Hành động hướng tới lý tưởng phiêu lưu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 109)

trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

3.2.2 Hành động hướng tới lý tưởng phiêu lưu

Với bản tính năng động, hiếu kỳ, ham thích phiêu lưu, nhân vật phiêu lưu trong truyện của Mark Twain luôn chủ động tìm kiếm những cuộc phiêu lưu chứa đựng nhiều bất ngờ, nguy hiểm. Nhân vật phiêu lưu thường hành động hướng vào mục đích rõ ràng, vào lý tưởng phiêu lưu của mình. Lý tưởng phiêu lưu của nhân vật như kim chỉ nam định hướng, chỉ dẫn cho mọi hành động của nhân vật. Tính lý tưởng hành động của nhân vật phiêu lưu cũng chính là ranh giới phân biệt hành động với những hoạt động có tính chất thuần tuý của nhân vật (ăn, ngủ, hoạt động, sinh hoạt hàng ngày). Cũng từ mục đích, lý tưởng đó, nhân vật phiêu lưu luôn là chủ động tìm mọi cách trong mọi biến cố, tình thế hành động khắc phục những ranh giới tưởng chừng khó vượt qua. Để làm rõ hơn đặc điểm hành động của nhân vật vì lý tưởng chúng tôi tiến hành khảo sát hành động của nhân vật ở hai phương diện: nhân vật phiêu lưu xung đột với hoàn cảnh( các điều kiện hoàn cảnh của hành động); hành động nhân vật: sử dụng hành vi riêng biệt - hành động vi phạm những cấm kỵ khắc phục ranh giới.

3.2.2.1 Nhân vật phiêu lưu luôn xung đột với hoàn cảnh

Truyện phiêu lưu của Mark Twain về cơ bản được xây dựng trên nền của những xung đột gay gắt, khi thì là xung đột về tính cách và môi trường, khi thì xung đột giữa các tính cách khác nhau, khi thì xung đột giữa các mặt khác nhau của một tính cách,…, hình thành những cặp phạm trù mang đặc trưng thẩm mỹ tốt – xấu, thiện – ác, bi – hài. Tuy nhiên, Mark Twain tập trung nhấn mạnh vào sự chi phối của hoàn cảnh bên ngoài với tính cách nhân vật, từ đó khám phá ra tính xung đột nội tại và tính năng động tự phát triển của tính cách nhân vật. Nhân vật không hoà thuận với các điều kiện hoàn cảnh xung quanh mình, nên liên tục hành động để ra đi. Hệ thống hành động của nhân vật phiêu lưu khắc phục sự không hòa hợp này mang lại cho tác

phẩm kịch tính cao. Khi nhân vật phiêu lưu hoà thuận với môi trường hoàn cảnh xung quanh nó, xung đột không còn, cuộc phiêu lưu kết thúc.

Hoàn cảnh sống đầu tiên của Huck chính là ở cái làng St.Peterburg, địa chỉ cụ thể là trong gia đình, khi Huck ở với ông bố đẻ, sau là trong nhà bà goá, người nhận nuôi, bảo trợ cho Huck. Vốn là một đứa trẻ phóng khoáng và tự do nhưng cậu ta liên tục bị đẩy vào những hoàn cảnh không được tự do, hơn nữa còn bị trói buộc. Sống với người cha bê tha tâm hồn cậu bị trấn thương nặng nề. Sự sống của cậu bị đe doạ nghiêm trọng. Sống với bà goá, phải tuân theo những khuôn vàng thước ngọc của lối giáo dục trưởng giả và giáo lý nhà thờ, cậu bé Huck yêu thích tự do khó mà chịu nổi. Ngày, thay vì ngoan ngoãn đến trường, Huck trốn học đi chơi. Đêm đến, thay vì ngoan ngoãn ở trong phòng, Huck trèo qua cửa sổ ra bên ngoài để được hít thở không khí tự do và chơi đùa thoả thích cùng với bọn thằng Tom.

Dù sống ở đâu, với người cha hay với bà goá, Huck luôn thấy mình bị nhốt chặt, không được tự do thoải mái. Môi trường, hoàn cảnh Huck đang sống không chấp nhận bản tính thích tự do, ưa mạo hiểm và thích khám phá của Huck, lại càng không chấp nhận sự “nổi loạn” của Huck. Huck giống như một con chiên non lạc đàn tội nghiệp. Không thể hoà hợp được với cuộc sống này, Huck phản kháng mạnh mẽ để thay đổi nó. Lừa mọi người trốn đi, hoàn cảnh sống của Huck thay đổi, thay vì sống trong một căn nhà, Huck sống trên một chiếc bè, thay vì làng nhỏ là một dòng sông mênh mông trải dài vô tận. Ở hoàn cảnh mới này, Huck không bị o ép về mặt tinh thần và thể xác. Tính cách của cậu hoàn toàn phù hợp với môi trường rộng lớn này. Nhưng Huck lại đối mặt với những va chạm, những cuộc đụng độ khác: thiên tai và con người. Thiên nhiên ban cho con người rất nhiều đặc ân nhưng cũng tạo ra muôn vàn khó khăn, rào cản. Huck cùng Gim dùng hết sức lực của mình để

