0
Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Kinh nghiệm quốc tế về kế toán các công cụ tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

Hiệp ước Norwalk năm 2002 giữa FASB và IASB đã chính thức hóa cho cam kết hội tụ kế toán giữa hai bên. Theo hiệp ước này, FASB và IASB cam kết sẽ nỗ lực hết mình để:

- Làm cho các chuẩn mực báo cáo tài chính hiện hữu của họ hòa hợp nhau khi thực hiện.

- Cùng nhau hợp tác trong những dự án nghiên cứu trong tương lai, tiếp tục những dự án chung để đảm bảo luôn đạt được sự tương thích, hòa hợp.

- Ưu tiên loại bỏ những khác nhau giữa các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung ở Mỹ (US GAAP) và IFRS trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Thực tế của sự suy giảm nghiêm trọng sau khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008 đã khiến cho các nhà hoạch định thị trường tín dụng, thị truờng chứng khoán cũng như các nhà quản lí đặt ra câu hỏi “Hệ thống tài chính Mỹ đổ vỡ có phải do lỗi của kế toán giá trị hợp lý?”

Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này đặc biệt đối với những ước tính liên quan đến ước tính theo giá trị hợp lý _ giá trị thị trường (giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện...) nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Việc lợi nhuận

dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được thay đổi. Tuy nhiên, càng về sau, mức lợi nhuận cần thay đổi càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu. Khi đó, khủng hoảng là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng cần nhớ là các bảng báo cáo tài chính luôn được nhiều nhóm đối tượng nghiên cứu cẩn thận với nhiều mục đích khác nhau. Các nhà đầu tư sử dụng chúng để đánh giá những rủi ro thị trường cũng như tiềm năng tăng trưởng thu nhập trong khi cơ quan quản lý sẽ sử dụng chúng để đảm bảo rằng các công ty chứng khoán có đủ nguồn vốn và thu nhập để duy trì các khoản lỗ phát sinh từ kinh doanh hay từ những tài sản khác. Những lập luận này đã thuyết phục được nhiều chính trị gia ở Mỹ và châu Âu lên tiếng kêu gọi đình chỉ phương pháp kế toán giá trị hợp lý mà thay vào đó, sử dụng phương pháp kế toán giá gốc mà theo đó, tài sản sẽ được định giá theo giá mua hoặc giá gốc.

Theo kế toán giá gốc, những giá trị trong thị trường hiện tại vẫn được xem như một nhân tố trong các báo cáo tài chính do đó những tổn thất tài sản vĩnh viễn thường xuyên xuất hiện trong kế toán giá gốc. Các nhà chức trách Mỹ yêu cầu tất cả các công ty chứng khoán cũng những các công ty kinh doanh đại chúng phải ra soát cẩn thận tài sản của mình theo từng quý để chắc chắn rằng chúng đã bị tổn thất hay không - tức là liệu giá trị thị trường của chúng có thấp hơn giá gốc của chúng trong một thời gian dài hay không. Nếu tổn thất này không mang tính tạm thời, công ty phải ghi giá trị thị trường hiện tại của tài sản trong bảng quyết toán - và ghi các khoản lỗ tương ứng vào báo cáo thu nhập của công ty. Điểm mấu chốt là dù dưới chế độ kế toán giá gốc, các định chế tài chính sau cùng sẽ bị buộc phải báo cáo bất kỳ khoản giảm vĩnh viễn nào về giá trị thị trường của các khoản vay và chứng khoán mặc dù quá

trình này diễn ra chậm hơn và với khối lượng lớn hơn so với khi áp dụng chế độ kế toán giá trị hợp lý và tổn thất của một khoản vay hay trái phiếu bảo đảm bằng tài sản cầm cố nào đó chỉ là tạm thời. Do khi cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài và tốc độ vỡ nợ cầm cố liên tục tăng nhanh, các công ty chứng khoán phải đối mặt với áp lực ngày càng cao từ kiểm toán viên bên ngoài và buộc phải thừa nhận các khoản lỗ vĩnh viễn của những tài sản tài chính.

