Để ủ chua thức ăn thô xanh thì nguyên liệu quan trọng nhất là các loại cỏ hoặc một số phụ phẩm trong nông nghiệp, sau đây là một số loại cỏ thường được dùng để ủ chua:
* Cỏ hòa thảo:
+ Cỏ VA06: đây là loại thực vật được lai giữa giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của châu Mỹ. Nó còn được gọi là “cỏ vua” vì có năng suất cao, dễ trồng, hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được đánh giá là loại thức ăn tươi tốt nhất cho gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ... Cỏ VA06 vừa có thể chế biến làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô dùng để
nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cừu, thỏ, gà tây, cá trắm cỏ... Cỏ VA06 rất dễ trồng, có thể trồng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn cho hiệu quả tốt (trồng dưới rãnh, trồng theo hốc, tách chồi…). Cách trồng bằng cây thì tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, sau 2 tháng có thể thu hoạch. Hàm lượng protein thô chiếm 4,6%, protein tinh 3% và trong cỏ khô, protein thô 18,46%, protein tinh 16,86%. Hàm lượng đường ở cỏ VA06 tươi đạt 2,43%, cỏ khô 12,8%. Cỏ VA06 đạt 910 tấn/ha/năm, nếu thâm canh có thể đạt 2.000 tấn/ha/năm.
+ Cỏ Voi (Pennisetum purpureum) : Cỏ Voi có nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Ở miền Nam Việt Nam được coi là 1 trong 4 loài cỏ tốt. Cỏ Voi là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao 4 - 6m, thuộc nhóm cây tổng hợp chuỗi 4 cacbon (C4) có khả năng thâm canh cao. Trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 25 - 30 tấn chất khô/ha; một năm cắt 7 - 8 lứa. Ðôi khi có thể đạt năng suất cao hơn nếu đáp ứng đủ phân bón và nước. Hàm lượng protein thô ở cỏ Voi trung bình 100 g/kg chất khô. Khi thu hoạch ở 30 ngày tuổi, hàm lượng protein thô đạt tới 127 g/kg chất khô. Lượng đường trung bình 70 - 80 g/kg chất khô. Thường thì cỏ Voi thu hoạch 28 - 30 ngày tuổi làm thức ăn xanh cho lợn và thỏ; khi sử dụng cho bò có thể thu hoạch ở 40 - 45 ngày tuổi; trong trường hợp làm nguyên liệu ủ chua có thể cắt ở 50 ngày tuổi. Ở Việt Nam thường sử dụng các giống cỏ voi thân mềm như cỏ Voi Ðài Loan, Selection I, các giống Kinggrass.
+ Cỏ Ghinê (Panicum maximum) : Cỏ Ghinê có nguồn gốc châu Phi nhiệt đới, khả năng chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều loại đất. Cỏ thu hoạch 7 - 8 lứa/năm với năng suất từ 10 - 14 tấn chất khô/ha, có thể trồng để chăn thả hay thu cắt cho ăn tại chuồng. Nếu thu hoạch ở 30 ngày tuổi giá trị dinh dưỡng cao (139 g protein thô, 303 g chất xơ và 1920 - 2000 kcal/kg chất khô). Cỏ Ghinê nhanh ra hoa và ra hoa nhiều lần trong năm, vì vậy nếu để cỏ già giá trị dinh dưỡng giảm mạnh. Ở Việt Nam hiện có tập đoàn cỏ Ghinê khá phong phú: dòng K 280 chịu hạn tốt, dòng I 429 lá to thích hợp với chế độ thu cắt trong vườn gia đình chăn nuôi nhỏ. Mọc thành bụi như cây sả, được gọi là cỏ sả. Cỏ Ghi - Nê vì có nguồn gốc từ Ghi - Nê, được nhập vào nước ta từ 50 - 60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nuớc. Cỏ sả được trồng làm thức ăn xanh cho trâu, bò, ngựa ở dạng tươi ngoài
bãi chăn nuôi hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Trồng một lần có thể thu hoạch 3 - 4 năm, mỗi năm cắt 8 - 10 lứa. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 280 - 300 tấn/ha/năm.
+ Cỏ Guatemala: Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, này dễ trồng, sinh trưởng quanh năm. Trồng một lần, 4 - 5 năm sau mới phải trồng lại. So với nhiều loại cỏ khác tuy năng suất thấp hơn (trung bình 80 - 100 tấn/ha/năm) nhưng có khả năng chịu hạn, rét và sương muối. Hiện nay ở nước ta, cỏ Guatemala được trồng nhiều ở các huyện vùng cao tỉnh Hà Giang. Khi cỏ cho thu hoạch, bà con bóc lá cho gia súc ăn dần theo lứa, vứt bỏ thân cây già. Ngoài ra, có thể chế biến bằng cách ủ chua để làm thức ăn dự trữ cho gia súc vào các tháng mùa khô khan hiếm cỏ tươi.
