Sau 90 ngày tiến hành thí nghiệm sử dụng thức ăn bổ sung cho bò, trong thời gian thí nghiệm tiến hành cân đo khối lượng của bò qua từng giai đoạn lúc bắt đầu sử dụng thức ăn, 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày. Kết quả thu được được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.3. Sinh trưởng tích lũy của bò qua các tháng thí nghiệm (Kg) Ngày theo dõi Lô ĐC Lô TN1 Thức ăn ủ chua Lô TN2 Rơm ủ urê X m X± X±mX X±mX 1 177,30a ± 20,51 178,20a ± 12,21 176,17a± 11,25 30 178,41b ± 22,67 180,27ab ± 16,31 179,24ab± 16,97 60 180,22b ± 22,31 183,61ab ± 14,63 184,50a ± 17,93 90 183,82b ± 23,59 189,22a ± 15,71 190,71a ± 15,96
Ghi chú: a,b Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau sai khác
có ý nghĩa (P<0,05).
Kết quả thu được cho thấy bò sử dụng thức ăn với khẩu phần bổ sung thêm 5 kg rơm ủ urê cho kết quả sinh trưởng tích lũy cao nhất (tích lũy sau 90 ngày sử dụng thức ăn trung bình đạt 14,54 kg), sau đó đến lô thí nghiệm bổ sung 5 kg thức ăn thô xanh ủ chua (tích lũy sau 90 ngày đạt 11,02 kg). Sinh trưởng tích lũy ở lô đối chứng có tăng nhưng chậm hơn so với 2 lô thí nghiệm. Điều này có thể bước đầu khẳng định khi bổ sung thức ăn thô xanh cho bò không những đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho mùa đông của bò duy trì mà còn có thể làm tăng sinh trưởng tích lũy qua các giai đoạn. Được thể hiện qua, bò ở ngày đầu thí nghiệm của các lô có khối lượng sai khác nhau không rõ rệt (P>0,05) và phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và
cs (2006) [25],cho biết khối lượng bò vàng Việt Nam từ 18 - 24 tháng tuổi trong khoảng 160 - 182 kg. Nhưng sau 3 tháng sử dụng thức ăn bổ sung khối lượng bò của 2 lô thí nghiệm tăng lên rõ rệt và sai khác có ý nghĩa (P<0,05) so với lô đối chứng và so với kết quả của Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006) [25]. Tuy sinh trưởng tích lũy của của lô TN1 sử dụng bổ sung thức ăn thô xanh và lô TN2 sử dụng bổ sung rơm ủ urê có sự sai khác nhưng sự sai khác ở đây không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).