Sau những nghiên cứu như vậy về giá trị hợp lí và giá gốc tại Mỹ đã có quan điểm cho rằng có thể không cần thiết phải hợp nhất những quan điểm khác biệt này. Phương pháp kế toán giá trị hợp lý không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại, tuy nhiên cuộc khủng hoảng có thể đã phát sinh từ những ngộ nhận thông thường về các tiêu chuẩn kế toán. Những nhà đầu tư không nhận ra rằng sự tụt giảm đáng kể về giá của các loại trái phiếu sẵn sàng để bán không thể khiến công ty vi phạm những tiêu chuẩn về vốn điều lệ. Do đó hoàn toàn có thể dung hòa hai quan điểm trên nếu như các công ty buộc phải công bố kết quả tính toán theo phương pháp kế toán giá trị hợp lý mà không làm giảm vốn điều lệ của họ. Như đã giải thích ở phần trên, nếu một công ty có trái phiếu trong nhóm tài sản sẵn sàng để bán, cứ mỗi quý họ phải định giá chúng theo thị trường và các khoản lời hay lỗ chưa thực hiện của những trái phiếu này sẽ không ảnh hưởng đến vốn điều lệ của công ty. Kế toán và các tiêu chuẩn về vốn có thể cũng không liên quan gì nhau ở những lĩnh vực khác miễn là công ty chịu công bố đầy đủ các phương pháp tính khác nhau của họ. Lấy ví dụ như, những khoản lỗ hay lãi chưa thực hiện hằng quý trên trái phiếu trong danh mục tài sản kinh doanh có thể được phản ánh chính xác trên bảng quyết toán và báo cáo thu nhập của công ty. Sự kết hợp này giúp các nhà đầu tư biết được giá trị thị trường hiện tại của các loại trái phiếu này đồng thời làm giảm tính bất ổn của nguồn vốn điều lệ tính theo từng quý của các công ty chứng khoán

Như vậy, từ thực tế nghiên cứu cơ sở lý luận trong các công ty chứng khoán thì ta đưa ra được các điểm chung nhất, các quy định, chế độ liên quan đến công cụ tài chính. Nó đưa cho ta những phương pháp luận, về kế toán công cụ tài chính.

Thông qua tìm hiểu cơ sở lý luận về công cụ tài chính, lý luận chung trong công ty chứng khoán, chúng ta có thể nhận thấy lịch sử hình thành và phát triển của công cụ tài chính khá lâu đời trên thế giới, Các công cụ tài chính trên thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng và phức tạp. Vì vậy kế toán các công cụ tài chính cũng đòi hỏi phù hợp với tính đa dạng và phức tạp của công cụ tài chính. Đặc biệt kế toán công cụ tài chính trong Công ty chứng khoán cần phải phù hợp với các đặc điểm của công ty chứng khoán vì công ty chứng khoán có những hoạt động đặc thù khác với các loại hình doanh nghiệp khá.

Tóm lại cơ sở lý thuyết chi phối kế toán công cụ tài chính trên thế giới, cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển trong kế toán công cụ tài chính, tuân theo chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành quy định về ghi nhận, đo lường, trình bày và thuyết minh công cụ tài chính trên các báo cáo tài chính đều rất rõ ràng. Nhìn chung các vấn đề cần lưu ý khi kế toán công cụ tài chính, trước hết cần phân loại được chính xác tài sản tài chính, các khoản nợ tài chính và công cụ vốn chủ sở hữu, vấn đề này chi phối việc trình bày chính xác trên các báo cáo tài chính. Các công cụ tài chính thường được ghi nhận theo giá trị hợp lý, các trường hợp khác có quy định cụ thể theo chuẩn mực.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 3.1. Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của các công ty chứng

khoán ở Việt Nam

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các Công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các Công ty chứng khoán Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sự ra đời của thị trường chứng khoán tại Việt Nam được đánh dấu bởi sự kiện Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giao dịch phiên đầu tiên tháng 7/2000, những Công ty chứng khoán đầu tiên cũng xuất hiện tại Việt Nam để thực hiện vai trò trung gian môi giới của mình.

Sau nhiểu năm chuẩn bị và chờ đợi. Ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh ra thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng ngày Chính phủ cũng ký quyết định thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán đặt tại Sài gòn và Hà Nội.Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Ủy ban chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996.

Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo QĐ 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000.

