Hệ thống nhân vật trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 85)

trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

3.1.2 Hệ thống nhân vật trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

3.1.2.1 Nhân vật hành động

Nhân vật hành động là nhân vật chính: Huck, Gim. Nhưng mỗi người hành động theo cách riêng, vì một mục đích riêng, không ai giống ai. Mỗi một nhân vật hành động mang một cái tôi cá nhân riêng biệt. Trong đó, người có phẩm chất linh hoạt nhất so với môi trường xung quanh chính là nhân vật trung tâm của tác phẩm, cậu bé Huck. Gim là nhân vật tham gia hành động cùng với Huck. Bên cạnh Gim, còn có Tom, bạn Huck, người cùng tham gia hành động với Huck

Huck là nhân vật trung tâm, linh hồn của tác phẩm. Đây là một cái tôi luôn vùng vẫy, chống lại những trói buộc của cuộc sống không tự do, đầy bất công. Một mình chú làm nên cả một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Năng động, sáng tạo, thông minh và đứng ngoài những ngăn cấm đạo đức của xã hội, Huck luôn luôn hành động để vượt qua mọi rào cản đi tới tự do. Chúng ta hãy xem cậu cách cậu hành động để dò la tình hình bên ngoài đảo Jăcsơn như một thám tử chuyên nghiệp. Chèo thuyền lên tỉnh, vào một căn lều nhỏ ven chân đê, gặp người đàn bà trạc tuổi bốn mươi, kiểm nghiệm lại trí nhớ, Huck nhận ra ngay đây là một người lạ mới đến, vì “trong tỉnh này không có ai là tôi không biết mặt”. Lựa chọn một đối tượng xa lạ như vậy Huck không những không bị nhận diện mà còn nghe được “tất cả những điều tôi muốn biết” chuyện về bố Huck; vụ giết người – vụ án của Huck và nghi phạm, có thể là tên nô lệ da đen bỏ trốn vào chính hôm Huck bị giết, Gim, hoặc là ông bố của Huck; việc Gim đang bị truy lùng, tìm bắt. Bước vào căn nhà này, Huck làm chủ tình thế. Cậu nói dối người đàn bà về tên tuổi, gia cảnh của mình. Nhưng

chính cách xâu kim xỏ chỉ, ném chuột, mặc váy của Huck dưới con mắt một người đàn bà bốn mươi tuổi đã tố cáo cậu không phải là một cô gái, mà đích thực là một cậu bé. Hơn nữa cái tính hay quên của Huck đẩy Huck vào một hoàn cảnh bất lợi bất ngờ. Tình thế bị lật ngược. Huck trở nên bối rối. Với những kẻ khù khờ rơi vào biến cố này khó mà xoay chuyển, nhưng với một kẻ linh hoạt như Huck thì việc khắc phục thử thách này không phải là quá khó. Huck nhanh chóng tìm một vai kịch khác để phù hợp hơn thay vì “thú thật với bà ta và nói hết ra”, một thân phận của cậu bé người ở khốn khổ được lấp vào. Thật là cậu bé lém lỉnh. Những hành động của Huck trong biến cố này chứng tỏ Huck là một con người năng động và thông minh, băng qua mọi rào cản để thực hiện, hoàn thành mục đích thăm dò, thám thính của mình, hướng tới sự an toàn trước mắt và cuộc sống tự do của chính bản thân mình sau này.

Nếu như trong tác phẩm Tom Sawyer, Mark Twain xây dựng hình tượng nhân vật người nô lệ chỉ xuất hiện thoáng qua, rất mờ nhạt, thì trong tác phẩm Huck Finn, người nô lệ không chỉ xuất hiện một cách rõ ràng, mà họ còn là nhân vật chính, nhân vật hành động. Đó là Gim. Nếu ở Tom Sawyer, Huck còn dè dặt và e ngại mọi lời đàm tiếu của dân làng khi cùng ngồi ăn với người da đen tốt bụng mà cậu yêu mến thì đến Huck Finn, cậu không ngần ngại che chở cho Gim trên đường chạy trốn. Và đây cũng là một lý do khiến cho tác phẩm Huck Finn được đánh giá cao hơn tác phẩm Tom Sawyer về phương diện phản ánh hiện thực và tinh thần nhân đạo của Mark Twain. Tự do, đó là khái niệm thiêng liêng không chỉ của người da trắng mà của tất cả mọi chủng tộc. Đặc biệt đối với người da đen, họ bị người da trắng thống trị, coi như thứ hàng hoá hằng bao nhiêu thế kỷ. Người da đen không bao giờ được làm chủ mình. Thân xác và tinh thần của họ thuộc về người chủ

