Các quan niệm về cốt truyện phiêu lưu * Vài nét về tiểu thuyết phiêu lưu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 37)

2 Quan niệm cốt truyện hiện đạ

1.2.1 Các quan niệm về cốt truyện phiêu lưu * Vài nét về tiểu thuyết phiêu lưu

* Vài nét về tiểu thuyết phiêu lưu

Tiểu thuyết phiêu lưu (adventrure novel) là loại tiểu thyết hàm chứa sự phiêu lưu – một nhiệm vụ kỳ thú liên quan đến việc mạo hiểm tính mạng. Hành động phiêu lưu là đề tài xuất hiện sớm nhất, ngay từ khi truyện kể có hư cấu ra đời. Odysey của Home là một trong những bộ sử thi đầu tiên mang một số đặc điểm của tiểu thuyết phiêu lưu. Tác phẩm kể về cuộc hành trình hồi hương của Uylysse trí sảo sau khi cuộc chiến tranh thành Troy kết thúc. Những sự kiện, biến cố bất ngờ đầy gian nan, nguy hiểm trên con đường trở về quê hương, những câu chuyện phiêu lưu vô cùng mạo hiểm của chàng dũng sĩ này đã tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm. Trước thế kỷ XIX, tiểu thuyết phiêu lưu chiếm vị trí đáng kể trên văn đàn. Cùng với những bước thăng trầm của lịch sử văn học, vào thời kì trung đại tiểu thuyết phiêu lưu xuất hiện nhiều biến dạng khác nhau: tiểu thuyết hiệp sĩ, tiểu thuyết du đãng,…Khi tiểu thuyết phiêu lưu xuất hiện, nó rất được độc giả đón nhận, hơn một thế kỉ, chưa bao giờ lâm vào cảnh phản bác. Được như vậy bởi

truyện phiêu lưu đã đảm bảo được sự phù hợp trọn vẹn và hoàn hảo giữa các phương tiện (một chút giản dị dễ hiểu, một chuỗi tình tiết đơn tuyến và có thể đoán nhận song lại được chuẩn hoá sẵn) với một cứu cánh: đó là thực hiện chức năng giúp người đọc chạy trốn thực tế bằng các hình ảnh ảo giác và kinh dị….Những cuộc phiêu lưu xa xứ với nhiều tình huống bất ngờ, kịch tính đã đẩy nhân vật vào một loạt các thử thách, mạo hiểm với niềm đam mê đến những miền đất lạ và lập nhiều chiến công. Khoảng từ giữa thế kỉ XIX, khi văn học đại chúng phát triển mạnh, tiểu thuyết phiêu lưu không còn là tiểu loại chiếm ưu thế trên văn đàn. Nó chỉ còn là một cành nhánh nhỏ của văn học nhân loại, nhưng sự ra đời của những tác phẩm của Dicken như

Những cuộc phiêu lưu của Oliver Twist(1837), Mark Twain nhưNhững cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (1876), Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn

(1884)…lại đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của thể loại tiểu thuyết này. Tiểu thuyết phiêu lưu không còn là thứ tiểu thuyết rẻ tiền, chỉ để mua vui, hoàn toàn giải trí như quan niệm cũ nữa mà nó đã trở thành một thể loại văn học có giá trị thực sự. “Nó thể hiện như một loại hình riêng biệt, đứng vững với tư cách là một trong những thể loại tiểu thuyết chủ chốt của văn học bình dân” [dẫn theo M.fragonard, Văn hoá thế kỷ XX – Từ điển lịch sử văn hoá, Chu Ánh Tiến dịch, Nxb chính trị quốc gia, 1999, tr.724]. Sức hấp dẫn của loại tiểu thuyết này không đơn nhất ở những câu chuyện phiêu lưu ly kỳ trong thế giới tưởng tượng mà còn là phiêu lưu kết hợp với khám phá thế giới và phản ánh hiện thực, “khám phá chiều sâu của sự khám phá con người” [59, tr.338]. Để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ mới của thời đại, tiểu thuyết phiêu lưu thường giao thoa với nhiều thể loại khác, cụ thể là tiểu thuyết chiến tranh, tiểu thuyết kiểu Robinson, truyện khoa học viễn tưởng, truyện kỳ ảo, tiểu thuyết tâm lý, xã hội, phong tục. Hấp thu nhiều thành tố của các tiểu loại kia, nhưng về bản cốt nó “luôn hướng về hành động phiêu lưu của nhân vật chính tạo nên những thử thách cam co, có sức hấp dẫn lớn đối với người đọc” [7, tr.461].

Bàn về vấn đề cốt truyện phiêu lưu, có rất nhiều ý kiến khác nhau của các học giả, nhà nghiên cứu, phê bình.

