Đặc tính của sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu pgd bình chánh (Trang 42)

Số tiền vay:

- 70% giá trị xe ô tô đối với tài sản bảo đảm là chính xe mua;

- 100% giá trị xe ô tô đối với trường hợp KH bổ sung tài sản bảo đảm là BĐS (nhà / đất).

Thời hạn vay: Tùy thuộc vào từng loại xe Loại tiền vay: VND.

Lãi suất cạnh tranh tính trên dư nợ thực tế

Phương thức giải ngân theo tiến độ thanh toán thực tế. Phương thức trả nợ: Vốn và lãi trả hàng tháng .

2.4. Kết quả cho vay KHCN tại NHTMCP Á Châu – PGD Bình Chánh 2.4.1. Doanh số cho vay

Bảng 2.1: Quy mô và tỷ trọng Doanh số cho vay KH cá nhân / tổng doanh số cho vay

( đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Cho vay Tỷ trọng Cho vay Tỷ trọng Cho vay trọngTỷ

Doanh

nghiệp 247,89 75,57% 205,67 72,9% 198,34 73,9% Doanh

số cho

vay 328,02 100% 282,12 100% 268,42 100%

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2011,2012,2013)

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN năm 2011

Biểu đồ 2.2:Doanh số cho vay năm 2012 Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay năm 2013

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2011,2012,2013)

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rằng cơ cấu doanh số cho vay đối với khối KHCN còn nhỏ trong tổng doanh số cho vay và ngày càng có xu hướng giảm xuống. Điển hình là tỷ trọng này đã giảm từ 27,1% năm 2012 xuống còn 23,3% vào năm 2013.

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng doanh số cho vay KHCN và KHDN 2011-2013

(đvt: tỷ đồng)

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2011,2012,2013)

Nhìn vào biểu đồ cột ở trên ta lại thấy rằng doanh số cho vay KHCN giảm xuống đáng kể trong những năm gần đây, giảm từ 80,13 tỷ năm 2011 xuống còn 70,08 tỷ năm 2013. Điều đó cho thấy ACB – Bình Chánh có doanh số cho vay tăng trưởng với tốc độ âm, cụ thể là năm 2012 đã giảm 4,6 % so với 2011 và năm 2013 đã giảm 8,33% so với năm 2012. Việc giảm doanh số cho vay như những năm gần đây gây ra không ít trở ngại cho quá trình phát triển dịch vụ bán lẻ của ACB. Sở dĩ có việc giảm doanh số như thế này là do nền kinh tế mấy năm nay khá bất ổn, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng.

So với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của toàn ngân hàng Á Châu thì ACB – Bình Chánh còn khá thấp. Vì vậy trong thời gian tới PGD Bình Chánh cần chú ý hơn nữa việc đẩy mạnh cho vay thị trường KHCN để tương xứng với quy mô của toàn hệ

thống, thực hiện đúng định hướng ngân hàng bán lẻ. Hơn nữa đây là một sản phẩm sinh ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng vì KHCN thường dễ dàng chấp nhận lãi suất và điều kiện đưa ra của ngân hàng hơn là KHDN.

2.4.2. Dư nợ cho vay

Dư nợ phản ánh rõ nét nhất thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng của từng đối tượng KH tại thời điểm nhất định. Để thấy rõ vấn đề này ta đi vào phân tích tình hình dư nợ cho vay KHCN tại ACB – Bình Chánh trong 3 năm từ 2011- 2013:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay KHCN 2011-2013

(đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cá nhân 73,41 27,05% 70,38 31,69% 52,41 26,13%

Doanh

nghiệp 197,84 72,95% 151,73 68,31% 148,13 73,87% Tổng dư nợ 271,41 100% 222,11 100% 200,54 100%

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2011,2012,2013)

Biểu đồ 2.5:Dư nợ cho vay KHCN 2012 Biểu đồ 2.6: Dư nợ cho vay KHCN năm 2013

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2012,2013)