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK Hồ Chí Minh (Vốn là nơi niêm yết và

giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng) Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua bảng số liệu sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số CT Ny/ĐKGD 5 5 20 22 26 32 Mức vốn hóa TTCP (%GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 Số lượng CTCK 3 8 9 11 13 14 Số tài khoản KH 2908 8774 13520 15735 21616 31316 Nguồn: Café.vn

Biểu 3.1 Sự phát triển của các Công ty Chứng khoán 2000-2005

Qua 5 năm hoạt động đã có 14 Công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động trên thị nhân lực cũng không ngừng gia tăng, góp phần nâng trường chứng khoán. Năm 2005, cả 14 công ty đều có lãi. Các Công ty chứng khoán SSI, Bảo Việt, ACB, VCBS... đều có mức lợi nhuận trên 30%. Sự lớn mạnh của nó không chỉ thể hiện qua việc mở rộng hoạt động ra một số tỉnh, thành phố trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, Bình Dương, Cần Thơ... mà tiềm lực về vốn và nguồn cao năng lực hoạt động của thị trường.

Đến cuối năm 2006 thì số lượng Công ty chứng khoán tăng đột biến từ 14 công ty năm 2005 lên 55 công ty năm 2006 (tăng 393%) và sang năm 2007 là 78.

Bên cạnh đó, các Công ty chứng khoán cũng chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các chi nhánh, các đại lý nhận lệnh... Tuy nhiên, về địa bàn hoạt động còn rất nhiều hạn chế chủ yếu chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. So với nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, nhu cầu tư vấn cổ phần hoá, niêm yết, việc phân tích một cách tương đối đơn giản các con số như trên cho thấy, sự gia tăng của số lượng các Công ty chứng khoán trong thời gian vừa qua có xu hướng phù hợp với xu hướng gia tăng của quy mô và hàng hoá trên thị trường. Giá trị thị trường tăng mạnh, số lượng hàng hoá lớn đòi hỏi một lực lượng trung gian thị trường mạnh có tiềm lực tài chính, công nghệ, chuyên môn tốt. Mặt khác, khi thị trường phát triển trong giai đoạn nóng, số lượng Công ty chứng khoán dù tăng nhanh vẫn chưa thể đáp ứng được đòi hỏi giao dịch của nhà đầu tư, cũng như nhu cầu về tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết. Năm 2001 chỉ có 8.700 tài khoản nhà đầu tư, năm 2006 tăng lên 72.700 tài khoản, năm 2007 là 303.890 tài khoản và đến đầu năm 2008 kà 383.980 tài khoản. Có thể thấy sự quá tải của các Công ty chứng khoán trong giai đoạn 2006 – 2007 trong việc thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tư vấn niêm yết. Mặt khác, số lượng CTCK tuy tăng nhưng về cơ bản, số lượng chi nhánh vẫn hạn chế (tính đến cuối năm 2007 chỉ có 45 chi nhánh/78 Công ty chứng khoán. So sánh với các nước, ví dụ tại Nhật Bản hay Hàn Quốc, tường có và tiềm năng phát triển của thị trường, thiết nghĩ với số lượng Công ty chứng khoán như hiện nay chưa phải là nhiều, nhất là trong điều kiện thị trường phát triển mạnh, không bị sụt giảm như những năm 2006 – 2007.

Tính đến hết tháng 12-2009, số lượng Công ty chứng khoán là 105, trong đó 24 công ty được cấp phép năm 2008 và 3 công ty được cấp giấy phép năm

2009. Có khoảng 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh và thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang. Cùng với sự phát triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch tại Công ty chứng khoán cũng tăng lên đáng kể khoảng 900.000 tài khoản năm 2010 tăng 1,7 lần so với năm 2008. Trong đó, hơn 10.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với danh mục đầu tư nắm giữ đạt gần 7 tỷ USD.

Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy thời tiền sử của TTCK

3.1.2. Vai trò của các công ty chứng khoán ở VN

Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà các cổ phiếu và trái phiếu lưu thông, buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán, qua đó, một lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn lẻ tẻ trong công chúng

Vai trò của công ty chứng khoán

- Vai trò huy động vốn là chiếc cầu nối và là các kênh dẫn cho vốn chạy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi) đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn (cần huy động vốn). Các công ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán.

-Vai trò cung cấp một cơ chế giá cả: Thông qua các sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC, có chức năng cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình

-Vai trò cung cấp một cơ chế chuyển ra tiền mặt: Các nhà đầu tư luôn muốn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

×