Biến cố trong truyện phiêu lưu “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 70)

Chương 2: Trường ngữ nghĩa – biến cố và không gian phiêu lưu trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

2.2.2 Biến cố trong truyện phiêu lưu “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

Finn”

Có thể thấy, cũng như trong các cốt truyện khác, cốt truyện phiêu lưu có nhiều loại biến cố, có thể xếp chúng vào hai loại lớn: biến cố ngẫu nhiên - biến cố tất nhiên, biến cố chủ động – biến cố bị động.

2.2.2.1 Biến cố ngẫu nhiên – tất nhiên

Theo triết học Macxit, ngẫu nhiên thường đi liền với tất nhiên tạo thành cặp phạm trù cơ bản phản ánh hai loại liên hệ khách quan của thế giới vật chất. Nếu tất yếu nảy sinh từ bản chất bên trong của hiện tượng và biểu

thị cái có tính quy luật, cái nhất thiết phải xảy ra trong những điều kiện nhất định; thì ngược lại ngẫu nhiên có cơ sở không phải ở bản chất của hiện tượng nhất định mà ở tác động của hiện tượng khác tới hiện tượng. Trong cốt truyện phiêu lưu, ngẫu nhiên - tất nhiên được xem là cái chủ yếu làm nên đặc trưng của cốt truyện phiêu lưu.

2.2.2.1.1 Biến cố ngẫu nhiên

Biến cố ngẫu nhiên là biến cố xảy ra, sinh ra một cách rất tình cờ, không được đoán định trước, và cũng không phải do những nguyên nhân bên trong quyết định. Nó hoàn toàn là những biến cố bất ngờ đến từ thế giới bên ngoài, vốn rộng lớn và không lường trước được, nó có thể mang theo, hoặc là hạnh phúc, hoặc vô vàn bất hạnh.

Nhân vật trong truyện phiêu lưu của Mark Twain với bản tính ưa thích tự do trong những không gian rộng lớn của tự nhiên nên trong cuộc viễn hành của mình luôn phải đối mặt với những biến cố bất ngờ, là những sự vụ bất ngờ, những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, vượt qua ranh giới không gian, liên tục hành trình. Cùng với bước chân phiêu lưu của nhân vật, tính chất của loại biến cố càng nổi bật.

Biến cố mở đầu của Huck Pinn là một sự thay đổi ghê ghớm trong cuộc đời của Huck – Huck từ một đứa trẻ hoang dã đã và đang được xã hội văn minh đón nhận và đưa vào công cuộc khai hoá. Điều này sẽ được rõ ràng hơn nếu ta đọc lại Tom Sawyer. Có thể nói rằng nếu đọc Huck Finn mà chưa đọc

Tom sawyer thì quả thực người đọc sẽ khó mà thẩm thấu tác phẩm một cách trọn vẹn. Theo Dương Ánh Tuyết, dù đây là hai tác phẩm riêng biệt, mỗi tác phẩm khẳng định giá trị tự thân to lớn của mình, không phải là tác phẩm ăn theo nhau, song hai tác phẩm này có tính liên văn bản, soi chiếu vào nhau để làm “phát lộ những vấn đề thuộc chiều sâu trong bản thể con người” dưới ánh

sáng mới mà ở Tom Sawyer chưa có dịp thể hiện. Lớn lên từ thiên nhiên hoang dã, ngôi nhà của Huck là bầu trời cao rộng, vũ trụ mênh mông, cái giường của Huck cái thùng rỗng bên đường, thức ăn của Huck là những thứ nhặt nhạnh được. Cậu bé chẳng nợ nần ai bất cứ gì về vật chất cũng như tình cảm. Nó “không phải đến trường hay nhà thờ, cũng chăng phải thưa gửi hay vâng lệnh bất cứ ai. Nó có thể đi bơi hay câu cá bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào nó muốn, và có thể ở lại cho đến lúc nào tuỳ thích. Chẳng ai cấm nó đánh nhau. Nó có thể thức khuya khi nó muốn. Chẳng bao giờ nó bị bắt buộc tắm rửa cũng chẳng phải giặt quần áo” [37, tr.45]. Thế rồi cơ may (hay là thảm hoạ?) đến với Huck khiến cuộc đời nó rẽ sang một bước ngoặt mới. Đó là khi cậu có tiền do săn tìm được kho báu của bọn cướp và đã cứu bà goá Douglas thoát chết trong vụ báo thù hụt của tên Joe lai, bà ấy nhận Huck làm con nuôi và quyết tâm khai hoá văn minh cho Huck. Chưa hề có sự chuẩn bị về tâm thế thì Huck đã bị ném, lôi, kéo xềnh xệch vào xã hội văn minh. Cuộc sống văn minh dưới con mắt của Huck là cuộc sống “ăn theo chuông, ngủ theo chuông, và dậy cũng theo chuông”; đã thế Huck còn phải đóng bộ quần áo mới, cái thứ quần áo mặc cứ toát cả mồ hôi và người như trói chặt lại, lại “phải đọc sách, phải đi nhà thờ, phải học nói những câu văn hoa lịch sự, làm cho lưỡi thằng bé trở nên vô vị. Bất cứ nó quay về phía nào thì cũng bị xiềng xích và văn minh nhốt chặt nó, trói chặt cả chân tay của nó” (tr.228). Thật kỳ lạ! một đứa trẻ lang thang bình thường nếu có biến cố này trong đời sẽ thấy đây là một may mắn, vì nó làm thay đổi cả cuộc sống theo hướng từ bất hạnh đến hạnh phúc. Thế nhưng với Huck, biến cố bất ngờ này đến lại mang theo bất hạnh, rủi do lớn, nhiều khi cậu cảm thấy “mình quá cô đơn và lại mong rằng giá mình chết đi thì hay nhỉ”.

