Nội dung đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn. (Trang 42)

- Công tác phục vụ sản xuất: Chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh cho trâu bò ở địa phương.

+ Tham gia công tác phục vụ sản xuất tại cơ sở về công tác thú y, công tác chăn nuôi và công tác khác.

+ Tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ nông dân tại địa phương.

- Thực hiện đề tài: Theo dõi về khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn cho bò khi sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua.

2.3.4. Phương pháp tiến hành

- Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh để chăn nuôi bò trong điều kiện chăn nuôi nông hộ.

* Ủ xanh

+ Cỏ Voi/VA06 khoảng 2,5 tháng tuổi, thân và lá cây ngô tươi sau khí thu hoạch cắt ngắn 5 - 7 cm. Sau đó phơi ải nhằm giảm lượng nước trong cỏ và lá ngô xuống khoảng 75%.

+ Tiến hành cho cỏ vào túi ủ. Nhồi từng lớp dày 20 - 30 cm nguyên liệu, nén thật chặt trong túi ủ, sau đó rải 1 lớp cám ngô và muối ăn và Men vi sinh vật (Lactobacillus planetarium) lên. Tiếp tục lớp cỏ thứ hai làm tương tự như vậy tới khi đầy túi. Phải đảm bảo nguyên liệu được nén chặt theo từng lớp. Đẩy hết không khí bên trong túi ủ ra ngoài, buộc chặt miệng túi. Bảo quản ở nơi râm mát, sử dụng sau 21 ngày ủ.

Công thc :

+ Cỏ Voi/VA06 - 80%

+ Thân lá ngô - 16% + Bột sắn - 3% + Muối ăn - 1%

Bổ sung thêm Men vi sinh vật (Lactobacillus planetarium). * Ủ rơm với urê

+ Rơm khô băm ngắn 15 - 20 cm, rải đều trên mặt sàn sạch, cứng và bằng phẳng. Pha urê vào nước theo tỷ lệ đã định, khuấy đều cho tan hết urê. Dùng ô doa tưới đều nước urê lên rơm sao cho rơm ướt đều, lấy cào đảo qua đảo lại vài

lần. Rồi nén rơm vào túi ủ, nén thật chặt để loại bỏ không khí. Nén đến khi đầy túi thì buộc chặt miệng túi. Để vào nơi râm mát, sử dụng sau 21 ngày.

Công thc : + Rơm khô - 96% + Urê - 4% + Nước = Rơm - 96%. 2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Bảng sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

Số lượng bò thí nghiệm (con) 3 3 3

Khối lượng trung bình (Kg/con) 150 - 200 150 - 200 150 - 200

Tuổi (tháng) 18 - 36 18 - 36 18 - 36

Thời gian chuẩn bị (ngày) 15 15 15

Thời gian thí nghiệm (ngày) 90 90 90

Khẩu phần

+ Chăn thả tự do cho bò ăn cỏ tự nhiên hỗn hợp (Kg/con/ngày)

- - -

+ Rơm khô (Kg/con/ngày) 5 - -

+ Thức ăn ủ xanh (Kg/con/ngày) - 5 -

+ Rơm ủ urê (Kg/con/ngày) - - 5

2.3.4.2. Quy trình thực hiện

Thí nghiệm tiến hành trên 9 con bò trong độ tuổi từ 18 - 36 tháng tuổi và có khối lượng trung bình đạt từ 150 - 200 kg. Số bò thí nghiệm được chia làm 3 lô sử dụng khẩu phần ăn giống nhau là chăn thả cho bò ăn cỏ tự nhiên và các lô sử dụng thêm các loại thức ăn bổ sung khác nhau: Lô đối chứng (ĐC) sử dụng bổ sung thêm rơm khô với khối lượng 5 kg/con/ngày; lô thí nghiệm 1 (TN1) sử dụng bổ sung thêm thức ăn ủ xanh với khối lượng 5 kg/con/ngày; lô thí nghiệm 2 (TN2) sử dụng bổ sung thêm rơm ủ urê với khối lượng là 5 kg/con/ngày. Sử dụng liên tục cho bò trong vòng 90 ngày; theo dõi sự sinh trưởng của bò qua từng giai đoạn. Đánh giá hiệu quả khi sử dụng các loại thức ăn bổ sung sau khi tiến hành thí nghiệm.

2.3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sinh trưởng tích lũy của bò thí nghiệm qua các giai đoạn (Kg).

- Sinh trưởng tương đối (%), sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) trong thời gian thí nghiệm.

- Tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn.

2.3.5. Phương pháp x lý s liu

2.3.5.1. Những chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng

- Sinh trưởng tích lũy (Vi) là khối lượng cơ thể kích thước và thể tích tăng lên được tích lũy lại sau thời gian sinh trưởng.

