Đánh giá thực trạng kế toán các công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán ở

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán ở Việt Nam (Trang 77)

chứng khoán ở Việt Nam

Các công ty chứng khoán đã thực hiện đầy đủ theo thông tư 95/2008/TT-BTC về chế độ chứng từ, tài khoản, phương pháp kế toán và báo cáo tài chính về công cụ tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có những vướng mắc mà thông tư không quy định hoặc quy định không rõ ràng đòi hỏi phải sửa đổi. Trong quá trình hội nhập WTO thì kế toán công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán Việt Nam đang được bộ tài chính dần hoàn thiện, đang đưa ra các văn bản về hướng dẫn việc thực hiện:

Nội dung Văn bản hiện hành

Phân loại trình bày công cụ tài chính

- VAS22

- Thông tư 95/2008/TT-BTC - Thông tư 210/2009/TT-BTC

Ghi nhận đo lường công cụ tài chính

- VAS 01, VAS 10

- Thông tư 228/2009/TT-BTC

- Thông tư số 95/2008/TT-BTC

Kế toán công cụ phái sinh Chỉ có dự thảo.

Công bố công cụ tài chính -- VAS22Thông tư 210/2009/TT-BTC

Biểu 3.3 Các văn bản về Công cụ tài chính hiện hành

Các quy định và chế độ kế toán hiện hành đã bước đầu có các hướng dẫn về việc phân loại công cụ tài chính cũng như về trình bày công cụ tài chính phức hợp. Tuy nhiên quy định hiện hành còn chưa chi tiết và chưa có nguyên tắc bao trùm các tình huống có thể phát sinh thực tế.

Kết luận chương 3

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các CTCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức hoạt động và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh và sự xuất hiện của nhiều loại công cụ tài chính mới trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, sự khác biệt giữa các quy định hiện hành về ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính so với chuẩn mực quốc tế về kế toán là một trở ngại không nhỏ đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay.

Như vậy hiện nay công cụ tài chính đã đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong các công ty chứng khoán. Những công ty này đang vận dụng những ưu điểm của nó như đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư chứng khoán dài hạn. Tuy nhiên về công cụ tài chính phái sinh thì hầu hết các công ty ít sử dụng hoặc chỉ sử dụng hợp đồng quyền chọn- loại công cụ tài chính phái sinh ăn theo công cụ tài chính truyền thống. Nó giúp các công ty chứng khoán sử dụng quyền chọn bán hoặc mua dựa vào sự phân tích của mình. Do vậy hợp đồng quyền chọn phòng tránh được rủi ro của nó, Tuy nhiên, Các công ty chứng khoán chưa sử dụng hết được những công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hợp đồng hoán đổi - một công cụ phòng chống rủi ro hiệu quả của các công ty Chứng khoán.

- Việc tổ chức hạch toán kế toán của các công ty chứng khoán tương đối hoàn thiện, tuy nhiên các công cụ tài chính phái sinh chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể nên việc hạch toán còn dựa vào kinh nghiệm và tình hình thực tế của từng công ty.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUÂT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM VÀ KẾT LUẬN 4.1. Thảo luận kết qủa nghiên cứu của đề tài

4.1.1. Về mặt lí luậnThành tựu Thành tựu

Các quy định về kế toán trong công ty chứng khoán đã phần nào đáp ứng được sự phát triển của thị trường chứng khoán, có thể giúp các công ty chứng khoán phản ánh các hoạt động đầu tư của mình.

Về cơ bản, các quy định về kế toán đối với các công ty chứng khoán đang dần được hoàn thiện, phù hợp với các quy định chung của quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế việt Nam trong quá trình hội nhập. Các quy định và chế độ kế toán hiện hành đã bước đầu có các hướng dẫn về việc phân loại và trình bày công cụ tài chính nói chung.

Đáng chú ý là ngày 6/11/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính tại Việt Nam; Áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính . Thông tư tập trung vào hướng dẫn việc thực hiện Chuẩn mực kế toán Quốc tế số 32 “công cụ tài chính: trình bày” nhằm giúp cho việc trình bày các công cụ tài chính trên Báo cáo tài chính và Quy định áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 07 ”Công cụ tài chính: Thuyết minh” nhằm mục đích hướng dẫn thuyết minh về công cụ tài chính để giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá sự ảnh hưởng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị; Đánh giá bản chất cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro của đơn vị.

Trong thời gian tới, bộ tài chính sẽ sớm ban hành thông tư hướng dẫn kế toán đối với công cụ tài chính phái sinh nói chung và công cụ chứng khoán phái sinh nói riêng cụ tài chính.

