Cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các Công ty chứng khoán. Sự trưởng thành của các Công ty chứng khoán Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sự ra đời của thị trường chứng khoán tại Việt Nam được đánh dấu bởi sự kiện Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giao dịch phiên đầu tiên tháng 7/2000, những Công ty chứng khoán đầu tiên cũng xuất hiện tại Việt Nam để thực hiện vai trò trung gian môi giới của mình.
Sau nhiểu năm chuẩn bị và chờ đợi. Ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh ra thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng ngày Chính phủ cũng ký quyết định thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán đặt tại Sài gòn và Hà Nội.Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Ủy ban chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996.
Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo QĐ 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000.
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK Hồ Chí Minh (Vốn là nơi niêm yết và
giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng) Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua bảng số liệu sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số CT Ny/ĐKGD 5 5 20 22 26 32 Mức vốn hóa TTCP (%GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 Số lượng CTCK 3 8 9 11 13 14 Số tài khoản KH 2908 8774 13520 15735 21616 31316 Nguồn: Café.vn
Biểu 3.1 Sự phát triển của các Công ty Chứng khoán 2000-2005
Qua 5 năm hoạt động đã có 14 Công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động trên thị nhân lực cũng không ngừng gia tăng, góp phần nâng trường chứng khoán. Năm 2005, cả 14 công ty đều có lãi. Các Công ty chứng khoán SSI, Bảo Việt, ACB, VCBS... đều có mức lợi nhuận trên 30%. Sự lớn mạnh của nó không chỉ thể hiện qua việc mở rộng hoạt động ra một số tỉnh, thành phố trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, Bình Dương, Cần Thơ... mà tiềm lực về vốn và nguồn cao năng lực hoạt động của thị trường.
Đến cuối năm 2006 thì số lượng Công ty chứng khoán tăng đột biến từ 14 công ty năm 2005 lên 55 công ty năm 2006 (tăng 393%) và sang năm 2007 là 78.
Bên cạnh đó, các Công ty chứng khoán cũng chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua các chi nhánh, các đại lý nhận lệnh... Tuy nhiên, về địa bàn hoạt động còn rất nhiều hạn chế chủ yếu chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. So với nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, nhu cầu tư vấn cổ phần hoá, niêm yết, việc phân tích một cách tương đối đơn giản các con số như trên cho thấy, sự gia tăng của số lượng các Công ty chứng khoán trong thời gian vừa qua có xu hướng phù hợp với xu hướng gia tăng của quy mô và hàng hoá trên thị trường. Giá trị thị trường tăng mạnh, số lượng hàng hoá lớn đòi hỏi một lực lượng trung gian thị trường mạnh có tiềm lực tài chính, công nghệ, chuyên môn tốt. Mặt khác, khi thị trường phát triển trong giai đoạn nóng, số lượng Công ty chứng khoán dù tăng nhanh vẫn chưa thể đáp ứng được đòi hỏi giao dịch của nhà đầu tư, cũng như nhu cầu về tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết. Năm 2001 chỉ có 8.700 tài khoản nhà đầu tư, năm 2006 tăng lên 72.700 tài khoản, năm 2007 là 303.890 tài khoản và đến đầu năm 2008 kà 383.980 tài khoản. Có thể thấy sự quá tải của các Công ty chứng khoán trong giai đoạn 2006 – 2007 trong việc thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tư vấn niêm yết. Mặt khác, số lượng CTCK tuy tăng nhưng về cơ bản, số lượng chi nhánh vẫn hạn chế (tính đến cuối năm 2007 chỉ có 45 chi nhánh/78 Công ty chứng khoán. So sánh với các nước, ví dụ tại Nhật Bản hay Hàn Quốc, tường có và tiềm năng phát triển của thị trường, thiết nghĩ với số lượng Công ty chứng khoán như hiện nay chưa phải là nhiều, nhất là trong điều kiện thị trường phát triển mạnh, không bị sụt giảm như những năm 2006 – 2007.
Tính đến hết tháng 12-2009, số lượng Công ty chứng khoán là 105, trong đó 24 công ty được cấp phép năm 2008 và 3 công ty được cấp giấy phép năm
2009. Có khoảng 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh và thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang. Cùng với sự phát triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch tại Công ty chứng khoán cũng tăng lên đáng kể khoảng 900.000 tài khoản năm 2010 tăng 1,7 lần so với năm 2008. Trong đó, hơn 10.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài với danh mục đầu tư nắm giữ đạt gần 7 tỷ USD.
Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các công ty chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy thời tiền sử của TTCK