Nhóm giải pháp về công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu pgd bình chánh (Trang 61)

(1) Tăng cường bán chéo sản phẩm

ACB – Bình Chánh là đơn vị có số lượng KH khá lớn, đây là nguồn KH dồi dào để ACB – Bình Chánh có thể bán chéo được các sản phẩm cho vay KHCN. Khi KH đến gửi tiết kiệm, chuyển tiền, mở thẻ, hay thanh toán chuyển khoản,… ngân hàng cần chú ý nhu cầu của KH tiềm năng để giới thiệu những sản phẩm cho vay phù hợp. Chẳng hạn đối với các cá nhân mở tài khoản lương tại ACB – Bình Chánh để nhận lương hàng tháng, ngân hàng có thể tiếp cận giới thiệu sản phẩm cho vay như cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, cho vay thấu chi,.. Đối với các KH mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng, khi KH có nhu cầu rút vốn thì có thể giới thiệu KH sử dụng sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiết kiệm,..

KH mục tiêu cho những sản phẩm cho vay cá nhân liên quan đến các DN đang giao dịch với ACB – Bình Chánh gồm 2 đối tượng: chủ DN/ ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đang làm việc tại DN. Đối tượng thứ nhất thông thường là những người có thu nhập cao và do đó học thường quan tâm đến sản phẩm cho vay mua ô tô, cho vay

mua nhà,.. Các cán bộ công nhân viên của DN có thể là đối tượng rất phù hợp với sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay sữa chữa nhà,..

(2) Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng

Nhìn chung, đại đa số các NHTM Việt Nam hiện nay, việc áp dụng Marketing vào hoạt động khá hạn chế, chỉ tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo khuếch trương, chưa thực sự hiểu đúng hoạt động marketing để áp dụng vào quá trình vận hành của ngân hàng. Vì vậy, các nhà quản lý cần chuyển qua tư duy mới, lấy quan điểm marketing làm chủ đạo, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng phân tích. Triết lý marketing cần phải thâm nhập sâu vào các bộ phận ngân hàng, tất cả nhân viên với mục tiêu phục vụ tối đa những gì KH cần. Mỗi nhân viên trong ngân hàng cần hiểu rằng hoạt động marketing không phải của riêng phòng chức năng marketing mà là nhiệm vụ của toàn thể nhân viên.

(3) Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa ngân hàng với KH, xóa bỏ sự e ngại của KH khi đến vay vốn

Tìm kiếm KH: muốn đẩy mạnh phát triển tín dụng cá nhân vấn đề chính yếu là phải có KH và thu hút được KH. Việc này đòi hỏi nhân viên chuyên trách ngân hàng nghiên cứu thói quen tiêu dùng của các thành phần KH có nhu cầu. Từ đó cung ứng tín dụng, tạo điều kiện cho các KH vay vốn.

Nên có mối quan tâm sâu sắc đến KH, cần giữ mối liên hệ thường xuyên và thân thiết, xây dựng KH trung thành cho ngân hàng. Lượng KH trung thành có vai trò to lớn trong hoạt động của ngân hàng. Xây dựng KH trung thành bằng việc luôn chân thành cám ơn KH và làm vui lòng KH khi có nhu cầu giao dịch tại ngân hàng.

Đối với KH lớn, thân quen, luôn giữ mối quan hệ tốt thông qua việc tìm hiểu ngày sinh của Giám đốc, kế toán trưởng; ngày thành lập DN gửi thiệp, hoa chúc mừng. Nhân dịp Tết có thể in lịch có địa chỉ, điện thoại, các dịch vụ Ngân hàng gửi đến KH, tổ chức Hội nghị KH, tổ chức chiêu đãi và tặng phẩm, giới thiệu những sản phẩm dịch vụ mới tại Ngân hàng, khẳng định chính sách xem KH là ưu tiên số một của Ngân hàng, cho KH đổi tiền mới nhắc KH luôn nhớ đến Ngân hàng đồng thời qua đó giới thiệu các sản

phẩm mới của Ngân hàng, luôn quan tâm xem KH cũ có giảm không, nếu có phải nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, đem dịch vụ Ngân hàng đến tận KH thông qua việc gửi thư giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng.

Việc làm trên sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp cho các DN có mối quan hệ với Ngân hàng, đây sẽ là những lời quảng cáo tuyệt diệu cho Ngân hàng đối với những KH chưa từng giao dịch tại Ngân hàng, ta có thể vừa giữ KH trung thành với Ngân hàng vừa tìm kiếm được nguồn KH mới. Lời quảng cáo từ những KH đã giao dịch với Ngân hàng có giá trị gấp nhiều lần bài quảng cáo trên ti vi, truyền hình…

KHCN đến xin vay vốn của ngân hàng thường có thái độ e ngại thiếu tự tin. Vì vậy ngay từ lần đầu tiên KH đến ngân hàng để xin vay vốn thì ngân hàng cần chủ động xây dựng mối quan hệ gần gũi cởi mở đối với KH, tạo tâm lý yên tâm cho KH. Mối quan hệ này cần được duy trì trong suốt quá trình giao dịch giũa ngân hàng và KH và cần được tiếp tục cả khi KH kết thúc giao dịch, bởi lẽ KH luôn luôn là KH tiềm năng của ngân hàng khi nhu cầu của KH cần.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu pgd bình chánh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w