sở hữu họ. Họ là tầng lớp dưới đáy của xã hội. Họ cũng là người, nhưng họ không được xã hội công nhận những giá trị làm người, họ bị khinh miệt. Họ có gia đình, nhưng gia đình ấy không bao giờ được xum họp, luôn luôn bị chia lìa, thành những “mảnh vỡ” lênh đênh khắp nơi. Qua bao nhiêu thế kỷ, người da đen luôn cho rằng mình sinh ra là nô lệ, đó là định mệnh và là ý chúa. Nên hành động chạy trốn của Gim khi biết chủ cũ sắp đưa mình xuống miền Nam bán là hành động vượt rào vô cùng táo bạo để thoát khỏi trường sống hàng hoá, là hành động thể hiện sự thức tỉnh bắt đầu cho quá trình đấu tranh dành tự do cho mình. Gim hạnh phúc khi anh ta là một nô lệ tự do. Anh ta coi thân thể mình được sở hữu là một tài sản lớn. Gim là một nô lệ hành động. Để bảo vệ tự do, anh ta có hành trình phiêu lưu cùng Huck suốt dọc dòng sông Missisipi. Bản thân được tự do Gim ôm ấp ước mơ trong tương lai không xa sẽ kiên quyết đấu tranh, kể cả phải dùng đến bạo lực, để cả gia đình của mình cũng được tự do, được hưởng cuộc sống xum vầy, đoàn tụ.

Gim cùng Huck trên đường chạy trốn gặp nhiều biến cố của thiên nhiên và lòng người. Bão gió không làm người nô lệ chạy trốn này trở nên bi quan, anh luôn gắng gỏi cùng Huck vượt qua mọi khó khăn thử thách. Không chỉ vậy, khi Huck có những hành vi không đúng, anh ta thẳng thắn góp ý và hành động kiên quyết. Hành động kiên quyết này của Gim khiến cho Huck hiểu rằng, Gim có một tấm lòng chân thành đáng trân trọng của một con người. Cũng chính lòng thành đó, Huck phải “hạ mình”, xin lỗi một người da đen, một tiền lệ chưa bao giờ có trong xã hội những người da trắng. Ai đó đã từng nói, có cái cúi, anh ầu không làm ta đê hèn mà làm ta cao cả hơn. Hành vi của Huck thuộc loại này, đặc biệt đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi mà nạn phân biệt chủng tộc còn phổ biến và nặng nề, thì sự hạ mình của Huck càng có ý nghĩa to lớn. Huck đã hai lần chiến thắng: bản thân và xã hội. Gim

tuy là nạn nhân trong trò đùa của Huck nhưng lại trở thành người hành động trong giáo dục nhân cách và tình người, hướng Huck tới Chân – Thiện – Mỹ. Gian nan phía trước còn nhiều. Gim bị bắt lại. Đó là lý do vì sao Gim bị giam cầm trong một gian phòng nhỏ của đồn điền ông Silat Phen. Sống trong cảnh giam cầm, Gim không vượt qua ranh giới của ‘nhà tù”. Nhưng con người ấy, khi có cơ hội, vẫn cố gắng vươn nhoai để được giải thoát, được tự do. Vì tự do, anh sẵn sàn chấp nhận làm tất cả mọi việc theo kế hoạch, nguyên tắc giải thoát tù nhân kỳ quái của Tom và Huck.

Có thể nói, trong cuộc hành trình cùng với Huck, Gim là người bạn tốt của Huck. Chính Gim, không phải ai khác, cho Huck biết, hiểu và trân trọng thế nào là tình người, tình bạn chân thành. Những hành động của Gim khiến cho Huck không còn nhìn Gim bằng con mắt độc thị của người da trắng nữa mà cái nhìn của cậu thiện cảm hơn, cái nhìn của một người bạn. Huck thấy ở Gim một con người bằng da bằng thịt. Gim không chỉ biết nói tiếng người, mà còn hành động cảm xúc không khác, thậm chí còn nhân nghĩa hơn những người da trắng. Gim biết buồn biết nhớ về gia đình yêu dấu của mình khi phải xa nó. Biết thương yêu và bù đắp cho những đứa con tội nghiệp của mình. Biết xin lỗi con khi nhận ra mình sai. Những hành động đó của Gim khiến cho Huck xúc động. Tình cảm gia đình, thứ tình cảm mà trước đó ấn tượng về nó trong Huck vô cùng xấu thì giờ đây nó được làm mới với cảm nhận vô cùng thiêng liêng cao quý. Có lẽ, một người cha da trắng như bố Huck không bao giờ có thể cho cậu được cảm giác về sự yêu thương hay sự hối lỗi trong cách cư xử với con trẻ như Gim. Và vì thế, Huck có thể khẳng định, “Gim là một người da đen thật tốt” (tr.574). Tất cả mọi điều ở Gim, Huck thấy không có chỗ nào để cậu có thể đối xử tàn nhẫn và bất công với

anh ta được. Gim, kẻ nô lệ da đen hành động, chính là người cha đẻ tinh thần của cậu bé da trắng, Huck.