Các thuật ngữ được sử dụng trong thông tư 210/2009/TT-BTC và dự thảo thông tư hướng dẫn kế toán công cụ phái sinh khá phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều đó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và nâng cao tính minh bạch của BCTC. Nó cũng minh chứng cho cam kết của Việt Nam từng bước tiến tới áp dụng tất cả các chuẩn mực kế toán quốc tế. Cả người sử dụng và người lập BCTC sẽ được hưởng lợi từ việc thực hiện Thông tư 210/2009/TT-BTC, mặc dù người lập BCTC gặp nhiều thách thức và khó khăn trong giai đoạn đầu.Đây cũng là tiền đề cho việc ra đời thị trường chứng khoán phái sinh ở nước ta, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển

Tồn tại

Cho tới thời điểm hiện tại,chế độ kế toán Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc kế toán công cụ tài chính :

Chưa có chuẩn mực kế toán quy định về việc kế toán các công cụ tài chính đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty chứng khoán nói riêng . Điều đó sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập.

Hầu như các văn bản pháp quy không đề cập đến thời điểm ghi nhận ban đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thuật ngữ còn chưa có sự thống nhất, chưa có văn bản pháp quy quy định rõ về các định nghĩa, thiếu hướng dẫn cụ thể, thiếu thống nhất sử dụng các thuật ngữ . Điều này sẽ khiến các công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong việc phân loại và trình bày các công cụ tài chính

Chưa có văn bản pháp quy phân loại tổng thể cho mục đích xây dựng nguyên tắc ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố đối với từng loại. Sự thiếu hướng dẫn cụ thể khiến các công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn khi áp dụng thực tiễn. Tuy nhiên trên thực tiễn tất cả các công ty chứng khoán đều phân các chứng khoán đầu tư ra gồm hai phần chứng khoán đầu tư ngắn hạn và dài hạn, nhưng cụ thể mỗi loại gồm những loại cụ thể nào thì lại có sự khác nhau giữa các công ty chứng khoán.

Việc quy định ghi nhận công cụ tài chính : Theo quy định của Hệ thống kế toán các công ty chứng khoán,các công cụ tài chính có thể được ghi nhận theo giá trị hợp lý hoặc theo phương pháp giá. Theo phương pháp giá gốc, khi giá chứng khoán trên thị trường tăng lên, doanh nghiệp không được phép ghi nhận sự tăng giá của chứng khoán là một khoản lãi chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Ngược lại khi giá chứng khoán trên thị trường giảm giá, theo nguyên tắc thận trọng các doanh nghiệp phải lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo thông tư 228/2009/TT-BTC

Theo quy định hiện hành kế toán các khoản đầu tư chứng khoán chưa phản ánh đúng tình hình thu nhập cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp (Đặc biệt khi giá của chứng khoán trên thị trường tăng lên). Doanh nghiệp không được phép phản ánh giá trị thị trường của các khoản chứng khoán tăng giá theo giá trị hợp lý tại thời điểm lập báo cáo tài chính, mà phải phản ánh theo giá gốc. Phần chênh lệch giữa giá mua vào và giá thị trường của chứng khoán tại thời điểm lập báo cáo tài chính không được ghi nhận là một khoản lãi chưa thực hiện do đó chưa phản ánh giá trị thực của khoản đầu tư chứng khoán tại thời điểm lập báo cáo, cách hạch toán này không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo IAS 39, trong điều kiện bình thường, giá gốc của công cụ tài chính thường gần với giá trị hợp lý tại thời điểm mua, bởi công cụ tài chính được trao đổi giữa các bên trên cơ sở thỏa thuận và chi phí giao dịch thấp.

Tuy nhiên, tại các công ty chứng khoán, một số trường hợp, giá gốc hoàn toàn khác biệt với giá trị hợp lý tại thời điểm ghi nhận ban đầu.

+ Chưa có quy định hướng dẫn chi tiết việc đo lường từng yếu tố nợ và vốn cho các công cụ tài chính phức hợp như trái phiếu chuyển đổi, gây khó khăn cho công ty chứng khoán trong việc hạch toán công cụ tài chính phức hợp theo đúng bản chất của công cụ.

Quy định về việc kế toán công cụ tài chính mới chỉ được nói tới trong thông tư 210/2009/TT-BTC,nhưng thông tư 210/2009/TT-BTC chỉ nêu những nội dung chung nhất, mang tính tổng quát về việc phân loại và trình bày các công cụ tài chính mà chưa quy định chi tiết đối với các từng loại công cụ tài chính,từng loại hình doanh nghiệp, chưa có những nguyên tắc bao trùm các tình huống phát sinh.

Trong dự thảo thông tư hướng dẫn kế toán công cụ phái sinh sắp được bộ tài chính ban hành trong thời gian sắp tơi, Các quy định trong dự thảo nhìn chung khá hợp lý. Tuy nhiên, dự thảo chỉ đề cập tới mốt số công cụ tài chính phái sinh, chủ yếu là trên thị trường tiền tệ. Công cụ chứng khoán phái sinh duy nhất được quy định là quyền chọn. Điều này khó có thể đáp ứng được sự phát triển của thị trường chứng khoán của nước ta trong những năm gần đây

4.1.2. Về mặt thực tiễn Thành tựu

Các công ty chứng khoán khá tuân thủ hệ thống các quy định về kế toán trong các công ty chứng khoán về nguyên tắc kế toán phân loại, ghi nhận, đo lường chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn và nguyên tắc trình bày trên báo cáo tài chính.

