Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu pgd bình chánh (Trang 51)

Xét một cách tổng thể thì có thể thấy chất lượng tín dụng tại ACB – Bình Chánh trong 3 năm qua đã tăng lên một các đáng kể. Để đạt được điều đó có phần không nhỏ của cán bộ nhân viên tín dụng. Họ đã thực hiện tốt các công tác thẩm tra tài sản, thẩm định KH và xét duyệt hồ sơ với tinh thần trách nhiệm cao.

Mặc dù trong năm 2012 – 2013, Ngân hàng Á Châu gặp nhiều sự cố ngoài mong muốn ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng trong mắt người dân, cộng thêm nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn; thế nhưng ACB – Bình Chánh đã không ngừng nỗ lực, cố gắng gia tăng số lượng KH, tăng chất lượng tín dụng để đem lại lợi ích cao nhất cho KH và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Một số chỉ tiêu chính đạt và vượt kế hoạch cấp trên giao, đặc biệt là chỉ tiêu tài chính, tăng trưởng huy động, chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ,…

Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Dư nợ tín dụng đến 31/12/2013 đạt 200,54 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay KHCN đạt 52,41 tỷ đồng, chiếm 26,13%. Chất lượng tín dụng được giữ vững, hiệu quả tín dụng mang lại ngày càng lớn; số lượng KH tìm đến ngân hàng tăng mạnh.

Nợ quá hạn và nợ xấu của khối KHCN luôn được PGD quản lý và kiểm soát chặt, luôn đạt được chỉ tiêu mà Hội sở đề ra.

Về loại sản phẩm tín dụng: Nhìn chung ACB – Bình Chánh đã cung cấp hầu hết các sản phẩm cơ bản và đáp ứng hầu hết các nhu cầu của KH. Bên cạnh đó ACB – Bình Chánh cũng không ngừng mở rộng các sản phẩm mới, triển khai các chương trình ưu đãi để khuyến khích KH vay vốn tại Ngân hàng.

Về dư nợ cho vay KHCN: Cơ cấu dư nợ tín dụng tại ACB – Bình Chánh đang thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các khoản cho vay KHCN và giảm tỷ trọng các khoản cho vay KHDN. Điều này là phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng Á Châu và cũng là xu thế chung của các ngân hàng thời hội nhập.

Về thu nhập cho vay KHCN: Tuy có biến động của nền kinh tế nhưng nhìn chung thu nhập từ cho vay KHCN luôn duy trì ở mức ổn định. Cụ thể là:

Bảng 2.6: Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN 2011-2013

(đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thu nhập từ tín

dụng cá nhân 2,04 1,89 1,86

Thu nhập từ phí

dịch vụ cá nhân 0.74 0,68 0,63

Tổng 2,78 2,57 2,49

( Nguồn: Bảng báo cáo tổng kết hoạt động ACB – Bình Chánh 2011, 2012,2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động tín dụng cá nhân đã đem lại thu nhập không nhỏ cho ngân hàng, tổng thu nhập là 2,57 tỷ vào năm 2012 và sang năm 2013 là khoảng 2,49 tỷ đồng. Đây là thu nhập khá cao trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Về khoa học công nghệ: ACB đã và đang áp dụng và mở rộng triển khai hệ thống TCBS và các phần mềm quản lý khác; giúp cho việc quản lý và kiểm soát KH vay vốn một các hiệu quả, an toàn và bảo mật.

Về hình ảnh của ngân hàng: ACB – Bình Chánh ngày càng được nhiều KH biết đến và sử dụng sản phẩm cho vay KHCN của Ngân hàng. Điều này là do bởi thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng, tạo thuận tiện cho KH; đồng thời nhân viên tín dụng luôn tận tình và có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cũng như giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.5.2.1. Hạn chế

Tuy ACB – Bình Chánh đã có những thành tựu đáng kể nhưng hoạt động cho vay KHCN cũng còn nhiều hạn chế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân âm, và giảm mạnh trong năm 2013. Dư nợ cho vay KHCN còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của PGD trong khi định hướng phát triển của ACB là hướng tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay KHCN không có tính bền vững cao, chịu ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế và các biến cố khác.

Tại ACB – Bình Chánh chỉ chú trọng vào cho vay một số sản phẩm như cho vay SXKD, cho vay mua nhà, sửa chữa nhà,.. tuy nhiên một số sản phẩm khác chưa thực sự thu hút được KH như cho vay du học, cho vay tín chấp, cho vay thấu chi,.. Bên cạnh đó các sản phẩm của ngân hàng chưa có những đặc trưng nổi bật tạo thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Hiện nay một số NHTM đưa ra một số sản phẩm tuy không mới về nội dung nhưng mới mẻ về hình thức.

Tuy PGD nằm trên đường quốc lộ 1A và gần khu vực dân cư – đây là vị thế địa lí thuận lợi rất lớn về nguồn KH nhưng ngân hàng lại chưa tận dụng hết được lượng KH tiềm năng tại khu vực này. Tăng trưởng KH đến vay vốn tại ACB - Bình Chánh chưa cao.

Số lượng nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về hoạt động của ngân hàng, mặc dù cán bộ tín dụng làm việc rất tích cực nhưng số lượng người vẫn còn ít trong khi công việc thì quá nhiều, chính vì thế trong quá trình công việc không tránh những sai sót.

2.5.2.2. Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan

Môi trường hoạt động còn nhiều khó khăn, kinh tế chưa thực sự hồi phục, nhiều diễn biến bất ngờ xảy ra, gây trở ngại cho mọi hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính nhà nước còn phức tạp, rườm rà khiến cho hoạt động cho vay trở nên khó khăn.