chống đỡ, nhưng vẫn bị nó “quật” cho một trận tơi bời, mệt lả. Cơn bão bất ngờ tới rồi ra đi rất nhanh. Thử thách mới lại tiến đến. Huck “đùa Gim một tí”, biết đâu, sự đùa cợt này lại động chạm vào tín điều thiêng liêng nhất của Gim, tình bạn, tình người. Bài học Gim dạy cho Huck là biết thành thật trước một tình bạn cao quý. Vì thế Huck không ngần ngại nói lời xin lỗi Gim như một minh chứng cho tinh thần phục thiện của mình. Cuộc đời như một dòng sông, luôn luôn chảy, qua được khúc sông êm, tất lại đến khúc sông nhiều ghềnh thác, cạm bẫy. Gặp toán cướp đang thanh trừng lẫn nhau trên chiếc thuyền gần đắm, kinh hãi khi mình sắp rơi vào hoàn cảnh chết chóc, nhưng khi thoát khỏi, chính Huck lại ra tay cứu giúp chúng. Gia đình nhà Gơrengơpho cho Huck thấy sự thân thiện khi vào thì khi sống trong đó Huck thấy cuộc sống đầy hận thù, chỉ có máu tắm máu. Không thể hoà hợp được trong những hoàn cảnh sống nguy hiểm, bạo lực như thế. Huck lại bước chân ra đi. Cái thế giới đơn giản trên bè đã hơn một lần bị nhấn chìm bởi sự tiến bộ của xã hội – con tàu lớn chạy bằng hơi nước, được phục hồi, giờ đây nó lại là nơi Huck chân thật, ngây thơ phải đối diện với những cái giả dối và bỉ ổi của hai tên đại bịp. Cuộc đụng độ này gay gắt hơn khi Huck buộc phải đồng lõa với chúng trong những trò giả cướp thất thế, hay trò diễn kịch khoả thân, đặc biệt hơn trong trò giả người thân của Pitơ Uýt. Mâu thuẫn giữa nhân vật và hoàn cảnh gay gắt. Rơi vào tình thế éo le, Huck muốn sống lương thiện chân thật mà buộc phải “đồng loã” cùng chúng trong những trò bịp bợm, dối trá. Để cho Huck chung cuộc hành trình với hai kẻ đại bợm là các mà Mark Twain tăng tính hiện thực cho tác phẩm. Dưới con mắt của Huck, cái xấu cái ác tồn tại khắp nơi. Tuy nhiên nốt nhấn của tình huống này lại là chiều sâu của tính nhân đạo. Chung sống với cái ác mà vẫn có lòng hướng thiện. Đó là hằng số thiện trong con người Huck – một kẻ vốn đi lên từ hoang

dã nhưng lại văn minh hơn bất kì một biểu hiện nào của xã hội văn minh . W.H.Audent trong khi so sánh Huck với Artful Dodget, một nhân vật trong

Oliver Twist đã khẳng định tư cách anh hùng của Huck “trong những trường hợp của Artful Dodget, Dicken cho chúng ta thấy ở cậu bé này có chút gì đó hư hỏng, cậu ta là một cái bóng của những chiếc giá treo cổ, cậu ta chẳng phải là một anh hùng như Huck Finn”. Không lí tưởng hoá nhân vật là nguyên tắc chung của chủ nghĩa hiện thực chứ không riêng gì Mark Twain. Có điều là ở bất cứ hành vi nhỏ bé nào của nhân vật trong những mâu thuẫn xung đột với hoàn cảnh, Mark Twain cũng cố gắng thể hiện tinh thần hướng thiện và phục thiện. Đây là qúa trình đấu tranh để loại dần những cát sạn trong lương tri, để con người không ngừng hoàn thiện. Đó là chiều sâu nhân văn của Mark Twain. Hành trình của Huck cùng với hai tên đại bịp trên những vùng đất lạ chính là hành trình làm “đậm đặc” chất người trong Huck hơn bất kỳ một nhân vật nào trong tác phẩm cũng như so với các nhân vật phiêu lưu trước đó.

