(1) Triển khai các sản phẩm cho vay
ACB – Bình Chánh cần có sự nghiên cứu và phối hợp với các bộ phận tại Hội sở chính ACB để thiết kế và triển khai phù hợp với dân cư và thị trường TP. Hồ Chí Minh. Việc áp dụng sản phẩm mới cũng cần được triển khai đầy đủ và thống nhất để mang đến cho KH sự thuận tiện trong giao dịch và đảm bảo tính chuyên nghiệp của ACB. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng KH giúp tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đồng thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho KH.
(2) Cơ cấu danh mục các sản phẩm hợp lý
ACB – Bình Chánh cần xây dựng cơ cấu danh mục cho vay theo các sản phẩm ở mức hợp lý, tránh tập trung quá nhiều vào các sản phẩm cho vay có tính ổn định không cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường không thuận lợi. ACB – Bình Chánh cần đẩy mạnh cho vay vào các sản phẩm có tính ổn định, có giá trị tăng cao như các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô,…để đem lại thu nhập cao từ lãi cho ngân hàng và nhiều nguồn thu nhập khác như: các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ tiền gửi.. từ chính người vay vốn đem lại.
Đối với các sản phẩm cho vay SXKD, PGD có thể áp dụng cho vay có đảm bảo bằng các khoản phải thu của KH. Điều này vừa giúp ngân hàng sử dụng vốn hợp lý, giúp các KH không có TSĐB có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán nội địa và quốc tế, các sản phẩm thẻ,…
Đối với các cá nhân vay mua xe, vay tiêu dùng thì ngân hàng có thể liên kết với các salon ô tô, trung tâm nội thất, siêu thị, nhà máy,.. để có thể mang đến sự tiện lợi nhất cho KH với giá cả phù hợp, đồng thời quản lý được vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích.
(3) Đa dạng hóa chính sách lãi suất
Lãi suất là công cụ nhạy cảm nhất, bởi vì khi KH vay vốn điều trước tiên họ quan tâm chính là tiền lãi mà họ phải trả, do đó cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút
được KH, vừa tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Ở đây xin đề cập cụ thể về chính sách KH ưu đãi.
Nắm bắt tâm lý tiêu dùng của người dân, từ đó tạo ra sự hấp dẫn cho KH gửi tiền, ví dụ: chính sách ưu đãi KH theo từng dịch vụ, trong từng dịch vụ mức ưu đãi từ thấp đến cao, ngân hàng nên phân loại KH ưu đãi thông qua việc đánh giá quan hệ KH với ngân hàng, xếp hạng: hạng đặc biệt, hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.
(4) Cải tiến quy trình thẩm định cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của KH.
Ngân hàng cần thiết lập và chuẩn hóa quy trình trong cho vay KHCN nhằm giảm thời gian, chi phí cho vay và cho phép ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định chắc chắn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và rút ngắn thời gian xét duyệt tín dụng để KH có thể tiếp vận với nguồn vốn vay tốt nhất.