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ thì nhìn chung dư nợ cho vay KHCN cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể là nó chiếm khoảng 27% vào năm 2011 và sau đó tỷ trọng này tăng lên mức 31,69% vào năm 2012. Tuy nhiên mức dư nợ cho vay KHCN đã giảm từ 73,41 xuống còn 70,38 tỷ năm 2012 và giảm còn 52,41 tỷ năm 2013. Có thể thấy rằng trong năm 2012, dự nợ tín dụng giảm cả ở khối KHCN và KHDN, đặc biệt giảm mạnh ở KHDN, còn bên cá nhân thì giảm không đáng kể. Tuy nhiên, bước sang năm 2013, một năm đầy sóng gió với ngành ngân hàng khi mà lãi suất cho vay lên khá cao, khiến cho người dân dường như e dè với việc đi vay các ngân hàng; vì vậy dẫn đến dư nợ tín dụng cá nhân năm 2013 giảm xuống mạnh. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN cũng giảm xuống đáng kể, tỷ lệ này chỉ còn ở mức 26,1%. Do vậy, nhiệm vụ sắp tới của PGD là tập trung mở rộng cho vay thị trường KHCN, tìm kiếm những nguồn KH tiềm năng và mở rộng thị trường hoạt động.

Biểu đồ 2.7: Tình hình tăng trưởng dư nợ cho vay 2011-2013

(đvt: tỷ đồng)

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2011,2012,2013)

Bảng 2.3: Thay đổi dư nợ cho vay KHCN năm 2012 và 2013

(đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2012 +/- so với 2011 2013 +/- so với 2012

KHCN -4,13% -25,5%

KHDN -23,3% -2,4%

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2011,2012,2013)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng là âm nhưng trong đó, cho vay KHCN giảm xuống không đáng kể, khoảng 4,13%, tuy nhiên cho vay bên DN lại giảm nghiêm trọng, giảm tới 23,3% so với năm 2011. Nhưng khi bước sang năm 2013, tốc độ này lại thay đổi ngược lại, có nghĩa cho vay KHCN giảm xuống rất thấp, giảm 25,5% so với 2012. Điều này cho thấy ACB – Bình Chánh chưa giữ được cơ cấu cho vay cân đối giữa các thành phần kinh tế. Trong năm 2013, khi mà dư nợ cho vay KHCN giảm mạnh, trong giai đoạn 2012-2013 nó đã giảm 17,97 tỷ đồng. Đây là mức giảm dư nợ đáng báo động khi mà cho vay khối KHCN đang là giải pháp hữu hiệu, đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Dư nợ cho vay KHCN phân theo kì han và mục đích sử dụng vốn

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay KHCN phân theo loại kì hạn và loại sản phẩm

(đvt : tỷ đồng)

Dư nợ cho KHCN phân

theo Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch Tương đối Tuyệt đối

I. Kì hạn vay 70,38 52,4 -17,98 -25,5%

1/ Ngắn hạn 25,19 17,57 -7,62 -30,25%

2/ Trung – dài hạn 45,19 34,83 -10,36 -22,93%

3/ Dư nợ cho vay NH/

Tổng dư nợ 35,79% 33,53%

II. Sản phẩm - Mục

đích sử dụng vốn 70,38 52,4 -17,89 -25,5%

1.Sản xuất kinh doanh 25,04 18,56 -6,48 -25,9%

2.Mua nhà 19,09 14,75 -4,34 -22,73%

3.Sữa chửa nhà 7,22 5,68 -1,54 -21,32%

4.Cho vay tiêu dùng 6,19 4,33 -1,86 -30%

7.Cho vay cầm cố STK 5,01 3,78 -1,23 -24,55%

6.Cho vay du học 0,89 0,55 -0,34 -38,2%

5.Cho vay CB-CNV 0,33 0,24 -0,09 -27,3%

8.Cho vay tín chấp 0,77 0,34 -0,43 -55,8%

9. Cho vay thấu chi 0,17 0,09 -0,08 -47,05%

10.Cho vay khác 5,67 4,08 -1,89 -33,33%

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2012,2013)

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN phân theo kì hạn năm 2012 Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN phân theo kì hạn năm 2013

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2012,2013)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy đa số các khoản vay của KHCN là tập trung vào kì hạn: trung và dài hạn, còn lại là kì hạn ngắn chiếm một tỷ trọng nhỏ là vào khoảng 35,8% vào năm 2012 vào năm 2013 là 33,53%.

