn đề an ninh lương thực của các hộ dân bị ảnh hưởng, người dân thiếu đất canh tác.

- Hệ thống kênh mương bị phá vỡ, thay đổi, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trên phần diện tích còn lại.

- Lao động ở địa phương phải cạnh tranh với lao động trẻ, khỏe và có trình độ từ nơi khác đến, ảnh hưởng tới việc làm của các lao động trong KCN và ở địa phương.

- Mật độ dân cư trong địa bàn sẽ tăng lên do lực lượng lao động từ nơi khác dồn về KCN để làm việc và ở trọ lại làm công tác quản lý an ninh trật tự rất khó khăn, các tệ nạn xã hội có điều kiện phát triển ngày càng nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ảnh hưởng tiêu cực từ chất thải của KCN gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống), tác động không tốt cho sản xuất và đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho dự án khu công nghiệp hanaka, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp ổn định sinh kế cho người dân (Trang 85)