Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn. (Trang 40)

Việt Nam cung đã có rất nhiều cố gắng mở rộng diện tích gieo trồng, vừa đảm bảo lương thực cho con người vừa đảm bảo thức ăn cho gia súc. Từ năm 1960, chúng ta đã có chủ trương phát triển đồng cỏ cho trâu bò ở những vùng thiếu cỏ. Nếu như năm 1960 ở miền Bắc chỉ có 96 ha trồng cỏ thì qua năm 1961 và 1962 diện tích này đã tăng lên 323 và 687 ha. Sang năm 1963, theo số liệu ở 6 tỉnh đồng bằng, diện tích trồng cỏ và ngô làm thức ăn cho trâu bò đã đạt tới 3585 mẫu Bắc bộ. Năm 1976 Bộ Nông nghiệp đã phát hành bản dự thảo “Quy phạm, xây dựng, sử dụng, dự trữ và quản lý đồng cỏ ”, từ đó đến nay diện tích đồng cỏ trồng có tới 5000 - 6000 ha, nhiều cơ sở như Mộc Châu, Sao Ðỏ, Ðồng Giao, Phú Mãn, … đã xây dựng được hàng nghìn ha đồng cỏ chăn thả luân phiên (Báo cáo của tổng cục chăn nuôi, 1976) [29]. Nhiều khu vực chăn nuôi tập thể đã tiến hành cải tạo bãi cỏ thiên nhiên, đồng cỏ cho trâu bò và lợn, nhiều HTX đã sử dụng đất ven bờ sông nhỏ, ven đê trồng cỏ cung cấp cho gia súc.

Trong những năm gần đây nước ta đã nhập nhiều đợt các giống cỏ họ đậu và cỏ thảo nhiệt đới (chủ yếu từ Oxtraylia và Cuba) và đã tiến hành trồng thí nghiệm ở một số địa phương. Một số giống đã được đưa vào sản xuất như cỏ Pangola (Digitaria decumbes) cỏ Stylo (Stylosanthes)...Nguyễn Ngọc Hà và cs (1985) [5] đã tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội và đưa ra nhận xét: Nhóm cỏ thân cụm Panicum maximum Liconi.

Trương Tấn Khanh và cs (1999) [7] đã nghiên cứu tập đoàn cây thức ăn gia súc tại Ðắc Lắc. Bùi Thế Hùng trồng thử nghiệm một cây thức ăn gia súc trong các trại vùng trung du miền núi phía bắc. Vũ Thị Kim Thoa (2001) [23] nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số giống cỏ sả trên vùng đất xám Bình Dương. Lục Văn Ngôn (1970) [11], đã nghiên cứu so sánh năng suất và khả năng sống qua đông của một số giống cỏ trồng nhập nội trên đất đồi Thái Nguyên trong đó có giống cỏ Tây Nghệ An (Panicum maximum), Mộc Châu

(paspalum urvillei), cỏ Xu đăng (Sorglum xudannens), Guatemala (Trypsacum

laxum), cỏ voi, Pangola, cỏ lông qua thí nghiệm cho thấy các cỏ voi, Tây Nghệ An có tổng số đơn vị sản xuất ra lớn và có khả năng phát triển trong mùa đông. Nguyễn Thị Mùi và cs (2004) [10] đã nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn thức

ăn cho gia súc ăn cỏ và bước đầu xây dựng mô hình trồng cây thức ăn gia súc tại huyện Ðồng Văn - Hà Giang.

Ngoài những nghiên cứu về cây thức ăn gia súc để đảm bảo đầy đủ nguồn thức ăn cho trâu, bò; còn có những nghiên cứu về chế biến thức ăn cho trâu, bò từ phụ phẩm nông nghiệp như:

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch (2004) [25] khi theo dõi sự biến đổi thành phần hóa học của rơm xử lý bằng urê và vôi với mức urê: 0%, 2%, 4%; mức CaO: 0%, 3%, 6% và thời gian ủ là 21 ngày, cho thấy hàm lượng N tăng lên rõ rệt, hàm lượng NDF, hemicellulose giảm.

Vũ Chí Cương và cs (2011) [3] khí sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô sau thu hoạch, lõi ngô, bẹ bắp với khẩu phần rỉ mật cao (38%), bò ở 4 lô thí nghiệm cho tăng khối lượng tương ứng: 582, 625, 795 và 839 g/con/ngày.

Diện tích trồng cỏ của cả nước hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do các địa phương chưa quy hoạch đất trồng cỏ, chưa khai thác hết diện tích đất chưa sử dụng và chưa mạnh dạn chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ thâm canh. Bộ trưởng nhấn mạnh ngành chăn nuôi phải có sự điều chỉnh cơ cấu chiến lược, cụ thể là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ được coi là hướng chính. Muốn vậy cần có sự chuyển biến mạnh và đột phá trong khâu thức ăn. Ðối với những vùng phát triển mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, cỏ phải được coi là cây trồng chính và trồng cỏ phải được coi là hướng chuyển dịch hướng tới thâm canh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn. (Trang 40)