Như vậy dù nhân vật sống trong hoàn cảnh nhỏ hay hoàn cảnh lớn, thì cậu bé luôn sống trong những mâu thuẫn. Ngay cả khi kết thúc tác phẩm, cuối của cuộc hành trình, mọi việc đang có vẻ đi đến hồi kết mỹ mãn, Huck giúp Gim hoàn toàn cởi trói khỏi cuộc đời nô lệ, sống cuộc đời tự do còn mình cũng thoát được bạo lực của người cha một cách vĩnh viễn, vì bố Huck đã chết thật rồi. Được sống bình thản, thoải mái, hơn nữa còn được nâng đỡ, cô Sally định nuôi nấng và khai hoá cho Huck, thì xung đột vẫn không kết thúc. Bởi Huck “đã từng biết nó, cuộc sống của người bị khai hoá văn minh, như thế nào rồi” mà cái tôi của Huck không thể nén vào đó nữa. “Tôi không chịu được cái đó” là một tuyên ngôn dõng dạc khẳng định sự kiên định với lập trường vững chắc của mình: chối bỏ văn minh, chối bỏ mọi trói buộc của

xã hội, kiên quyết giữ vững lập trường, lý tưởng tự do. Mark Twain đã đưa ra một kết thúc mà không thể kết thúc, nó hé mở một cuộc phiêu lưu mới của Huck, ra đi, phiêu lưu là cách tốt nhất để cậu tiếp tục sống và trưởng thành, để khắc phục cái mâu thuẫn xung đột đang sắp diễn ra. Bi kịch của Huck là bi kịch của kẻ nằm trên ranh giới giữa hai bi kịch văn minh và hoang dã, ở đâu con người được tự do? Thông qua hình tượng này nhà văn muốn đi tìm sự dung hoà giữa hai yếu tố vốn dĩ đối lập nhưng luôn song hành cùng nhau: văn minh và hoang dã, tự do và trói buộc. Đằng sau câu chuyện của một đứa trẻ, Mark Twain đặt ra vấn đề của mọi thời đại.

3.2.2.2 Hành động vi phạm những cấm kỵ của nhân vật

Những xung đột của nhân vật với hoàn cảnh chính là các điều kiện của hành động của nhân vật phiêu lưu trong tác phẩm của Mark Twain. Nhân vật phiêu lưu bằng hành động tạo nên sự vận động của hoàn cảnh, khắc phục các xung đột. Đúng như Hêghen từng khẳng định “hành động là cách tốt nhất để bộc lộ con người, bộc lộ tâm trạng và mục đích. Điều mà con người nhận thấy ở trong cơ sở sâu thẳm nhất của mình chỉ biểu lộ bằng hành động mà thôi”. Nhân vật phiêu lưu trong tác phẩm Mark Twain không giống các nhân vật khác ở chỗ nó được phép làm một số điều vốn bị cấm kỵ với các nhân vật khác. Lotman gọi đó là những hành vi riêng biệt.

Huck là một cái tôi du hành tiêu biểu trong tác phẩm, cậu ta khác biệt với các nhân vật khác trong tác phẩm là có một đặc quyền, quyền có hành vi riêng biệt, những hành vi không bị lệ thuộc vào chuẩn mực đạo đức xã hội đương thời. Dối trá ranh ma là đáng lên án với những người bình thường nhưng với Huck, dường như cậu ta “có quyền” làm như thế. Trong tác phẩm, Mark Twain để cho Huck liên tục có hành vi này trong suốt cuộc hành trình của mình. Đây được xem là hành vi riêng biệt của Huck thể hiện vi phạm cấm

kỵ. Theo cái nhìn của những người xung quanh, Huck là kẻ ma ranh, dối trá, hành vi của cậu là sự bịp bợm. Theo cái nhìn của Huck (và các độc giả của truyện) thì hành động của những kẻ bị dối lừa thể hiện sự khờ dại của họ, nhân vật với phẩm chất linh hoạt so với môi trường xung quanh, sẽ luôn làm như thế để hoá giải mọi xung đột nảy sinh trong những hoàn cảnh mới, để thực hiện được ước mơ lý tưởng tự do.

Hệ quả tất yếu của cuộc sống bươn chải từ bé, Huck sở hữu cái tính ranh ma và láu lỉnh của kẻ khôn lỏi. Tiêu biểu cho phẩm chất này là việc cậu ta nén vào xem gánh xiếc, “tôi đi đến chỗ gánh xiếc, lảng vảng ở phía sau, chờ cho người gác qua khỏi rồi chui tọt xuống chân lều” (tr.562). Chẳng phải cậu không có tiền “cậu vẫn còn hai mươi đô la và ít tiền lẻ”, nhưng như lời giải thích của cậu “tôi nghĩ tốt hơn là nên để dành, vì sẽ có lúc phải cần đến, nhất là lúc đang xa nhà cửa và sống giữa ngừi xa lạ như thế này. Bạn cũng chả nên quá cẩn thận như vậy. Thực ra tôi không phản đối khi bỏ tiền ra xem xiếc khi không còn cách nào khác, nhưng không cần phải bỏ ra thì chả nên lãng phí như vậy” (tr.562). Mặc dù, nhân vật phiêu lưu, Huck, có đưa ra những lời phân trần giải thích rất hợp lí, xuôi tai, thì bản chất của hành vi kia vẫn là sự tinh ranh láu lỉnh của một kẻ sống bấp bênh nơi đầu đường góc phố.