Công thức tính sinh trưởng tích lũy:

Vi = V1, V2, V3,..., Vn Đơn vị tính: Kg, g. Trong đó: Vi: Sinh trưởng tích lũy.

V1: Khối lượng tương ứng với khoảng thời gian t1 V2: Khối lượng tương ứng với khoảng thời gian t2 V3:Khối lượng tương ứng với khoảng thời gian t3 i = 1, 2, 3,..., n và n là số lần cân tại thời điểm t.

- Sinh trưởng tuyệt đối (A) là quá trình tăng trưởng về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể gia súc trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính sinh trưởng tuyệt đối: 2 1 P P A t − =

Đơn vị tính: g/con/ngày; kg/con/tháng. Trong đó:

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: Khối lượng cơ thể lợn con lần khảo sát trước (g) P2: Khối lượng cơ thể lợn con lần khảo sát sau (g) t: Thời gian giữa hai lần khảo sát (ngày)

- Sinh trưởng tương đối (R%) là tỷ lệ phần trăm của khối lượng cơ thể hay kích thước các chiều đo tăng lên của lần khảo sát sau so với lần khảo sát trước.

Công thức tính sinh trưởng tương đối: 2 1 2 1 (%) 100 2 P P R x P P − = + Trong đó:

R (%) : Sinh trưởng tương đối

P1: Khối lượng cơ thể lợn con lần khảo sát trước (g) P2: Khối lượng cơ thể lợn con lần khảo sát sau (g)

- Tiêu tốn thức ăn: Theo dõi lượng thức ăn mỗi ngày bằng phương pháp cân. Tiến hành cân lượng thức ăn trước khi cho ăn và lượng thức ăn thừa mỗi ngày.

2.3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Tiến hành xử lý số liệu thu được theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2000) [15] với các tham số thống kê thông thường.

2.4. Kết quả và phân tích kết quả

2.4.1. Đánh giá cht lượng thc ăn chua

Trong quá trình ủ chua chúng tôi tiến hành lấy mẫu để theo dõi biến động hàm lượng protein, VCK, pH sau 7, 21 và 30 ngày ủ. Kết quả nghiên cứu chất lượng cỏ trong quá trình ủ chua thu được được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.1. Chất lượng cỏ ủ tại các thời điểm nghiên cứu Thời điểm đánh giá VCK (g/kg tươi) pH Protein (g/kg VCK) Xơ tổng số (g/kg VCK) TB SE TB SE TB SE TB SE

Thời gian bắt đầu 292,07 0,80 - - 80,57 0,23 179,2 2,07 Sau 7 ngày 265,97 1,26 5,34 0,05 71,80 0,40 219,2 1,25 Sau 21 ngày 254,27 1,13 4,16 0,03 68,20 0,21 218,9 1,15 Sau 30 ngày 245,43 0,48 4,06 0,02 63,23 0,38 223,7 0,79 Kết quả thu được qua thời gian theo dõi và phân tích cho thấy sau 7 ngày ủ chua thì thức ăn ủ có pH=5,34 (<6), theo McCullôugh (1985), đây là mức pH cần phải đạt được khi ủ chua cây ngô và cỏ để đảm bảo chất lượng thức ăn ủ chua. Đến 21 ngày sau khi ủ chua pH của thức ăn đã giảm xuống dưới 4,5

(pH=4,16), theo Nguyễn Hữu Tào, Lê Văn Liễn (2005) [13]: Khi pH=4,5 thì nhóm vi khuẩn E.coli bị ức chế hoạt động, những loại vi khuẩn khác lên men axit butyric, nấm mốc, nấm men… có thể tồn tại được ở pH cao nhưng lại không thích ứng với môi trường yếm khí, do đó chúng chỉ phát triển được ở bề mặt hố ủ nơi có không khí lọt vào. Và sau 30 ngày ủ thì pH của cỏ ủ có giá trị ổn định <4,5 phù hợp với quan điểm của Nguyễn Hữu Tào, Lê Văn Liễn (2005) [13] cho rằng đây là: Giai đoạn đình chỉ mọi sự lên men cũng là giai đoạn cuối của quá trình ủ chua, trị số pH lúc này khá ổn định ở mức 3,9 - 4,5. Trong điều kiện pH<4,5 và môi trường yếm khí đa số vi sinh vật sẽ bị chết, thức ăn ủ chua sẽ được bảo quản tốt, tránh được tình trạng thối mốc ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn.

Qua bảng trên ta thấy trong toàn bộ giai đoạn ủ chua từ lúc bắt đầu cho đến sau 21 ngày hàm lượng vật chất khô của thức ăn ủ đều không có sự sai khác nhau rõ rệt (P>0,05). Tuy nhiên đến sau ngày ủ thứ 30 hàm lượng vật chất khô trong cỏ ủ giảm dần (P<0,01).