Với một tỷ lệ như thế này thì ACB – Bình Chánh đã duy trì được một tỷ lệ tương đối an toàn để hạn chế rủi ro; điều này phù hợp với mục tiêu và định hướng cho vay của ngân hàng đề ra. Ngân hàng cần duy trì tỷ lệ này một cách cân bằng để giảm thiểu rủi

giúp KH có nguồn vốn dồi dào để đáp ứng nhu cầu mở rộng SXKD, giảm được áp lực trả nợ. Không những thế với kì hạn dài sẽ giúp KH giảm được áp lực trả nợ, số vốn gốc được chia đều qua các năm được tính toán phù hợp với nguồn thu nhập thực tế của KH, giúp KH có thể dễ dàng hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình và trên hết là làm giảm tương đối rủi ro cho ngân hàng.

Biểu đồ 2.10: Dư nợ cho vay KHCN phân theo từng loại sản phẩm 2012-2013

(đvt: tỷ đồng)

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2012,2013)

Nếu phân theo loại sản phẩm và mục đích sử dụng vốn thì ta có thể xem xét biểu đồ ở trên. Như ta có thể thấy rõ thì chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay đó là cho vay SXKD, chiếm 35,6% vào năm 2012 và 35,4% vào năm 2013. Tiếp theo đó là các sản phẩm về cho vay mua nhà, cho vay sửa chữa nhà và cho vay tiêu dùng. Đây là những loại sản phẩm mà ngân hàng thường cho vay đối với KHCN. Và luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm là sản phẩm vay mua nhà, vì đây là các khoản vay có giá trị lớn và thời hạn thường lên đến 10 năm, do vậy những khoản vay này thường mang đến nguồn thu nhập cao ổn định cho ngân hàng. Nhưng trên thực tế nó không tạo ra giá trị nhiều cho xã hôi, vì vậy ngân hàng cần chú trọng vào các sản phẩm vừa tạo ra giá trị cho xã hội, vừa đem lại lợi ích cho người vay đồng thời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng như vay SXKD, cho vay tiêu dùng,..

Tuy nhiên ta cũng sẽ thấy rằng dư nợ tín dụng đều giảm ở các loại sản phẩm. Các loại sản phẩm cho vay SXKD, cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng,.. trong năm 2013 đều giảm xuống khoảng 20-30% so với năm 2012. Ở mảng cho vay SXKD giảm 6,48 tỷ, cho vay tiêu dùng giảm 1,86 tỷ và cho vay mua nhà giảm 4,34 tỷ.

2.4.3. Tình hình nợ quá hạn

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn 2011-2013

(đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ quá hạn 3,58 3,59 2,57

Doanh số cho vay 80,13 76,45 70,08

Dư nợ cho vay 73,41 70,38 52,4

Nợ quá hạn / doanh số cho vay 4,89% 4,69% 3,66%

Nợ quá hạn / dư nợ 4,88% 5,1% 4,9%

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2011, 2012,2013)

Nợ quá hạn luôn là vấn đề nhức nhối của các ngân hàng hiện nay. Tại ACB – Bình Chánh, nợ quá hạn luôn được duy trì ở mức thấp, khoảng 5% tổng dư nợ, đạt được chỉ tiêu mà Hội sở đề ra.

Biểu đồ 2.11: Sự thay đổi nợ quá hạn qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu pgd bình chánh (Trang 42)