Các giải pháp liên quan đến kế toán công cụ tài chính

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán ở Việt Nam (Trang 89)

- Hoàn thiện về định giá: Cần đưa ra một phương pháp định giá phù hợp cho chứng khoán đầu tư để các nhà đầu tư không định giá khác nhau của cùng một công cụ tài chính. Đảm bảo tính hiệu quả trong khi xem xét giá từng loại công cụ tài chính.

- Hoàn thiện về chứng từ: Chưa có chứng từ cụ thể quy định cho công cụ tài chính phái sinh. Do vậy, các công ty thường quy định chứng từ để phù hợp với công ty mình nên chưa có cách quản lý, kiểm soát phù hợp. Do vậy, cần

đưa ra hệ thống các chứng từ bắt buộc và những chứng từ bổ sung cũng như quy trình luân chuyển chứng từ dùng cho công cụ tài chính phái sinh góp phần làm cho việc quản lý công cụ tài chính phù hợp và hiệu quả.

- Hoàn thiện về tài khoản: Các công ty chứng khoán phụ thuộc vào tình hình thực tế của mình để đưa ra các tài khỏan con riêng cho công ty mình. Do vậy, cần quy định việc mở các tài khỏan con liên quan đến công cụ tài chính. Hơn nữa, công cụ tài chính phái sinh chưa có tài khỏan cụ thể nên việc hạch toán nó còn nhiều khó khăm. Ta nên mở tài khoản riêng cho công cụ tài chính phái sinh hoặc mở tài khoản con để theo dõi, đảm bảo việc theo dõi phù hợp và hiệu quả.

- Hoàn thiện về quy trình kế toán: Do công cụ tài chính phái sinh tương đối mới nên chưa có thông tư quy định về phương pháp hạch toán công cụ tài chính phái sinh nên mỗi công ty có một cách hạch toán khác nhau phù hợp với công ty mình. Vậy nên cần đưa ra phương pháp hạch toán công cụ tài chính phái sinh phù hợp trong quá trình phát sinh, lưu giữ và kết thúc công cụ tài chính phái sinh.

+ Về việc ghi nhận chi phí khi phát sinh công cụ tài chính phái sinh: tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán nên ghi nhận vào TK 635- Chi phí tài chính phản ánh chi phí khi sử dụng công cụ tài chính phái sinh không có hiệu quả (lỗ trong việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh) và phản ánh phí quyền chọn mua hoặc bán chứng khoán.

+ Về việc ghi nhận doanh thu: Nên cho vào TK 515- Doanh thu tài chính là việc ghi nhận khi phát sinh công cụ tài chính phái sinh lãi trong việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh và phản ánh thu từ bán quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán.

Do Bộ tài chính cũng đã ban hành một số văn bản quy định về kế toán công cụt tài chính, tuy nhiên so với tình hình thực tế thì nó vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp do các văn bản này còn thiếu hoặc trình bày một cách chung chung . Do vậy ta cần tiến hành để xuất các văn bản phù hợp với nhu cầu và tình hình hiện tại như sau:

Văn bản hiện

hành Văn bản đề xuất

Phân loại trình bày công cụ tài chính -VAS22 - Thông tư 95/2008/TT-BTC - Thông tư 210/2009/TT-BTC

Quy định về phân loại và trình bày công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán.

Hướng dẫn phân loại , trình bày công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán. Ghi nhận đo lường công cụ tài chính - VAS 01, VAS 10 -Thông tư 228/2009/TT-BTC -Thông tư số 95/2008/TT-BTC

Hướng dẫn đo lường giá trị hợp lý và nguyên giá phân bổ với việc áp dụng lãi suất thực

Hướng dẫn ghi nhận và xóa bỏ ghi nhận công cụ tài chính

Hướng dẫn đo lường công cụ tài chính tại thời điểm ghi nhận và sau ghi nhận

Hướng dẫn đo lường và xử lý tổn thất tài sản tài chính.

Kế toán công cụ

phái sinh Chỉ có dự thảo.

