Kế toán công cụ tài chính trong các công ty Chứng khoán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán ở Việt Nam (Trang 67)

Nam

Đối với Công cụ tài chính truyền thống

Chứng từ sử dụng

Các công ty chứng khoán hiện nay sử dụng chứng từ kế toán ban hành theo quy định của Luật kế toán và thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ tài chính.

Các chứng từ sử dụng trong công ty chứng khoán như: hợp đồng, biên bản thanh lý, giấy đề nghị thanh toán…

Các công ty chứng khoán sử dụng các chứng từ sau liên quan đến nghiệp vụ đầu tư chứng khoán

- Bảng kê chứng khoán mua, bán trong ngày giao dịch đã khớp lệnh- Chi tiết theo chứng khoán đầu tư

- Bảng kê chứng khoán bán ra trong ngày ở công ty chứng khoán- Chi tiết theo chứng khoán đầu tư

- Bảng kê chứng khoán mua vào trong ngày ở công ty chứng khoán- chi tiết cho các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn

- Bảng tổng hợp chứng khoán đầu tư của công ty chứng khoán- chi tiết theo kỳ hạn

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán như sau:

Bộ phận tự doanh chứng khoán tiến hành tìm hiểu thị trường và xác định chứng khoán mục tiêu để đầu tư từ đó lập nên “Giấy đề nghị đầu tư chứng

khoán”, sau đó chuyển giấy đề nghị này lên phòng phân tích cơ bản. Tại đây, tiến hành thu thập, sàng lọc, phân tích thông tin xem có đầu tư hay không và lựa chọn tiêu chí đầu tư và rủi ro giới hạn..., Sau khi xem xét xem được đầu tư thì chuyển lên phòng Kế toán. Kế toán xem xét nguồn tài chính tiến hành đầu tư để đề nghị số lượng chứng khoán đầu tư sau đó chuyển lên phòng tổng giám đốc. Tổng giám đốc duyệt Giấy đề nghị đầu tư chứng khoán về số lượng chứng khoán đầu tư. Và chuyển giấy đề nghị này xuống Bộ phận Tự doanh chứng khoán để tiến hành Đầu tư chứng khoán.

Sau khi mua được chứng khoán đầu tư thì chuyển chứng từ lên phòng kế toán, Kế toán trưởng, kế toán viên kiểm tra và ký chứng từ kế toán , sau đó phân loại sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản, ghi sổ và bảo quản lưu trữ chứng từ kế toán.

Tài khoản sử dụng

Các công ty chứng khoán ở Việt Nam sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán công ty chứng khoán.

Về cơ bản thì tài khoản mà công ty chứng khoán sử dụng theo chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, tùy vào từng tình hình cụ thể mà các công ty chứng khoán mở tài khoản chi tiết để phù hợp với việc quản lý của doanh nghiệp. - Tại công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn

Tài khoản 121- Chứng khoán thương mại- công ty không sử dụng do công ty không đầu tư vào chứng khoán thương mại

Tài khoản 224- Đầu tư chứng khoán dài hạn được chi tiết TK 2241- Chứng khoán sẵn sàng để bán

TK 2242- Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn

Tài khoản 343- Trái phiếu phát hành công ty không sử dụng

Phương pháp kế toán

Khi mua chứng khoán thương mại, căn cứ vào giá mua và chi phí mua thực tế ta tính được giá trị của chứng khoán thương mại. Chứng khoán thương mại khi mua vào được ghi tăng lên trong sổ chi tiết đầu tư chứng khoán.

Định kỳ nhận được lãi đầu tư thì ghi vào TK51121- Lãi đầu tư chứng khoán.

Khi chuyển nhượng chứng khoán, nếu chứng khoán bán ra lãi thì phần lãi được ghi vào TK51122- Sổ chi tiết hoạt động kinh doanh chứng khoán, đồng thời ghi giảm chứng khoán ở sổ chi tiết đầu tư chứng khoán được mở cho loại chứng khoán đó.