Chú bé Tom, trong tác phẩm này dẫu chỉ xuất hiện như một điểm soi chiếu cho cái tôi nhân vật chính, nhưng nhân vật này được xem như là “một em bé thông minh và dũng cảm” và là nhân vật hành động. Cũng như Huck, Tom cũng là một đứa trẻ mồ côi cả cha và mẹ, nhưng Tom có một gia đình ấm cúng, có một người dì, một người chị và một người em để yêu thương, Tom được học hành, được giáo dục thành một công dân tiêu biểu của xã hội văn minh. Tất cả điều đó nói lên rằng Tom có một cuộc sống khuôn phép. Song với bản tính hiếu động, Tom luôn vùng vẫy, nổi loạn trong khuôn phép ấy. Ngay từ những trang đầu của Huck Finn, Tom “tự tin” thể hiện mình là một cậu bé nghịch ngợm. Giữa đêm trốn nhà đi chơi đã là một hành động vô cùng phiêu lưu, vậy mà Tom còn “dũng cảm” trêu doạ anh da đen Gim khi cùng Huck trên đường trốn. Bị phát hiện, nếu là đứa trẻ khác, như Huck chẳng hạn, sẽ “nóng ruột muốn chạy biến đi ngay” càng nhanh càng tốt. Nhưng không, Tom còn cố ý ở lại sắp xếp và thực hiện một ý tưởng liều lĩnh “trói Gim vào thân cây, đùa một tí cho vui” “nhấc cái mũ ở trên đầu Gim và mắc lên cành cây ở phía trên” (tr.346), khiến Gim trở thành nạn nhân của trò đùa với niềm tin mình gặp ma quỷ. Không chỉ vậy, Tom còn là kẻ hùng khi đứng ra thành lập băng cướp mang tên “Bọn Tom Sawyer”. Đây là một sự kiện, biến cố lớn đối với bọn trẻ của làng St.Peterburg, vì chỉ trong mơ chúng mới được là cướp biển, thì giờ, giấc mơ kia đã thành hiện thực. Chính Tom “đích thân” lựa chọn nơi thành lập, thảo lời thề, lập tôn chỉ và trở thành vị lãnh đạo tối cao của tổ chức. Những trận “cướp bóc” của toán cướp nhí bắt đầu. Vụ cướp lớn nhất, hoành tráng nhất của bọn Tom là “một đoàn lái buôn người Tây Ban Nha và người Ả Rập rất giầu có; đoàn này có hai trăm con

voi, sáu trăm con lạc đà với hơn một nghìn con la, toàn trở những kim cương châu báu; mà họ chỉ vẻn vẹn có bốn trăm lính gác” (tr.358). Tom đã “chỉ đạo” đội quân của mình chuẩn bị sẵn sàng “bày trận” “phục kích và giết cả đoàn đó rồi cướp thật nhanh lấy những đồ đạc ấy”. Kết quả, bọn cướp thằng Tom đã thu được khối thứ “cả người Ả Rập, cả voi và đủ các thứ ở đấy”. Tuy nhiên dưới con mắt thực tế của Huck đoàn người Ả Rập mà bọn Tom nói lại chỉ là một đám học trò trường Dòng đi cắm trại chiều thứ bảy. Chiến tích mà chúng thu được không có vàng bạc, kim cương mà chỉ là “một ít bánh mì ngọt với thịt muối, một con búp bê rách, một cuốn sách hát của nhà thờ và một cuốn kinh nhỏ”, những thứ không có ý nghĩa gì lớn lao với một lũ cướp biển cả (nhưng lại có đôi chút ích lợi với trẻ con). Hành động của Tom được soi chiếu qua cái nhìn của Huck trong biến cố này thật hoang tưởng, “điên rồ”, như một Đônkihôtê vậy. Nhưng nếu như Đônkihôtê với sự điên rồ, hão huyền, ảo tưởng với niềm tin thế gian đang bị phù phép bởi những tay phù thuỷ và pháp sư độc ác, biến những cối xay gió thành những tên không lồ, đàn cừu thành những đạo quân, tình nương Dulcinea xinh đẹp thành cô gái xấu xí,...trở thành khoảng trống rộng rãi cho vô tận những trò cải trang, những trò đùa, những màn cười nhạo của “bàn dân thiên hạ”, Đônkihôtê trở thành nạn nhân của chính những ảo tưởng của mình, thì Tom không thế. Tạo nên phong cách hiệp sĩ, dòng máu kiêu hùng và những ảo tưởng phiêu lưu, nhưng Tom không mâu thuẫn với chính hiện thực của mình. Có ảnh hưởng của tiểu thuyết hiệp sĩ nhưng Tom chưa bị mê lú, lẫn lộn thực ảo. Nhân vật này vẫn làm chủ được mình, hơn nữa nó còn trấn áp được cả đối phương, những đứa trẻ thực tế nhất ở thị trấn này, Huck chẳng hạn. Bởi xét cho cùng, đây chỉ là một trò chơi, trò nghịch bắt chước sách vở của trẻ con chứ không phải thực tế. Nên thay vì súng ống, gươm giáo của những tay cướp biển thực