+ Cỏ Sả (Panicum maximum) : Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi - Nê vì có nguồn gốc từ Ghi - Nê được nhập vào nước ta từ 50 - 60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước. Cỏ Sả được trồng làm thức ăn xanh cho trâu, bò, ngựa ở dạng tươi ngoài bãi chăn nuôi hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Trồng một lần có thể thu hoạch 3 - 4 năm, mỗi năm cắt 8 - 10 lứa. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 280 - 300 tấn/ha/năm.
* Phụ phẩm nông nghiệp.
+ Phụ phẩm từ cây ngô: Đây cũng là nguồn thức ăn thô quan trọng đối với gia súc ăn cỏ, đặc biệt là vào vụ đông. Các loại phụ phẩm như thân, lá, ngọn ngô, vỏ bắp ngô, lõi ngô đều có thể sử dụng làm thức ăn cho bò. Cứ 1 kg thân cây ngô đã thu bắp trung bình có 600 - 700 g chất khô, 60 - 70g protein, 280 - 300g xơ (Lê Viết Ly, 2001) [9]. Các loại phụ phẩm này khi được thu bắp ở thời điểm khác nhau (bắp ngô còn non, hạt ngô chín sáp hoặc hạt ngô già) thì sẽ có thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng khác nhau, điều này cần được lưu ý trong quá trình chế biến, bảo quản.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu và có biện pháp thu gom, chế biến, bảo quản phù hợp sẽ góp phần tận dụng được nguồn thức ăn thô xanh có giá trị dinh dưỡng cho bò, nhất là trong vụ Đông - Xuân thường thiếu thức ăn xanh. Có thể tiến hành ủ chua để dự trữ cho bò sử dụng lâu dài.
+ Phụ phẩm từ cây sắn: Sắn là loại cây thức ăn gia súc có giá trị, sản phẩm phụ thân, lá sắn là nguồn thức ăn thô xanh giàu dinh dưỡng cho gia súc. Ngọn lá sắn có thể tận thu trước khi thu hoạch củ 20 - 30 ngày mà không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ.
Ngọn, lá sắn được coi là nguồn protein lý tưởng, được sử dụng làm thức ăn giàu đạm cho vật nuôi. Hàm lượng protein thô trong vật chất khô của lá sắn tương đối cao, dao động từ 22,6 - 29,9% (Từ Quang Hiển, 1983) [6]; (Hoàng Thanh Thủ và cs, 2010) [16]. Theo Viện chăn nuôi (2001) [27] bột lá sắn có hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau: vật chất khô 93%; protein thô 16% (16,7 - 39,9%); lipit 5,5% (3,8 - 10,5%); xơ thô 20% (4,8 - 29%). Trong lá sắn giàu vitamin C và vitamin A, có hàm lượng riboflavin đáng kể, giàu lysine nhưng thiếu methionin.
Hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng phụ phẩm từ cây sắn làm thức ăn cho gia súc là có chứa độc tố HCN làm gia súc chậm lớn hoặc có thể gây chết nếu ăn với số lượng nhiều. Vì vậy cần chú ý phương pháp chế biến bảo quản phù hợp để sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn này trong chăn nuôi.
Ngoài các phụ phẩm nêu trên nước ta còn một khối lượng lớn các loại phụ phẩm nông nghiệp khác như dây khoai lang, thân lá lạc, ngọn lá mía… Cũng là nguồn thức ăn thô xanh tốt cho gia súc nhai lại và nguyên liệu cho ủ chua thức ăn rất tốt.
* Men vi sinh vật (Lactobacillus planetarium).
Men vi sinh vật đã được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi, nó có tác dụng bổ sung và tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có ích ở đường ruột, hạn chế hoạt động của vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella v.v., làm tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn, giảm chi phí về thức ăn chăn nuôi.
Lactobacillus planetarium thuộc chủng vi khuẩn Lactobacillus thường được tìm thấy trong các sản phẩm lên men. Lactobacillus planetarium được phân lập đầu tiên từ nước bọt, chúng có khả năng phân giải gelatin.
Lactobacillus planetarium là một trong những chủng phổ biến nhất của trong nhóm các vi khuẩn sinh axit lactic. Lactobacillus planetarium là vi khuẩn gram dương, có thể sống trong điều kiện hiếu khí, sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 15 đến 450C. Vi khuẩn này thường được sử dụng để ủ
chua thức ăn dùng trong chăn nuôi. Trong điều kiện yếm khí của quá trình ủ chua, vi khuẩn nhanh chóng phát triển lấn át các nhóm vi sinh vật khác. Sau 48 giờ, L. planetarium bắt đầu sản sinh axit lactic và axit axetic giúp đẩy nhanh quá trình ủ chua (ref).