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn Bình Chánh có sự cạnh tranh rất gay gắt. Nằm rải rác trên quốc lộ 1A thuộc khu vực Bình Chánh có khá nhiều ngân hàng tập trung và triển khai nhiều chương trình sản phẩm để thu hút KH. Có thể kể đến là các ngân hàng Sacombank, Techcombank, Agribank, Vietbank, Namabank, Eximbank, Đông Á, An Bình,…

Dù đã có Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC) là đơn vị duy nhất theo dõi lịch sử tín dụng của các cá nhân và DN vay vốn tại các Công ty tài chính và TCTD; tuy nhiên khả năng cập nhật của CIC còn kém thể hiện ở việc nhiều KH đã có dư nợ tại TCTD khác nhưng không được cập nhật trong hệ thống CIC dẫn đến ngân hàng thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay, hoặc dễ dẫn đến cho vay chồng chéo trong khi KH không đủ khả năng trả nợ.

Rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN là rất lớn. Nguồn tài chính để chi trả cho khoản vay KHCN phụ thuộc rất nhiều từ thu nhập trong tương lai. Nhưng các nguồn thu nhập này lại chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện khách quan và chủ quan từ phía KH như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, ý chí trả nợ, các điều kiện SXKD,... Điều này làm cho rủi ro từ loại hình tín dụng cá nhân cao hơn các loại hình tín dụng khác của Ngân hàng rất nhiều.

Việc đánh giá tư cách vay của KHCN là rất khó do KH chỉ cung cấp những thông tin cơ bản về cá nhân, thu nhập, tình hình tài chính, phương án sản suất kinh doanh…Vì vậy ngân hàng khó có cơ sở xác minh chính xác thu nhập và nhân thân của KH để đánh giá khả năng trả nợ. Hiện nay một vấn đề nan giải mà ngân hàng gặp phải khi cho vay KHCN, KH cũng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân.

Đối với đối tượng vay là cán bộ công nhân viên hưởng lương: Việc xác định nguồn trả nợ của KH thông qua quyết định nâng bậc lương hoặc bảng lương. Nhưng thông thường các Ngân hàng ngoài lương còn xem xét thêm các khoản thu nhập khác của KH, những khoản thu nhập này đôi khi không có chứng từ chứng minh gây khó khăn cho công tác thẩm định tài chính.

Đối với các KH là các hộ buôn bán nhỏ thì họ có thể có một nguồn thu nhập lớn nhưng họ lại nhiều khi không thể chứng minh được thu nhập đó là ổn định vì thế cán bộ tín dụng nói riêng và Ngân hàng thường không dám mạo hiểm cấp tín dụng cho nhóm KH này.

Hiểu biết và tâm lý về cho vay KHCN của người dân còn hạn chế. Hiện nay ở nước ta tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng còn khá thấp, đa số vẫn còn tâm lý sử dụng tiền mặt trong chi tiêu sinh hoạt. Người dân vẫn có thói quen tiết kiệm để tiêu dùng hoặc vay mượn người thân, vì họ ngại đến ngân hàng vay, một phần là do các thủ tục vay mượn của ngân hàng rườm rà, phải cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản và thu nhập của cá nhân và gia đình.

Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Công tác thẩm định và điều kiện vay vốn của ngân hàng hiện nay quá chặt chẽ, tập trung chủ yếu cho vay KHCN có TSĐB, còn đối với khoản vay tín chấp thì rất khó được phê duyệt. Do đó đã hạn chế một số lượng lớn KH không tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng, đánh mất cơ hội kinh doanh.

Lãi suất cho vay KHCN của ACB – Bình Chánh chỉ ở mức cạnh tranh trung bình, nhìn chung lãi suất cho vay KHCN vẫn còn thiếu linh hoạt, chưa khuyến khích được đại đa số bộ phận KH tiềm năng có thu nhập ổn định.

Về mặt cán bộ tín dụng: Đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng đều có trình độ đại học, tuy nhiên chưa đồng đều, hiện nay chỉ có 2 nhân viên PFC phụ trách chính. ACB- Bình Chánh hiện nay còn đang thiếu cán bộ tín dụng cá nhân để tìm kiếm KH và giải quyết hồ sơ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này đã trình bày một cách khái quát về các chính sách và quy định chung về cho vay KHCN; các sản phẩm cho vay KHCN chủ yếu của PGD Bình Chánh; và quy trình cho vay cá nhân. Có thể thấy ACB đã đề ra một chính sách cho vay khá đầy đủ, chi tiết và đặc biệt là trong mỗi loại sản phẩm cho vay ACB đều có sự phân nhóm KH theo từng mục đích, từng đối tượng,.. để từ đó đưa ra các gói sản phẩm phù hợp nhất với người tiêu dùng. Sau khi đánh giá thực trạng cho vay KHCN, và xem xét một số thành tích và hạn chế của ACB – Bình Chánh, ta thấy rõ những vướng mắc mà ngân hàng đang mắc phải. Đây cũng là tình hình chung của nhiều ngân hàng khác. Thấy rõ được vấn đề này, ta sẽ đưa ra được các giải pháp, kiến nghị nhằm giúp ACB – Bình Chánh vượt qua những khó khăn, giảm thiểu những hạn chế và phát huy được tiềm năng phát triển lĩnh vực cho vay KHCN trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp á châu pgd bình chánh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w