Quyết định về kế toán công cụ phái sinh và phòng ngừa rủi ro áp dụng cho các công ty chứng khoán Hướng dẫn thực hiện kế toán công cụ phái sinh và kế toán phòng ngừa rủi ro áp dụng cho các công ty chứng khoán

Công bố công cụ tài chính

- VAS22

- Thông tư

210/2009/TT-BTC

Hướng dẫn về công bố công cụ tài chính phái sinh trong các công ty chứng khoán

Biểu 4.1 Các văn bản đề xuất về kế toán công cụ tài chính Về phân loại và trình bày công cụ tài chính.

- Để thuận tiện và thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ,ta cần căn cứ vào IAS 32, IAS 39, IFRS7, FFRS9 để đưa ra các khái niệm cụ thể: công cụ tài chính, tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính, công cụ vốn chủ sở hữu, công cụ phái sinh, công cụ tài chính phức hợp và đưa ra khái niệm chi tiết với mỗi thuật ngữ để tạo điều kiện thuận lợi.

- Nguyên tắc chung để trình bày công cụ tài chính khi công

ty chứng khoán phát hành hay đầu tư là nợ tài chính, tài sản tài chính hay công cụ vốn chủ sở hữu là tôn trọng bản chất của giao dịch. Theo đó, căn cứ quan trọng để trình bày công cụ tài chính trên bảng cân đối kế toán là dựa vào bản chất của các luồng tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng và định nghĩa về từng loại công cụ tài chính là tài sản tài chính, nợ tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu.

-Về phân loại công cụ tài chính trong công ty chứng khoán.

Việc phân loại tài sản tài chính khi ghi nhận ban đầu hết sức quan trọng vì đây là căn cứ để xác định cơ sở đo lường từng nhóm tài sản tài chính. Khi phân loại tài sản tài chính, công ty chứng khoán cần căn cứ vào : Mô hình kinh doanh của các công ty chứng khoán và đặc trưng của luồng tiền của tài sản tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay các công ty chứng khoán phát hành công cụ tài chính phức hợp như trái phiếu chuyển đổi. Các công cụ tài chính phức hợp có hợp đồng chủ là trái phiếu thông thường, còn công cụ phái sinh chìm đi cũng là quyền chuyển đổi

trái phiếu thành cổ phiếu (có bản chất của công cụ vốn chủ sở hữu) và công cụ phái sinh tiền tệ.

Ngược lại, các công ty chứng khoán cũng đầu tư vào các công cụ tài chính phức hợp như trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi bao gồm thành phần công cụ nợ là trái phiếu và công cụ phái sinh chìm là quyền chọn chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu.

Nguyên tắc trình bày công cụ tài chính phức hợp như sau:

- Công cụ tài chính phức hợp do công ty chứng khoán đầu

tư: không tách công cụ phái sinh chìm ra khỏi trái phiếu mà trình bày chúng như tài sản tài chính độc lập .

- Công cụ tài chính phức hợp do công ty chứng khoán phát

hành: Phải tách và trình bày riêng các bộ phận cấu thành. Vận dụng IAS 39, nguyên tắc tách công cụ tài chính phức hợp thành nợ phải trả và vốn chủ sở hữu căn cứ vào bốn điều kiện:

+ Công cụ tài chính phức hợp có được công ty chứng khoán giữ để kinh doanh với chênh lệch giá trị hợp lý ghi vào kết quả kinh doanh hay không. + Sự thỏa mãn định nghĩa công cụ phái sinh

+ Đặc tính kinh tế và rủi ro của công cụ phái sinh và của trái phiếu có quan hệ chặt chẽ với nhau hay không.

+ Giá trị hợp lý của công cụ phái sinh có thể xác định đáng tin cậy hay không?

Trường hợp, nếu có ít nhất một trong bốn điều kiện không thỏa mãn thì công cụ tài chính phức hợp không tách riêng các bộ phận mà trình bày toàn bộ vào nhóm nợ tài chính. Trường hợp tất cả các điều kiện thỏa mãn, các bộ phận cấu thành trình bày riêng biệt phù hợp với bản chất của chúng.