Về tỷ lệ hao hụt protein, kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy khi bổ sung men vi sinh vật làm giảm tỷ lệ hao hụt protein của cỏ ủ.

Hàm lượng protein trong sản phẩm phản ánh rõ nét ảnh hưởng của quá trình lên men. Như ta thấy trong 7 ngày đầu của quá trình ủ hàm lượng protein trong cỏ ủ giảm khá nhanh vì đây là giai đoạn sinh nhiệt do hô hấp ở tế bảo thực vật (Nguyễn Hữu Tào và cs, 2005) [13] ở giai đoạn này do bị cắt nguồn dinh dưỡng nên hoạt động của tế bào thực vật là dị hóa phân giải chất bột đường thành CO2, H2O và năng lượng nên sẽ làm tăng nhiệt độ của hố ủ đến mức nhất định sẽ làm chết tế bào thực vật; tuy nhiên trong giai đoạn này mới bắt đầu quá trình lên men vì vậy pH trong hố ủ vẫn chưa đủ thấp thể ức chế những loại vi sinh vật và nấm men nên khi tế bào thực vật chết thì hệ thống bảo vệ của tế bào mất tác dụng sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật và các men phân giải protein hoạt động mạnh, thủy phân protein thành axitamin và các amin khác, một phần axit amin sẽ tiếp tục bị phân giải thành amoniac (NH3). Nhưng từ ngày thứ 7 đến ngày 21, ngày 30 thì tỷ lệ hao hụt protein trong thức ăn giảm nhiều do khi bổ sung men vi sinh sẽ tăng cường hoạt động của nhóm vi khuẩn sinh axit lactic và làm pH hố ủ giảm nhanh; trong điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiện pH thấp sẽ làm ức chế hoạt động vi sinh vật phân giải protein vì vậy khi bổ sung men vi sinh sẽ làm giảm tỷ lệ hao hụt protein trong quá trình lên men. Vi khuẩn Lactobacillus planetarium tham gia làm chất khởi động.

2.4.2. Đánh giá cht lượng rơm urê

Bên cạnh việc chủ động một số giống cỏ trồng để chế biên dự trữ thức ăn, để tận dụng nguồn phế phụ phẩm sẵn có tại địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu công thức chế biến thức ăn từ phế phụ phẩm nông nghiệp bằng phương pháp ủ urê. Nguyên liệu chính là rơm sau khi được phơi khô.

Trong quá trình ủ rơm với urê chúng tôi tiến hành lấy mẫu để theo dõi biến động hàm lượng protein, VCK, pH sau 7, 21 và 30 ngày ủ. Kết quả nghiên cứu chất lượng rơm ủ trong quá trình ủ thu được được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.2. Thành phần hóa học của rơm sau ủ urê Thời điểm đánh giá VCK (g/kg tươi) pH Protein (g/kg VCK) Xơ tổng số (g/kg VCK) TB SE TB SE TB SE TB SE

Nguyên liệu tươi

chưa xử lý 272,43 3,65 6,05 a 0,01 73,37i 0,44 434,3m 1.42 Sau 7 ngày 265,97 1,26 7,82b 0,09 97,37j 0,66 379,5n 0,40 Sau 21 ngày 254,27 1,13 8,16b 0,02 97,13j 0,20 378,6n 1,79 Sau 30 ngày 255,43 0,48 8,53c 0,03 97,37j 0,34 378,1n 0,92

* Trong cùng một cột, các số có chữ cái khác nhau thì khác nhau rõ rệt (P<0,01)

Kết quả phân tích độ pH của thức ăn ủ urê với nguyên liệu là rơm làm độ pH của thức ăn tăng lên rõ rệt (P<0,01). Như vậy, chứng tỏ NH3 được sinh ra từ urê trong quá trình xử lý đã làm cho độ pH của thức ăn ở công thức ủ tăng cao. Theo lý thuyết thì khi độ pH>8 thì các mối liên kết giữa lignin với các thành phần khác của vách tế bào thực vật sẽ bị phá vỡ tạo điều kiện cho vi sinh vật dạ cỏ và các enzyme do chúng tiết ra sẽ tiếp cận được với các cơ chất nên làm tăng tỷ lệ tiêu hóa xơ của thức ăn vốn bị lignin hóa như ở rơm và một số loại phế phụ phẩm trồng trọt khác (Sundstol và Owen, 1984) [32].