thụ, vũ khí của “bọn cướp nhí” chỉ là “những cái que gỗ, cán chổi”. Kết thúc trò chơi, Tom còn được suy tôn và ngưỡng mộ. Một đứa trẻ nghịch ngợm, không thực tế nhưng cũng lại rất thông minh. Lê Huy Bắc cho rằng “mộng làm cướp” của Tom chính là sự thể hiện của biện pháp trẻ thơ hoá trần thuật, nhìn biến cố sự kiện dưới cái nhìn của trẻ thơ và bằng cái nhìn của trẻ thơ. Hành động của nhân vật này làm sống lại trong chúng ta thế giới trẻ thơ sôi động đầy những thú vị bất ngờ kỳ diệu. Sự trở lại của Tom trong những chương cuối của truyện cùng với kế hoạch và hành động “Giải cứu Gim” càng khẳng định con người hành động của nhân vật này. Không chấp nhận kế hoạch đơn giản của Huck, Tom đã tạo dựng lên một cuộc phiêu lưu ly kỳ và hài hước bằng những sự kiện và hành động “dị biệt” (so với hiện thực đời thường nhưng lại bình thường so với sách vở). Bằng sự am hiểu của mình về tiểu thuyết phiêu lưu, Tom đã áp dụng, mô phỏng một cách triệt để trong hành động giải cứu Gim. Trước hết, Tom coi Gim là một tù nhân, tù nhân vượt ngục được xem như một anh hùng, và người giải cứu tù nhân thì lại càng đúng là một người hùng. Mà một người hùng trong quá trình vượt ngục đều có những hành động: cưa đứt cái chân giường ra làm đôi để nhấc cái xích ra sau đó theo đường hầm đã đào trước đó thoát ra ngoài. Cho nên Tom yêu cầu Huck cùng mình đào một đường hầm dẫn tới cái lều, nơi giam Gim. Để cho thật giống với những người nổi danh, Tom còn muốn cưa chân Gim đi, may thay cho Gim là Tom đã kịp bỏ chi tiết này. Một cuộc giải cứu đầy kịch tính và hài hước bắt đầu diễn ra dưới sự chỉ đạo của Tom, Huck và Gim chỉ như cái máy làm theo: ăn trộm khăn chải giường làm thang dây gửi vò cho Gim bằng cách nhét vào cái bánh thật to, bắt Gim viết nhật kí bằng thìa sắt với những dòng giật gân “Đây, một trái tim bị giam cầm đang bốc cháy. Đây, một tù nhân tội nghiệp bị cuộc đời và bạn bè ruồng bỏ, phải mang một kiếp

đau khổ,…” (tr.725), bắt Gim nuôi rắn, nuôi chuột, trồng hoa bằng nước mắt, viết nhật kí bằng máu, …trong phòng. Tất cả nhằm vào mục đích sao cho thật ly kỳ, hấp hẫn (giống như sách vở). Liên tục vạch ra kế hoạch và hành động theo đúng nguyên tắc kế hoạch để giải cứu người tù, Tom đã gần như đạt thành công rực rỡ khi tạo nên cuộc náo loạn trong gia đình cô Saly. Không chỉ vậy, khi Tom viết thư nặc danh ném vào nhà thì cuộc phiêu lưu mở rộng cả phạm vi đối tượng và nguy hiểm. Việc chạy trốn của Gim không chỉ còn là chuyện riêng của hai đứa trẻ và Gim nữa mà có thêm 15 người chủ trại, người nào trong tay cũng cầm súng vào cuộc. Cuộc dượt đuổi bắn giết xảy ra nguy hiểm nhưng vô cùng thú vị, dù cho trong cuộc chạy trốn này chính Tom lại là người bị thương do trúng đạn. Quả thật, Tom đã “chinh chiến” một cách “hào hiệp” với một niềm tự hào “mình làm rất tài, tài thật đấy”. Mục đích lớn nhất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 85)