Đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn. (Trang 45)

Trong quá trình ủ chua chúng tôi tiến hành lấy mẫu để theo dõi biến động hàm lượng protein, VCK, pH sau 7, 21 và 30 ngày ủ. Kết quả nghiên cứu chất lượng cỏ trong quá trình ủ chua thu được được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.1. Chất lượng cỏ ủ tại các thời điểm nghiên cứu Thời điểm đánh giá VCK (g/kg tươi) pH Protein (g/kg VCK) Xơ tổng số (g/kg VCK) TB SE TB SE TB SE TB SE

Thời gian bắt đầu 292,07 0,80 - - 80,57 0,23 179,2 2,07 Sau 7 ngày 265,97 1,26 5,34 0,05 71,80 0,40 219,2 1,25 Sau 21 ngày 254,27 1,13 4,16 0,03 68,20 0,21 218,9 1,15 Sau 30 ngày 245,43 0,48 4,06 0,02 63,23 0,38 223,7 0,79 Kết quả thu được qua thời gian theo dõi và phân tích cho thấy sau 7 ngày ủ chua thì thức ăn ủ có pH=5,34 (<6), theo McCullôugh (1985), đây là mức pH cần phải đạt được khi ủ chua cây ngô và cỏ để đảm bảo chất lượng thức ăn ủ chua. Đến 21 ngày sau khi ủ chua pH của thức ăn đã giảm xuống dưới 4,5

(pH=4,16), theo Nguyễn Hữu Tào, Lê Văn Liễn (2005) [13]: Khi pH=4,5 thì nhóm vi khuẩn E.coli bị ức chế hoạt động, những loại vi khuẩn khác lên men axit butyric, nấm mốc, nấm men… có thể tồn tại được ở pH cao nhưng lại không thích ứng với môi trường yếm khí, do đó chúng chỉ phát triển được ở bề mặt hố ủ nơi có không khí lọt vào. Và sau 30 ngày ủ thì pH của cỏ ủ có giá trị ổn định <4,5 phù hợp với quan điểm của Nguyễn Hữu Tào, Lê Văn Liễn (2005) [13] cho rằng đây là: Giai đoạn đình chỉ mọi sự lên men cũng là giai đoạn cuối của quá trình ủ chua, trị số pH lúc này khá ổn định ở mức 3,9 - 4,5. Trong điều kiện pH<4,5 và môi trường yếm khí đa số vi sinh vật sẽ bị chết, thức ăn ủ chua sẽ được bảo quản tốt, tránh được tình trạng thối mốc ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn.

Qua bảng trên ta thấy trong toàn bộ giai đoạn ủ chua từ lúc bắt đầu cho đến sau 21 ngày hàm lượng vật chất khô của thức ăn ủ đều không có sự sai khác nhau rõ rệt (P>0,05). Tuy nhiên đến sau ngày ủ thứ 30 hàm lượng vật chất khô trong cỏ ủ giảm dần (P<0,01).

Về tỷ lệ hao hụt protein, kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy khi bổ sung men vi sinh vật làm giảm tỷ lệ hao hụt protein của cỏ ủ.

Hàm lượng protein trong sản phẩm phản ánh rõ nét ảnh hưởng của quá trình lên men. Như ta thấy trong 7 ngày đầu của quá trình ủ hàm lượng protein trong cỏ ủ giảm khá nhanh vì đây là giai đoạn sinh nhiệt do hô hấp ở tế bảo thực vật (Nguyễn Hữu Tào và cs, 2005) [13] ở giai đoạn này do bị cắt nguồn dinh dưỡng nên hoạt động của tế bào thực vật là dị hóa phân giải chất bột đường thành CO2, H2O và năng lượng nên sẽ làm tăng nhiệt độ của hố ủ đến mức nhất định sẽ làm chết tế bào thực vật; tuy nhiên trong giai đoạn này mới bắt đầu quá trình lên men vì vậy pH trong hố ủ vẫn chưa đủ thấp thể ức chế những loại vi sinh vật và nấm men nên khi tế bào thực vật chết thì hệ thống bảo vệ của tế bào mất tác dụng sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật và các men phân giải protein hoạt động mạnh, thủy phân protein thành axitamin và các amin khác, một phần axit amin sẽ tiếp tục bị phân giải thành amoniac (NH3). Nhưng từ ngày thứ 7 đến ngày 21, ngày 30 thì tỷ lệ hao hụt protein trong thức ăn giảm nhiều do khi bổ sung men vi sinh sẽ tăng cường hoạt động của nhóm vi khuẩn sinh axit lactic và làm pH hố ủ giảm nhanh; trong điều

kiện pH thấp sẽ làm ức chế hoạt động vi sinh vật phân giải protein vì vậy khi bổ sung men vi sinh sẽ làm giảm tỷ lệ hao hụt protein trong quá trình lên men. Vi khuẩn Lactobacillus planetarium tham gia làm chất khởi động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến và sử dụng thức ăn thô xanh bổ sung cho chăn nuôi bò trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại Bắc Kạn. (Trang 45)