Do chưa có văn bản cụ thể quy định về nguyên tắc ghi nhận và đo lường công cụ tài chính. Để tạo nền tảng cho hoàn thiện kế toán công cụ tài chính, Bộ tài chính cần ban hành Quyết định về nguyên tắc ghi nhận đo lường công cụ tài chính trên cơ sở hài hòa với IAS/IFRS và phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Ngay sau đó cần triển khai hướng dẫn áp dụng cho các công ty chứng khoán .

- Cần bổ sung các thuật ngữ: kế toán ngày giao dịch, kế toán ngày thanh toán, giá trị hợp lý, chi phí giao dịch, nguyên giá phân bổ, phương pháp lãi suất thực tế và xóa bỏ ghi nhận công cụ tài chính.

- Cần đưa ra quy định về ngày ghi nhận ban đầu với tất cả

các công cụ phái sinh là ngày giao dịch ( là thời điểm mà các công cụ phái sinh có thể khiến công ty chứng khoán đối mặt với rủi ro về giá trị hợp lý của chúng thay đổi theo các biến số cơ sở như tỷ giá hối đoái, lãi suất, chỉ số cổ phiếu, …

- Về đo lường công cụ tài chính khi ghi nhận và khi lập báo cáo tài chính. Các nhà nghiên cứu kế toán cũng như các nhà lập quy đều ủng hộ cơ sở đo lường công cụ tài chính theo giá trị hợp lý của IAS/IFRS. Tuy nhiên, điểm yếu khi sử dụng cơ sở đo lường này là tính đáng tin cậy của cơ sở dữ liệu sử dụng để ước tính giá trị hợp lý của công cụ tài chính.

Trên thực tiễn, các công ty chứng khoán đã sử dụng giá trị hợp lý ( giá thị trường) để đánh giá một số chứng khoán kinh doanh khi xác định dự phòng giảm giá. Như vậy, trước mắt áp dụng cho các công cụ tài chính đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán chính thức. Ban đầu, các cơ sở đo lường là giá trị hợp lý, nguyên giá phân bổ và áp dụng lãi suất thực và giá gốc cũng được sử dụng để xác định giá trị công cụ tài chính cả khi ghi nhận và sau ghi nhận.

Hiện nay tại các công ty chứng khoán, mọi tài sản tài chính được đo lường theo giá gốc khi ghi nhận ban đầu. Theo IAS 39,trong điều kiện giao dịch thông thường,giá giao dịch khi trao đổi chính là giá trị hợp lý của công cụ tài chính vào thời điểm ghi nhạn ban đầu. Theo thông tư 95 thì đối với các chứng khoán được các công ty chứng khoán đầu tư thì đây chính là giá mua là giá trị hợp lý đáng tin cậy.

Kiến nghị đo lường công cụ tài chính ghi nhận ban đầu

CCTC Đo lường Cơ sở xác định Xử lý chênh

lệch

Tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ Giá gốc Giá mua/ phát hành cộng chi phí mua/phát hành Không phát sinh chênh lệch Tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý

Giá giao dịch khi pháy hành hay khi trao đổi công cụ tài chính Chi phí giao dịch ghi nhận vào kết quả kinh doanh Công cụ tài chính phức hợp Xác định giá trị hai bộ phận riêng theo giá trị hợp lý

Giá trị hiện tại phần nợ tài chính theo lãi suất thị trường của công cụ nợ . Giá trị hợp lý của công cụ phái sinh chìm là phần giá trị còn lại của công cụ phức hợp. Không phát sinh chênh lệch.

Biểu 4.2 Đo lường công cụ tài chính ghi nhận ban đầu

+ Các tài sản tài chính đo lường theo nguyên giá phân bổ (trừ công cụ tài chính có lãi suất ưu đãi ) đều có đặc trưng là có các khoản tiền xác định hay

cố định, sẽ được thanh toán vào thời điểm cố định trong tương lai nên chi phí giao dịch hay phát hành cần được tính vào giá trị tài sản khi ghi nhận ban đầu. Đồng thời, định kỳ các CTCK tính thu nhập lãi căn cứ vào lãi suất thực và nguyên giá phân bổ đầu kỳ của tài sản tài chính.