Cuộc đời vốn rất nhiều sự việc mà con người không thể ngờ trước được. Huck cũng vậy. Những sự không lường trước đã xảy đến với Huck một cách dồn dập, khiến cho nhân vật luôn phải dấn thân vào những thách thức mới để thay đổi, trưởng thành. Và cũng vì thế, cốt truyện được thúc đẩy vận động mạnh mẽ hơn, truyện trở nên hấp dẫn hơn.

Cuộc phiêu lưu trên dòng sông Missisipi của Huck được khởi đầu bằng biến cố cũng vô cùng bất ngờ, Huck gặp Gim, anh da đen làm việc cho cô Oatson. Từ đây, Huck không đơn độc một mình trên suốt chặng đường dài không biết trước là sẽ đi đâu, về đâu. Trên đường trốn chạy tìm đến tự do, Huck và Gim đã gặp không biết bao nhiêu là biến cố, nguy hiểm, mà phần nhiều là “hoạ vô đơn chí”. Mark Twain đã tạo ra những cuộc “tao ngộ” tình cờ, những sự vụ bất ngờ giữa hai nhân vật trung tâm và các nhân vật khác trên suốt dọc đường đi của họ. Hầu hết những người, những việc mà Huck và Jim gặp trên cuộc hành trình của mình đều do không hẹn mà gặp, bất ngờ va chạm trong một hoàn cảnh lạ lùng. Chẳng hạn, trên đường định tới Caio, vùng đất của tự do, Huck và Jim gặp chiếc tàu Walter Scott, với bản tính hiếu kỳ, Huck không bỏ lỡ cơ hội làm cuộc phiêu lưu trên chiếc thuyền sắp đắm này. Lên thuyền Huck và Jim đã vô tình chứng kiến một sự kiện bất ngờ xảy ra: bọn cướp đang thanh trừng lẫn nhau với kế hoạch “cái chết chìm tàu” dành cho tên Toner. Quá sợ hãi, Huck và Jim bò ra khỏi tàu…ra tới nơi thì bè đã đứt dây trôi mất. Kịch tính được kéo căng lên đến đỉnh điểm, cao trào. Người đọc cũng như nhân vật dường như rơi vào trạng thái hoang mang vô cùng khi họ bị cuốn vào tình thể, đầy nguy hiểm, tưởng như “nghẹn thở gần như sắp quỵ xuống của Huck” là bị kẹt lại trên tàu đang chìm cùng toán cướp. Trong hoàn cảnh dở khóc dở cười đó, cơ may bất ngờ đến với họ khi nhìn thấy chiếc xuồng của bọn cướp…Thoát khỏi tàu, trở lại sông, sương mù

ở đâu bất ngờ kéo đến, mặt sông tịnh như bị tấm màn đen giăng kín, giông bão cũng từ đâu kéo đến bủa vây chiếc thuyền nhỏ của hai người bạn nhỏ, họ đã lạc mất nhau mà lại bất ngờ được gặp nhau. Họ lại tiếp tục di chuyển trên sông. Bao biến cố diễn ra, đánh dấu những trở ngại, những thay đổi bất ngờ lớn trên suốt dọc đường đi. Không có đoạn đường nào là không có hiểm nguy, hoang mang, sợ hãi. Huck lạc bước vào gia đình nhà Gơrengơpho, bất ngờ chúng kiến cuộc trả thù đẫm máu giữa các dòng họ, khiến cậu không khỏi hoảng loạn. Thoát nạn đó ngỡ là đã được bình yên cùng Jim trên chiếc bè trôi sông, không ngờ lại trở thành kẻ ở người hầu cho hai tên quận công và hoàng tử bịp bợm;…. Các biến cố nối tiếp nhau diễn ra, biến cố này chưa dứt thì biến cố khác ập tới, bất ngờ, kịch tính, tất cả đều nằm ngoài dự kiến của nhân vật. Các biến cố khác nhau, không biến cố nào giống biến cố nào, khiến cho nhân vật lâm vào nhiều trường ngữ nghĩa khác nhau, vượt qua nó, nhân vật bước vào nhiều trường ngữ nghĩa mới, bước chân của nhân vật bước hết bước này đến bước khác trên dọc dòng sông hùng vĩ Missisipi, để rồi bất ngờ va chạm, khám phá nhiều điều mới lạ của cuộc sống và cả bản thân mình. Cốt truyện vì vậy mà được kéo ra căng hơn, dài hơn, phát triển cùng muôn điều mới mẻ, hấp dẫn.