Nếu chứng khoán bán bị lỗ thì phần lỗ được ghi vào Số chi tiết chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán.

-Kế toán hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn (TK224) thì cũng mở sổ tương tự như đầu tư chứng khoán ngắn hạn (TK121). Tuy nhiên việc đầu tư chứng khoán dài hạn được mở chi tiết cho từng loại chứng khoán và chi tiết với các mức lãi suất khác nhau.

Từ các sổ chi tiết và chứng từ gốc có liên quan, kế toán lên các sổ cái cho từng tài khoản có liên quan: TK 121, TK 224, TK343, TK 631, TK 5112....

Tại công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn này TK121 được chi tiết thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn của người ủy thác đầu tư. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại chứng khoán và theo từng mã chứng khoán đầu tư.

-Kế toán trái phiếu phát hành TK343.

Tài khoản này chỉ áp dụng ở công ty có vay vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu.Công ty theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội. Việc phân bổ chiết khấu hoặc phụ trội trái phiếu thì các công ty sử dụng phương pháp đường thẳng có nghĩa là các khoản chiết khấu hoặc phụ trội được phân bổ đều trong suốt các kỳ hạn của trái phiếu. Khi phát hành trái phiếu thì được ghi vào Sổ phát hành trái phiếu. Sổ này được mở chi tiết cho từng loại trái phiếu và theo từng năm. Công ty Cổ phần chứng khoán có phát hành chứng khoán ra công chúng và theo dõi trên sổ chi tiết phát hành trái phiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các sổ chi tiết và chứng từ kèm theo lên sổ cái các tài khoản có liên quan.

Một vài nhận xét về phương pháp kế toán công cụ tài chính:

Tại tất cả các công ty chứng khoán, doanh thu được ghi nhận khi Công ty có khả năng nhận được các lợi ích kinh tế có thể xác định được một cách chắc chắn.

 Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán được xác định dựa trên

mức chênh lệch giá bán và giá vốn bình quân của chứng khoán.

 Đối với cổ tức, doanh thu được ghi nhận khi quyền được nhận

khoản thanh toán cổ tức bằng tiền của Công ty được xác lập.

 Điền hình Doanh thu được xác định trong một số công ty sau: *Doanh thu cung cấp dịch vụ tại SSI được ghi nhận khi có thể xác định được kết quả hợp đồng một cách chắc chắn , doanh thu sẽ được ghi nhận dựa vào mức độ hoàn thành công việc. Trong trường hợp không thể xác định được kết quả hợp đồng một cách chắc chắn, doanh thu sẽ chỉ được ghi nhận ở mức có thể thu hồi được của các chi phí đã được ghi nhận.

* Khác với Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 thì tại SBS, doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi giao dịch chứng khoán được thực hiện.

* Còn tại ACBS, doanh thu cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư gồm phí môi giới chứng khoán, phí bảo lãnh phát hành và phí tư vấn đầu tư chứng khoán dựa trên giá thỏa thuận với nhà đầu tư và được ghi nhận theo phương pháp trích trước.

* Và tại SSI thì doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận dựa vào mức độ hoàn thành công việc. Trong trường hợp không thể xác định được kết quả của hợp đồng một cách chắc chắn,doanh thu sẽ chỉ được ghi nhận ở mức có thể thu hồi được các chi phí đã được ghi nhận.

Mặc dù sử dụng các thuật ngữ khác nhau, như giá gốc, giá mua thực tế hay nguyên giá cộng chi phí mua nhưng thực chất tất cả các công ty chứng khoán để thống nhất ghi nhận ban đầu các chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư dài hạn theo giá gốc. Hầu hết các công ty chứng khoán đều đo lường

chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn theo giá gốc.Về đo lường chứng khoán sẵn sàng để bán, các công ty chứng khoán chia thành hai nhóm:

- Hầu hết các công ty chứng khoán đều đo lường chứng khoán kinh doanh sau ghi nhận là giá gốc,nhưng đều trích lập dự phòng giảm giá cho những tài sản này và trình bày chúng trên bảng cân đối kế toán theo giá thấp hơn giữa giá trên sổ sách và giá thị trường.