+ Các tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý. Cơ sở đo lường khi ghi nhận ban đầu là giá trị hợp lý, tức là giá giao dịch khi phát hành hay chuyển giao công cụ tài chính. Mọi chi phí giao dịch liên quan đến phát hành hay đầu tư được ghi nhận trực tiếp vào kết quả kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các công cụ tài chính phức hợp : Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, CTCK cần đo lường và trình bày riêng biệt hai thành phần là nợ tài chính và vốn chủ sở hữu. Trong đó, theo IAS 32, giá trị phần nợ tài chính là giá trị hiện tại của công cụ nợ tương tự lãi suất thị trường, giá trị còn lại của công cụ tài chính phức hợp là thành phần vốn chủ sở hữu.

 Đo lường công cụ tài chính khi lập báo cáo tài chính (sau ghi nhận ban đầu)

Đo lường công cụ tài chính sau ghi nhận (khi lập cáo cáo tài chính) cần đạt mục tiêu là cung cấp được thông tin giúp các đối tượng sử dụng đánh giá được bản chất kinh tế và rủi ro gắn với chúng trong kỳ kinh doanh cũng như vào thời điểm lập báo cáo. Để đo lường công cụ tài chính khi lập báo cáo tài chính cần sử dụng các cơ sở đo lường là giá trị hợp lý, nguyên giá phân bổ với việc sử dụng phương pháp lãi suất thực và giá gốc.

Kiến nghị đo lường công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu:

- Đối với chứng khoán thương mại :

+ Sau ghi nhận ban đầu, khi lập trình bày báo cáo tài chính các khoản chứng khoán được phân loại vào nhóm thương mại cần phải xác định theo giá trị hợp lý. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý được ghi nhận trực tiếp vào

báo cáo kết quả kinh doanh mà không thực hiện lập dự phòng khi khoản đầu tư chứng khoán thương mại bị giảm giá.

+ Trường hợp các khoản đầu tư chứng khoán thương mại không có giá niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và giá trị hợp lý không thể xác định một cách đáng tin cậy thì sẽ phản ánh theo giá trị ghi sổ

+ Khi khoản đầu tư chứng khoán đã bán: Khoản lãi hoặc lỗ khi bán khoản đầu tư sẽ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh.

- Đối với loại chứng khoán sẵn sàng để bán:

+ Trong trường hợp doanh nghiệp không có ý định hoặc không có khả năng nắm giữ khoản chứng khoán cho đến lúc đáo hạn thì nó được phân loại lại vào nhóm “Chứng khoán sẵn sàng để bán” và được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và ghi sổ được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

+ Nguyên tắc ghi nhận theo giá trị hợp lý thì sau ghi nhận ban đầu khi lập trình bày báo cáo tài chính các khoản chứng khoán được phân loại vào nhóm sẵn sàng để bán cần phải xác định theo giá trị hợp lý. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu mà không thực hiện lập dự phòng khi khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán bị giảm giá.

+ Trường hợp các khoản đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán không có giá niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và giá trị hợp lý không thể xác định một cách đáng tin cậy thì sẽ phản ánh theo giá trị ghi sổ.

+ Khi khoản đầu tư chứng khoán đã bán: Khoản lãi hoặc lỗ khi bán khoản đầu tư sẽ được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh và khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý từ sau ghi nhận ban đầu cho đến khi bán số chứng khoán này đã được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu sẽ được chuyển vào ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

- Đối với chứng khoán giữ tới ngày đáo hạn :

+ Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn sẽ được phản ánh theo giá trị phân bổ sử dụng phương pháp lãi suất thực tế

+ Nếu công ty bán một khoản đầu tư thuộc nhóm “nắm giữ đến ngày đáo hạn” thì toàn bộ khoản đầu tư đang được phân loại vào nhóm “nắm giữ đến ngày đáo hạn” phải được phân loại lại vào nhóm “sẵn sàng để bán” và không được

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán ở Việt Nam (Trang 89)