M.Bakhtin trong Những vấn đề thi pháp Dostoievsky cho rằng bản chất của cốt truyện phiêu lưu: “không dựa vào chỗ nhân vật là ai, nó có địa vị như thế nào trong cuộc sống, mà đúng hơn dựa vào chỗ nó không phải như nó đang như thế, điều này không bị định trước, bất ngờ xét từ quan điểm của bất cứ hiện tại hiện hữu nào. Cốt truyện phiêu lưu không dựa vào những hoàn cảnh hiện hữu và ổn định – các hoàn cảnh gia đình, xã hội, tiểu sử, nó phát triển bất chấp các hoàn cảnh ấy. Hoàn cảnh phiêu lưu là hoàn cảnh mà bất cứ người nào với tư cách là con người đều có thể lâm vào. Hơn nữa, cốt truyện phiêu lưu sử dụng bất cứ sự định vị xã hội cố định nào không phải với tư cách một hình thức đời sống đã hoàn tất, mà với tư cách “hoàn cảnh”. Theo nghĩa này, cốt truyện phiêu lưu mang tính người sâu sắc. Mọi thiết chế, chế định xã hội, văn hoá, mọi đẳng cấp, mọi quan hệ gia đình – tất cả chỉ là những hoàn cảnh mà con người muôn thủa và lúc nào cũng có thể lâm vào. Tự bảo tồn khất vọng giành chiến thắng, tham vọng chiếm hữu, tình yêu nhục thể - những nhiệm vụ do bản chất người muôn thủa đó quy định, quyết định cốt truyện phiêu lưu” [4, tr.99]. Chính đặc điểm này đã tạo nên sự khác biệt rõ nét giữa cốt truyện tiểu thuyết phiêu lưu và cốt truyện của tiểu thuyết tiểu sử, gia đình, tâm lý, xã hội. Bởi trong các tiểu thuyết tâm lý xã hội, tiểu sử, gia đình mối quan hệ giữa con người với con người là mối quan hệ đời sống và tiểu sử, các quan hệ đẳng cấp, giai cấp xã hội là cơ sở vững chắc quyết định tất cả các mối quan hệ cốt truyện như: vợ với chồng, đối thủ với đối thủ, tình nhân với tình nhân, kẻ hữu sản với kẻ vô sản, kẻ tiểu thị dân yên ấm với kẻ du thủ du thực mất gốc; tính ngẫu nhiên ở đây đã bị loại trừ. Nhân vật tham dự cốt truyện như một con người đã được thể hiện và được định vị nghiêm ngặt trong cuộc đời, mang một y phục cụ thể không gì thấm qua được của giai cấp hoặc đẳng cấp, của gia thế, lứa tuổi của những mục tiêu trên đường đời. Tính người của nó có được do vị trí của nó trong cuộc đời mà đã được cụ thể hoá và đặc thù hoá tới mức nó đã không còn có ảnh hưởng đối

với các quan hệ của cốt truyện. Nó chỉ có thể tự bộc lộ trong những khuôn khổ ngặt nghèo của những quan hệ ấy. Như vậy, theo M.Bakhtin, dựa trên cơ sở mối liên hệ giữa nhân vật và cốt truyện, trong các tiểu thuyết tâm lý xã hội, tiểu sử, gia đình, nhân vật với tư cách là nhân vật do cốt truyện đẻ ra; cốt truyện không chỉ là trang phục mà còn là thân xác và linh hồn của chúng; và ngược lại, xác và hồn của chúng chỉ có thể được bộc lộ và hoàn tất trong cốt truyện. Cốt truyện trong truyện phiêu lưu thì ngược lại, chính là bộ trang phục mà nhân vật khoác lên người, bộ trang phục mà nhân vật có thể thay đổi tuỳ ý. Tính người, tính ngẫu nhiên, tính lỏng lẻo trong cốt truyện phiêu lưu do đó mà được khắc sâu.

Khi bàn về cốt truyện, Pospelop cũng có chú ý tới cốt truyện phiêu lưu. Ông khẳng định cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện biên niên, trong đó có thể kết hợp các hành động kiên quyết, đầy sáng kiến của nhân vật, các sự kiện lặp lại, các cuộc phiêu lưu đủ loại. Chú ý tới các yếu tố ngẫu nhiên trong cốt truyện phiêu lưu, Pospelop cho rằng “cuộc sống phiêu lưu ấy giống một vũ đài tập hợp các tình huống hạnh phúc và bất hạnh thay thế nhau một cách ngẫu nhiên và bất ngờ” [50, tr.235]. Các nhân vật được miêu tả dưới quyền lực của số phận lúc nào cũng phải hứng đón chính những thay đổi không lường trước được. Đây là kiểu cốt truyện tiêu biểu cho giai đoạn phát triển trước của chủ ngĩa hiện thực trong văn học.

Lê Huy Bắc trong Từ điển văn học trong nhà trường (phần văn học nước ngoài) cho rằng: cốt truyện phiêu lưu là cốt truyện tiêu biểu của tiểu thuyết lãng mạn thời trung cổ có cấu trúc bằng một chuỗi các cuộc phiêu lưu, trong đó nhân vật chính phải trải qua một loạt phiêu lưu, thử thách gay go trước khi gặp được người trong mộng của mình. Tiếp đó hẳn xảy ra chia lìa, rồi sẽ có những cuộc thử thách mới trước khi hai người đoàn tụ.

Trần Đình Sử cũng cho rằng “Sức hấp dẫn của cốt truyện phiêu lưu được tạo bởi các yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ và chính điều này làm cho truyện có sức hút lớn với người đọc” [53, tr.55].

Như vậy, các nhà nghiên cứu, phê bình khi bàn về cốt truyện phiêu lưu đã đề cập đến rất nhiều vấn đề, trong đó có những điểm chung trong quan điểm nhìn nhận như một sự thống nhất về đặc điểm của cốt truyện phiêu lưu. Đó là nhìn cốt truyện từ phương diện nhân vật, sự kiện. Nhân vật phiêu lưu là nhân vật chính, có tính cách mạnh mẽ, đam mê khám phá. Sự kiện trong cốt truyện phiêu lưu là những sự kiện ly kỳ, hấp dẫn và chứa đầy sự ngẫu nhiên, không đoán định được trước. Đây cũng chính cơ sở tạo nên những đặc sắc trong kết cấu cốt truyện phiêu lưu mà trong luận văn của mình chúng tôi kế thừa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)