Ngoài ra SSI còn giải thích rõ, giá thị trường của các chứng khoán vốn chưa niêm yết và trái phiếu chuyển đổi được xác định bằng cách tham chiếu giá niêm yết hay giá bình quân từ ba công ty chứng khoán lớn để xác định giá thị trường của các chứng khoán kinh doanh. Tuy nhiên, khi không có cơ sở tham chiếu thì SSI sẽ đánh giá khả năng và mức độ giảm giá dựa trên việc xem xét tình hình tài chính và giá trị sổ sách).

Báo cáo kế toán về công cụ tài chính

Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các công ty chứng khoán đều trình bày báo cáo tài chính theo VAS. Các công ty chứng khoán đều thực hiện đầy đủ các mẫu báo cáo tài chính áp dụng theo quy định của thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008. Nó bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính năm bao gồm:

Hầu hết các công ty chứng khoán đều thực hiện báo cáo tài chính theo hai hình thức: báo cáo tài chính bộ phận và báo cáo tài chính hợp nhất. Một số công ty còn thực hiện báo cáo tài chính giữa niên độ (hàng quý) như công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn.

*Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- CTCK)

Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, bảng cân đối này được mở vào ngày 31/12/2010 và được mở chi tiết đến tài khoản cấp 3. Trong bảng cân đối kế toán được chia ra làm hai phần tài sản và nguồn vốn

Phần tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

Phần nguồn vốn bao gồm: Nợ phải trả, Nguồn vốn chủ sở hữu và Lợi ích của cổ đông thiểu số.

Trong bảng cân đối kế toán thì phần nguồn vốn có chi tiết lợi ích của cổ đông thiểu số để phản ánh được tình hình nguồn vốn khi phát hành chứng khoán. Chỉ tiêu đầu tư ngắn hạn và đầu tư chứng khoán dài hạn (Chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn) được ghi nhận bên Tài sản.

Các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn được ghi âm bên Tài sản

Các chỉ tiêu phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán, phải trả hộ cổ tức gốc là lãi trái phiếu, phải trả tổ chức phát hành chứng khoán được ghi nhận vào nợ ngắn hạn trong phần Nợ phải trả

Chỉ tiêu dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư được ghi nhận vào nợ dài hạn trong phần nợ phải trả

Chỉ tiêu cổ phiếu quỹ được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn.

*Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02- CTCK)

Lãi của việc đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn được thể hiện trên “Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn được chi tiết trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là doanh thu chủ yếu của các công ty chứng khoán nên nó thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, nó phản ánh hoạt động đầu tư chứng khoán , góp vốn của công ty.

Đây là những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty chứng khoán để tạo ra doanh thu.

Vì tỷ trọng doanh thu hoạt động đầu tư và góp vốn thường chiếm tỷ trọng cao nên hầu hết các chi phí liên quan đến doanh thu của hoạt động này đều được công ty chứng khoán theo dõi và phản ánh một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Như vậy doanh thu được chi tiết theo từng hoạt động của công ty chứng khoán. Công ty có những hoạt động nào thì phải theo dõi doanh thu cho từng hoạt động đó.

*Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03- CTCK)

Các khoản thu tiền về lãi đầu tư chứng khoán hoặc chi tiền do đầu tư chứng khoán lỗ được ghi nhận vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

*Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04- CTCK) Trình bày các chỉ tiêu liên quan đến công cụ tài chính như sau

- Giá trị khối lượng giao dịch thực hiện trong năm của công ty chứng

khoán và của nhà đầu tư theo cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán khác.

- Tình hình đầu tư tài chính của chứng khoán thương mại, chứng khoán

đầu tư (Chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn) được chi tiết theo số lượng, và được so sánh giữa giá trị theo sổ kế toán và giá trị thị trường.