Theo kết quả kiểm toán độc lập cho thấy các công ty chứng khoán đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của công ty cũng như kết

quả kinh doanh và các dòng lưu chuyển tiền tệ, xét trên khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các Chuẩn mực kế toán Việt nam, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành áp dụng cho các công ty chứng khoán hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam

Các thành tựu đạt được là sự cố gắng của các công ty chứng khoán trong quá trình vận dụng các quy định về nguyên tắc ghi nhận đo lường, trình bày và công bố công cụ tài chính đã góp phần quan trọng để các quy định đi vào thực tiễn và hữu ích.

Tồn tại.

Chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ: Cùng một cơ sở đo lường là giá gốc, nhưng các công ty chứng khoán lại sử dụng thuật ngữ khác nhau, thậm chí là nhiều thuật ngữ trong cùng một công ty: giá trị mua thực tế, giá gốc, giá vốn,…

Trên Thuyết minh báo cáo tài chính các công ty chứng khoán không nói rõ ghi nhận ban đầu các chứng khoán theo giá thực tế mua hay mệnh giá. Ngoài ra các công ty đều sử dụng thuật ngữ giá vốn cho các chứng khoán sau ghi nhận. Giá trị chứng khoán sau ghi nhận là giá vốn trừ các khoản dự phòng. Tuy nhiên lại không nêu rõ cơ sở đo lường giá vốn.

Các công ty chứng khoán chưa quan tâm đến khái niệm kế toán ngày giao dịch và kế toán ngày thanh toán như quy định của IAS 39. Ngoài ra các công ty chứng khoán chưa nói rõ thời điểm ghi nhận ban đầu các công cụ tài chính. Các công cụ tài chính hầu hết đều được các công ty chứng khoán ghi nhận ban đầu vào ngày giao dịch được thực hiện (tức là phù hợp với khái niệm ngày thanh toán trong IAS 39), nhưng không được công bố trên Thuyết minh báo cáo tài chính.

Đo lường công cụ tài chính còn nhiều bất cập và khác biệt so với IAS/IFRS. Theo quy định, các công ty chứng khoán có thể chọn ghi nhận theo

giá trị hợp lý hoặc theo phương pháp giá gốc. Và hầu hết các công ty chứng khoán đều sử dụng phương pháp giá gốc để ghi nhận. Như đã phân tích, điều này không phù hợp với các quy định quốc tế

Sự khác biệt trên đã khiến cho các công ty chứng khoán nói riêng và các doanh nghiệp nói chung gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế, khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài . các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc so sánh thông tin giữa các công ty và việc ra quyết định thiếu chính xác.

Nguyên nhân của những tồn tại.

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển hệ thống kế toán quốc gia bao gồm giá trị văn hóa, xã hội, hệ thống chính trị và luật pháp, các hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh tế, các hình thức sở hữu và thị trường vốn cũng như phương thức xây dựng chuẩn mực. Nguyên nhân của những tồn tại trong kế toán công cụ tài chính tại các công ty chứng khoán cũng được phân tích từ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường này.

Thứ nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn sơ khai. Mặc dù thị trường chứng khoán đã có những bước tiến nhất định nhưng chưa hoạt động tích cực và còn chịu nhiều tác động của yếu tố tâm lý. Đa phần những người chơi chứng khoán đều đầu tư theo kiểu lướt sóng và các quyết định của nhà đầu tư chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài nhiều hơn là dựa vào định giá thông tin tài chính của các công ty niêm yết công bố. Thêm nữa, sản phẩm trên thị trường tài chính chưa phong phú, các điều kiện cho phát triển các kỹ thuật đo lường công cụ tài chính còn hạn chế. Nhu cầu thực sự của các nhà đầu tư về thông tin tài chính chưa cao.

Như vậy thị trường chứng khoán chưa phát triển là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán công cụ tài chính tại Việt Nam.

Thứ hai, nguyên nhân bất cập từ cơ sở pháp lý cho kế toán công cụ tài chính của hệ thống kế toán Việt Nam cũng như Hệ thống kế toán cho các công ty chứng khoán.

Trước hết là hạn chế từ các quy định pháp lý cao nhất về kế toán công cụ tài chính.

Theo luật kế toan quy đinh, mọi tài sản của doanh nghiệp ( bao gồm các công ty chứng khoán ) phải ghi nhận theo giá gốc đã gây cản trở quan trọng khi xây dựng các nguyên tắc đo lường công cụ tài chính theo giá trị hợp lý mới là cơ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán ở Việt Nam (Trang 77)