0
Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Hoạt động tự doanh chứng khoán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

Xuất phát từ hoạt động tự doanh giao dịch cổ phiếu OTC và là hoạt động thường đóng góp lớn trong lợi nhuận công ty. Những yếu tố đem lại nhiều thành công trong hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán ở Việt Nam

- Bảo đảm các chỉ số tài chính trong định mức an toàn: xác định hoạt

động tự doanh có rủi ro, các công ty đã hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính tránh phụ thuộc vào tín dung, đồng thời dễ dàng trong việc chủ động các hoạt động chốt lãi hay cắt lỗ, hệ số an tòan của công ty phải thường xuyên tốt

- Chuyển trọng tâm đầu tư từ OTC, vốn cổ phần tư nhân sang niêm yết:

Các công ty thường xuyên linh hoạt, phản ứng nhanh với thay đổi của thị trường để đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn. Chiến lược gần đây là tăng tỷ trọng đầu tư vào thị trường niêm yết do có tính thanh khoản cao và chỉ số tài chính tốt .

- Chuyên nghiệp hóa hoạt động phân tích và quy trình đầu tư: Công ty

thành lập Hội đồng đầu tư và đề ra các hạn mức đầu tư cho các cấp đầu tư, cấp độ cao nhất ra quyết định đầu tư là hội đồng quản trị, Ngoài ra còn xây dựng quy trình đầu tư bài bản, có tính kiểm soát rủi ro cao, Các hoạt động phân tích đầu tư chú trọng không chỉ phân tích cơ bản mà còn phân tích vĩ mô, phân tích dòng tiền phân tích tâm lý đầu tư và chu kỳ của thị trường. Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007).

Sang năm 2008, hầu hết các công ty chứng khoán đều thua lỗ ở mảng tự doanh này. Hoạt động tự doanh thua lỗ lớn do thị trường giảm sâu. Trong khi doanh thu môi giới không đủ chi trả so với chi phí chung.

Trong quý I năm 2009 hàng loạt công ty chứng khoán đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh. Tuy nhiên đến quý II năm 2009 thì hoạt động tự doanh lại là mảng tạo ra lợi nhuận chính cho CTCK. Quý III năm2009, TTCK Việt Nam có những chuyển biến tích cực. Nhờ sự tăng trưởng mạnh của TTCK và mức độ thanh khoản tăng nhanh cùng với việc các công ty chứng khoán thực hiện nhiều dich vụ hỗ trợ, kết quả kinh doanh của nhiều CTCK đã cải thiện mạnh mẽ.VN-Index và HNX- Index tăng tương ứng 59,7% và 53% đi kèm với giá trị giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi phiên.

Điển hình một số công ty như sau:

Theo IBS, đến tháng 6/2009, Công ty đã có hơn 32.000 tài khoản khách hàng, trong đó có hơn 17.000 tài khoản giao dịch thường xuyên. Tuy nhiên, với doanh thu môi giới 12,52 tỷ đồng, chiếm 11,24% doanh thu, hoạt động môi giới của IBS dường như vẫn khá khiêm tốn so với tiềm năng của số lượng tài khoản đã có.

Theo SHS công bố, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động môi giới của Công ty tăng gấp 4 lần so với cả năm 2008. Số lượng tài khoản giao dịch SHS đạt 4.500 tài khoản, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2008. Từng tháng, thị phần môi giới của các CTCK luôn thay đổi chóng mặt, trong đó có SSI, BVSC và HSC luôn có mặt ổn định trong top “10”…

Theo SSI, trong tổng doanh thu 303,83 tỷ đồng có 172,52 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư chứng khoán và góp vốn.

Tương tự, hoạt động tự doanh của HSC chiếm tỷ trọng 62,23% trong tổng doanh thu. Như vậy mảng tự doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của các CTCK.

Trong năm 2010, các chỉ số VN- index và HNX index có xu hướng đi ngang và giảm điểm, bên cạnh đó, thị trường giao dịch của các cổ phiếu chưa niêm

yết ( OTC) gần như bị đóng băng, khiến cho hầu hết các công ty chứng khoán gặp khó khăn và thua lỗ trong hoạt động tự doanh. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán đã kịp thời hoán đổi và đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phản ứng kịp thời với biến động của thị trường. Doanh thu hoạt động tự doanh năm 2010 ở các công ty chứng khoán lớn đều tăng so với năm 2009, điển hình như doanh thu hoạt động tự doanh của DAS năm 2010 là 89.55 tỷ đồng, tăng 16 % so với năm 2009.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

×