0
Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Hoạt động môi giới – giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM (Trang 56 -56 )

Hoạt động môi giới – giao dịch chứng khoán là hoạt động đứng ra làm trung gian giao dịch (mua bán) chứng khoán cho nhà đầu tư. Hoạt động này cũng bao gồm các tiện ích hỗ trợ nhà đầu tư như giao dịch trực tuyến, đặt lệnh qua điện thoại, hỗ trợ nguồn vốn. Hoạt động môi giới chứng khoán phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây

Năm 2006, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là 39.389,725 tỷ đồng. Do hầu hết các Công ty chứng khoán (CTCK)được cấp giấy phép hoạt động vào tháng 12 nên tính chung cả năm có khoảng 2.813,55 tỷ đồng.

Năm 2007, Tổng giá trị giao dịch chứng khoán toàn thị trường là 281.258 tỷ đồng. Số lượng công ty khoảng 78 công ty. Giá trị giao dịch trung bình 1 công ty chứng khoán là 3.065 tỷ đồng. Những công ty chứng khoán có doanh số môi giới giao dịch lớn đa số là những công ty đã có nhiều năm hoạt động, có nhiều nhà đầu tư mở tài khoản.

Tính đến quý IV năm 2008, doanh thu môi giới của các Công ty chứng khoán khoảng trên dưới 500 triệu đồng/ tháng. Theo số liệu tổng hợp từ 2 sàn HOSE và HASTC cho thấy giao dịch cổ phiếu toàn thị trường từ đầu năm 2008 cho đến hết 10/2008 khoảng gần 157.000 tỷ đồng. Trung bình 1 tháng giao dịch toàn thị trường khoảng 15.700 tỷ đồng. CTCK thực hiện cả 2 nghiệp vụ mua và bán chứng khoán, do đó tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của toàn bộ hệ thống các Công ty chứng khoán là 31.400 tỷ đồng.

Tính tới ngày 31/12/2009, theo thống kê từ HOSE và HNX thì số công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động chính thức trên thị trường là 101 công ty. Tuy nhiên, số lượng hoạt động thực sự hiệu quả chỉ có khoảng 15 công ty. Trong đó riêng thị phần môi giới của 10 công ty đứng đầu đã chiếm 51,25%.

Tính chung cả năm 2010, TLS dẫn đầu với 11,9% thị phần.So với thị phần năm 2009 là 8,45%, thị phần của TLS đã tăng lên đáng kể trong năm qua.VNDirect đứng thứ 2 với 5,12%. Tiếp đến là HSC (4,71%), FPT (4,59%), Sacombank-SBS (4,11%)…VNDS và HSC cũng đã có sự thăng hạng đáng kể: VNDS từ thứ 8 lên thứ 2 và HSC từ thứ 6 lên thứ 3.Hai công ty không có mặt trong bảng xếp hạng năm 2009 là Châu Á - Thái Bình Dương và Hòa Bình.SSI rơi từ thứ 2 xuống thứ 6 với thị phần giảm từ 4,52% xuống 4%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM (Trang 56 -56 )

×