Kết quả phân tích thành phần hóa học của công thức ủ với urê cho thấy hàm lượng protein thô đã tăng lên rõ rệt (P<0,05). Tuy nhiên khi ủ với urê đã làm cho hàm lượng xơ tổng số của thức ăn giảm xuống rõ rệt (P<0,05), điều

này có thể lý giải do trong môi trường kiềm (pH >8) một phần chất xơ hòa tan trong môi trường trung tính như hemicellulose đã bị hòa tàn. Công thức ủ với urê không làm thay đổi hàm lượng vật chất khô của nguyên liệu đáng kể (P>0,05) tuy có sự thay đổi giảm của hàm lượng VCK trong thức ăn ủ tuy nhiên đây là do trong quá trình xử lý ủ có bổ sung thêm 100 lít nước đã làm cho kết quả phân tích thay đổi.

2.4.3. Đánh giá kh năng sinh trưởng ca bò thí nghim

2.4.3.1. Sinh trưởng tích lũy

Sau 90 ngày tiến hành thí nghiệm sử dụng thức ăn bổ sung cho bò, trong thời gian thí nghiệm tiến hành cân đo khối lượng của bò qua từng giai đoạn lúc bắt đầu sử dụng thức ăn, 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày. Kết quả thu được được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Sinh trưởng tích lũy của bò qua các tháng thí nghiệm (Kg) Ngày theo dõi Lô ĐC Lô TN1 Thức ăn ủ chua Lô TN2 Rơm ủ urê X m X± X±mX X±mX 1 177,30a ± 20,51 178,20a ± 12,21 176,17a± 11,25 30 178,41b ± 22,67 180,27ab ± 16,31 179,24ab± 16,97 60 180,22b ± 22,31 183,61ab ± 14,63 184,50a ± 17,93 90 183,82b ± 23,59 189,22a ± 15,71 190,71a ± 15,96

Ghi chú: a,b Những số trung bình cùng hàng mang chữ số mũ bên phải khác nhau sai khác

có ý nghĩa (P<0,05).

Kết quả thu được cho thấy bò sử dụng thức ăn với khẩu phần bổ sung thêm 5 kg rơm ủ urê cho kết quả sinh trưởng tích lũy cao nhất (tích lũy sau 90 ngày sử dụng thức ăn trung bình đạt 14,54 kg), sau đó đến lô thí nghiệm bổ sung 5 kg thức ăn thô xanh ủ chua (tích lũy sau 90 ngày đạt 11,02 kg). Sinh trưởng tích lũy ở lô đối chứng có tăng nhưng chậm hơn so với 2 lô thí nghiệm. Điều này có thể bước đầu khẳng định khi bổ sung thức ăn thô xanh cho bò không những đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho mùa đông của bò duy trì mà còn có thể làm tăng sinh trưởng tích lũy qua các giai đoạn. Được thể hiện qua, bò ở ngày đầu thí nghiệm của các lô có khối lượng sai khác nhau không rõ rệt (P>0,05) và phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và

cs (2006) [25],cho biết khối lượng bò vàng Việt Nam từ 18 - 24 tháng tuổi trong khoảng 160 - 182 kg. Nhưng sau 3 tháng sử dụng thức ăn bổ sung khối lượng bò của 2 lô thí nghiệm tăng lên rõ rệt và sai khác có ý nghĩa (P<0,05) so với lô đối chứng và so với kết quả của Nguyễn Xuân Trạch và cs (2006) [25]. Tuy sinh trưởng tích lũy của của lô TN1 sử dụng bổ sung thức ăn thô xanh và lô TN2 sử dụng bổ sung rơm ủ urê có sự sai khác nhưng sự sai khác ở đây không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).

2.4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối

Từ số liệu thu được sau 90 ngày thực hiện thí nghiệm sử dụng bổ sung thức ăn cho bò, qua tính toán ta sẽ được sinh trưởng tuyệt đối của bò thí nghiệm qua các giai đoạn, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4. Sinh trưởng tuyệt đối của bò qua các giai đoạn thí nghiệm (g/con/ngày) Thời gian theo dõi (ngày) Lô ĐC Lô TN1 Thức ăn ủ chua Lô TN2 Rơm ủ urê X m X± X±mX X±mX 1 - 30 37,00 ± 10,00 69,00 ± 21,00 102,33 ± 23,09 30 - 60 60,33 ± 23,05 111,33 ± 30,34 175,33 ± 41,07 60 - 90 120,00 ± 28,29 187,00 ± 34,71 207,00 ± 40,09 1 - 90 72,45 ± 31,51 122,44 ± 30,54 161,56 ± 30,76

Qua kết quả theo dõi được cho thấy sinh trưởng tuyệt đối ở tháng thứ nhất lô TN2 sử dụng bổ sung rơm ủ urê có sinh trưởng cao nhất 102,33 g/con/ngày, sau đó đến lô TN1 sử dụng bổ sung thức ăn ủ chua là 69,00 g/con/ngày, so với lô đối chứng là 37 g/con/ngày thì cao hơn hẳn và đây là sai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn. (Trang 42)