2.2.2.1.2 Biến cố tất nhiên

Biến cố tất nhiên là những biến cố xảy ra như không thể khác được, nó mang tính lý tính, có thể giải thích được bằng những quy luật.

Trong cốt truyện “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”, bên cạnh chú trọng đến những biến cố ngẫu nhiên, Mark Twain cũng dành phần đáng kể cho những biến cố tất nhiên. Điều này cho thấy, việc xây dựng số phận, tính cách của nhân vật trong tác phẩm không chỉ bị những yếu tố hoàn cảnh “không thể giải thích được” chi phối, mà còn do quy luật có tính xã hội trong

mối tương quan hoàn cảnh và tính cách quy định. Vì sao Huck đồng ý ở lại gia đình bà goá trong khi cuộc sống đó quả thật quá chật chội, tù túng không thể chịu đựng được nữa. Đó là bởi Huck đã từng ôm ấp mộng làm cướp biển. Nên khi thằng Tom tuyên bố sẽ cho Huck tham gia vào băng cướp của nó, Huck đã chấp nhận hy sinh cuộc sống tự do cho ước mơ được bay nhảy của mình.

Óc thực tế và bản tính ưa thích tự do của Huck đã đánh thức trong cậu nhận thức về hoàn cảnh cuộc sống hiện tại. Bị bố bắt cóc, giam giữ trong ngôi nhà hoang, Huck thấy mình “cô đơn một cách kinh khủng”. Không những thế, khi ông ấy bỏ lại Huck một mình, Huck thấy trước được điều bất hạnh của mình “nếu mà ông ấy chết đuối ở đâu thì tôi cứ phải đành chịu giam hãm ở đây không ra được” (tr.377). Quyết tâm chạy trốn càng được củng cố, thôi thúc khi bố Huck trở về mang theo cái tin giật gân về phiên toà sắp tới mở ra để đưa Huck trở về với bà goá. Phải thoát khỏi người cha dữ đòn và nền giáo dục què quặt đang bủa vây Huck. Và Huck đã chạy trốn với sự tính toán và suy xét cẩn thận trong kế hoạch tạo ra hiện trường giả về cái chết bi thương của mình. Chính biến cố tự tạo này, Huck đã lừa được mọi người, cả người cha và bà Goá, cũng như tất cả người dân ở thị trấn S.Peterburg. Huck không thể ở lại không gian quen thuộc nữa. Cậu phải ra đi. Cuộc phiêu lưu bắt đầu, Huck được thoả chí bay nhảy tự do hết miền đất này đến miền đất khác ven sông Missisipi. Kể từ giờ cuộc đời Huck bước sang giai đoạn mới. Cậu bước vào cuộc viễn du mà cậu đâu biết rằng nó còn khủng khiếp tàn bạo và dã man hơn gấp nhiều lần nhữg gì mà cậu đã chứng kiến từ ông bố tàn bạo và làng St.Pêtrsburg kia.

Trong suốt cuộc hành trình của mình, để che dấu thân phận thực sự của mình, Huck luôn phải ngụy trang – khi thì đóng giả con gái, khi thì nói dối.

Các biến cố theo đó mà không rơi vào tình trạng “không giải thích được”. Chạy trốn cùng với người nô lệ da đen, đó là tiền lệ chưa bao giờ có trong cuộc sống của người da trắng. Huck cũng bao lần đắn đo, suy tính. Đã hơn một lần Huck định đi báo người bắt Gim. Nhưng những tình cảm cao đẹp nảy sinh khi hai người kinh qua bao nhiêu biến cố của cuộc hành trình đã là lý do chính đáng, thuyết phục để Huck lao vào cuộc giải cứu khi Gim bị bắt và đem bán.