Một đứa trẻ sớm bị đẩy ra giữa cuộc đời như Huck, để có thể tồn tại, để có thể vượt qua những lực cản không cân sức, Huck phải tự hình thành cho mình những phẩm chất trên. Là một con người hướng thiện, sự tinh ranh lém lỉnh, và những hành vi dối trá của Huck chủ yếu đi theo con đường tích cực và vì thế nó trở thành sự thông minh và nhanh trí.

Khảo sát hành động nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy Huck nói dối 13 lần. Bao lần gặp hiểm nguy, bấy nhiêu lần nhân vật nói dối.

Dối trá chính là cách thức để Huck vượt qua những ranh giới, cứu thoát cậu khỏi những nguy khốn.

Trước tiên, để bắt đầu bước vào cuộc phiêu lưu, Huck phải thoát khỏi cuộc sống chật hẹp tù túng và chết cứng của hiện tại bằng cách đánh lừa bố để trốn đi. Độc giả có thể say sưa mỉm cười với cách tạo dựng hiện trường giả của Huck, giết một con lợn rừng, lấy máu lợn thay máu mình để nó rớt giọt từ nhà ra tận bờ sông giống như hiện trường của một nạn nhân bị tấn công và bị kéo lê đi, lấy một chiếc bao cũ nhét đầy vào đó những hòn đá cuội to để làm vật “thế thân” cho Huck; đập phá cửa chính, bôi máu lợn vào lưỡi rìu, dính lên đó mấy sợi tóc làm như vừa có kẻ đột nhập vào nhà và gây án. Không chỉ vậy, Huck còn lấy bao bột mì, cưa chọc một lỗ dưới đáy bao, xách qua bãi cỏ rồi qua bụi liễu phía đông của căn lều, đến một cái hố nông nhưng rộng, mì rơi qua lỗ bao ra ngoài, vạch thành một vệt dài suốt từ nhà ra tới hố, vứt cả hòn đá mài của bố mình ở đó nữa, để cho có vẻ như đó là con đường rút chạy của bọn cướp sau khi giết người cướp của vô tình để lại như vậy. Để khi bố Huk trở về, cùng mọi người dựa trên những dấu vết để lại tìm Huck. Họ theo vết cái bao cuội lần ra sông rồi dọc theo bờ đi tìm Huck; rồi lại theo vết bột mì ra đến hố và theo con ngòi đi đến chỗ nào đó để tìm bọn cướp đã giết Huck và lấy đồ đạc. Trong tình thế, biến cố này, Huck tạo ra một trò chơi trinh thám vô cùng ly kỳ và khủng khiếp, mà nạn nhân và thủ phạm chỉ là một, Huck. Dấu vết truyện trinh thám in đậm trong sáng tác của Mark Twain. Kế hoạch chạy trốn hoàn hảo đến mức sau này Huck kể lại, không chỉ Gim ngạc nhiên bảo Huck tài tình, mà đến cả còn thằng Tom, một đứa trẻ có đầu óc của thám tử cũng vậy, nó coi đó là cuộc phiêu lưu lớn, lại bí mật và nghe khiếp lắm. Có thể nói, với kế hoạch này, Huck đã đánh lừa được mọi người, trốn đi một cách an toàn nhất, đồng nghĩa với việc tìm tìm cho mình một con

đường sống mới. Huck được tái sinh từ chính hành động tự khai tử cho mình. Qua hành động này của nhân vật, Mark Twain thể hiện triết lý đơn giản của cuộc sống: sự sống luôn mang theo những yếu tố dẫn đến cái chết, và cái chết tiềm ẩn cho sự sống mới. Một cuộc sống mới của Huck khởi đầu từ đây. Tác phẩm phiêu lưu của Mark Twain vì vậy không chỉ có những nét đặc sắc trong sự kiện của một tác phẩm giải trí mà còn đạt tới chiều sâu của tư tưởng một kiệt tác.

Không chỉ tạo hiện trường giả, trong cuộc hành trình phiêu lưu, Huck luôn hành động một cách vòng vèo. Thay cho việc đi những con đường thẳng để thực hiện mục đích của mình, Huck đi đường vòng để đánh lừa đối

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)