- Các khoản phải thu chi tiết từ hoạt động giao dịch chứng khoán (Phải thu của sở GDCK, phải thu khách hàng về giao dịch chứng khoán, phải thu của tổ chức phát hành chứng khoán, phải thu của Trung tâm lưu ký chứng khoán) được chi tiết theo số đầu kỳ, phát sinh, cuối kỳ và số dự phòng đã lập.

- Trái phiếu phát hành được cho vào khoản mục vay và nợ dài hạn

Đối với công cụ tài chính phái sinh

Do các công ty chứng khoán mới sử dụng hợp đồng quyền chọn là công cụ tài chính phái sinh duy nhất do vậy việc kế toán công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán xoay quanh hợp đồng quyền chọn.

+ Với hợp đồng quyền chọn bán: là loại hợp đồng tài chính giữa hai bên theo đó người mua hợp đồng có quyền bán cho người bán hợp đồng một số cổ phần của một loại chứng khoán, chỉ số chứng khoán nào đó tại một mức giá xác định hoặc trước ngày đáo hạn hợp đồng, ngược lại người người mua hợp đồng phải trả lại cho người bán một khoản phí hợp đồng.Hợp đồng quyền chọn bán là một cách để nhà đầu tư bảo hiểm cho chứng khoán của mình khi dự đoán chứng khoán đó có khả năng tụt giá trong tương lại đồng thời không muốn bán hẳn số chứng khoán đó để đầu cơ thu lợi trước dự đoán đó.

+ Với hợp đồng quyền chọn mua: Là một loại hợp đồng tài chính diễn ra giữa hai bên, cho phép người mua hợp đồng có quyền mua một số lượng cổ phần của một chứng khoán, chỉ số chứng khoán nào đó ở một mức giá ấn định trước hoặc trước ngày đáo hạn hợp đồng. Đổi lại người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng quyền chọn một khoản phí.

- Tài khoản sử dụng

+ TK142- Quyền phí

+TK811- Quyền phí tính vào chi phí +TK711- Quyền phí tính vào doanh thu

-Phương pháp hạch toán: Bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.

TK111,112 TK142 TK811 Phản ánh quyền phí (1) Không thực hiện HĐ(2a)

Phí quyền chọn (3b)

Thực hiện hợp đồng(2b)

Thu từ bán quyền(3a)

Biểu 3.2 Phương pháp hạch toán hợp đồng quyền chọn mua

TK121,224

Việc xác định giá trị thực tế của chứng khoán theo hợp đồng quyền chọn mua. Bao gồm: Phí quyền chọn, Giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng, Các loại thuế được hoàn lại nếu có

- Phương pháp hạch toán quyền chọn bán thì doanh thu được thực hiện tại thời điểm đáo hạn hợp đồng.Phần chênh lệch giá thị trường tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện được phản ánh vào thu nhập khác (TK811). Phí quyền chọn được phản ánh vào chi phsi bán hàng (Nếu daonh nghiệp thực hiện quyền chọn bán) hoặc phản ánh vào chi phí khác (Nếu doanh nghiệp không thực hiện quyền chọn bán)

- Chi phí mua quyền chọn vẫn được hạch toán vào TK142

- Khi đáo hạn hợp đồng. Nếu giá thị trường tại thời điểm đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện thì sẽ tiến hành bán chứng khoán đầu tư. Giá vốn được ghi vào TK632, doanh thu được ghi vào TK511, phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện được ghi vào TK711, đồng thời kết chuyển quyền phí vào TK641 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu giá thị trường lớn hơn giá thực hiện thì doanh nghiệp lựa chọn không thực hiện hợp đồng thì chi phí quyền chọn được ghi nhận là chi phí khác TK811.

- Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kế toán Kế toán công cụ tài chính trong các công ty chứng khoán ở Việt Nam (Trang 67)