2.2.2.2 Biến cố chủ động – bị động 2.2.2.2.1 Biến cố chủ động

Biến cố chủ động là biến cố nhân vật tự tạo nên, tìm đến những biến cố với mục đích đã được định trước. Trong biến cố này nhân vật hành động không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. Trong tiểu thuyết phiêu lưu truyền thống, nhân vật phiêu lưu dấn thân vào cuộc hành trình, qua từng chặng đường đều đã chuẩn bị cho mình ý chí lớn lao, ý thức một cách tự chủ mục đích của hành động.

Huck yêu thích tự do, cậu chủ động từ bỏ không gian, cuộc sống quen thuộc của mình, di chuyển đến những không gian, cuộc sống xa lạ, sẵn sàng đón hứng những gian lao phía trước. Sương mù bất ngờ ập tới dày đặc trên sông, hết lớp này đến lớp khác, chiếc bè gặp một phen điêu đứng, nhưng Huck cố gắng bình tĩnh để làm chủ tình huống, biến cố này. Trong sương mù chẳng còn cái gì nhìn bằng mắt, nghe bằng tai mà lại còn tự nhiên được nữa. Tiếng hú vang lên trong đêm, cậu không khỏi những sợ hãi, nhưng với ý chí mạnh mẽ, cậu chú tâm đưa chiếc bè ra khỏi những hiểm nguy có thể va phải, thay vì để xuồng quay bốn phía, Huck cứ hướng phía trước mặt mà đi. Vững tay chèo, cuộc vật lộn với sông đêm kết thúc và Huck trở về bên cạnh Gim lấy lại được sự bình an như lúc trước. Nhưng biến cố vừa xảy ra chỉ như một

thứ phông nền cho biến cố sau đó mà Huck tạo nên, biến cố “đùa Gim một tí!”. Khắc phục, vượt qua biến cố này, Huck không chỉ chủ động khắc phục thiên tai mà chủ động đối mặt với thử thách của một tình bạn. Chủ động tạo ra biến cố và cũng chủ động khắc phục biến cố. Huck không ngần ngại nói lời xin lỗi Gim, một sự kiện, biến cố chưa có trong lịch sử của người da trắng. Điều này cho thấy, trong mối quan hệ giữa con người với con người, Huck luôn là người vô cùng nghiêm túc và biết trân trọng “một tấm lòng trong thiên hạ” chân thành, thật thà như Gim.

Điều đặc biệt, trong cuộc hành trình của mình, Huck luôn chủ động tìm mọi cách tạo ra những biến cố có lợi cho sự chạy trốn của Gim. Cậu chủ động hỏi đường đến Caiô, đưa chiếc bè của mình xuôi theo hướng Caiô, trả lại cho Gim tự do chính đáng của một con người. Trước những kẻ đang săn tìm nô lệ chạy trốn, Huck khi thì cho Gim là người cha của mình, khi thì là người nô lệ bố mình để lại, thậm chí không màng đến nguy hiểm cứu Gim khi anh ta bị bắt lại.

Có thế nói, biến cố chủ động là biến cố nhân vật đón nhận với tâm thế đầy chủ động khi lâm phải. Chính nhân tố tâm lý tự giác ấy là nguyên nhân thúc đẩy nhân vật hành động để tạo ra các biến cố, thúc đẩy sự vận động của cốt truyện

2.2.2.2.2 Biến cố bị động

Biến cố bị động là biến cố nhân vật buộc phải hành động theo sự chi phối của tình thế hoặc người khác.

Cuộc phiêu lưu của Huck và Gim không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”. Hai người nhỏ bé, một chú bé nghèo và một người nô lệ, đi giữa dòng sông cuộc đời rộng lớn, lâm phải không ít những biến cố mà bản thân không làm chủ được. Huck và Gim vô cùng sợ hãi khi chứng kiến cảnh

tàn sát đẫm máu của hai dòng họ Gơrengơpho và Sephesơn, họ phải chạy trốn khỏi đó. Hai người mất tự chủ trong suốt chặng đường hành trình cùng hai tên đại gian trá quận công và hoàng tử. Làm những việc mình không muốn, nhưng không làm theo chúng không được. Nhân vật của chúng ta hoàn toàn bị động trước mọi âm mưu, kế hoạch hành động bỉ ổi và hành trình kiếm tiền bất hợp pháp của chúng.

Cứu Gim với một kế hoạch đơn giản, nên thay vì Huck chủ động tạo ra biến cố trong việc giải cứu người nô lệ này, thì Huck phải hành động theo kế hoạch vô cùng “rắc rối”, phiêu lưu, nhưng ly kỳ thú vị của thằng Tom.

Như vậy, các loại biến cố trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” vô cùng phong phú. Các loại biến cố ngẫu nhiên và tất nhiên, chủ động và bị động đan xen, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này chỉ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 70)