Quan niệm về không gian

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 46)

Chương 2: Trường ngữ nghĩa – biến cố và không gian phiêu lưu trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

2.1.1 Quan niệm về không gian

Không gian là môi trường trong một tác phẩm, là bối cảnh mà ở đó các sự kiện, biến cố diễn ra, là nơi nhân vật tồn tại. Do vậy không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. “Không gian nghệ thuật là mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả” [51, tr.116], nhằm thể hiện con người và một quan niệm nhất định về cuộc sống.

Không gian nghệ thuật không chỉ liên quan trực tiếp tới việc tổ chức nên kết cấu tác phẩm, là phương diện thể hiện kết cấu của tác phẩm mà việc nhà văn tổ chức không gian nghệ thuật như thế nào còn mang một ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng hình tượng và bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Vì vậy nó còn được hiểu là những phẩm chất định tính quan trọng của hình tượng nghệ thuật đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ chức lên kết cấu của tác phẩm.

Nghiên cứu về vấn đề không gian trong tác phẩm, Lotman tập trung vào mô hình cấu trúc không gian. Theo ông, cấu trúc không gian của văn bản nghệ thuật đã trở thành mô hình cấu trúc không gian thế giới. Ông định nghĩa “không gian là sự tổng hợp của các đối tượng cùng loại (những hiện tượng, những trạng thái, chức năng, hình thể, những ý nghĩa của chuyển động,..) mà giữa chúng có các quan hệ giống như các quan hệ không gian thông thường (có tính liên tục, tính khoảng cách,…). Những mô hình xã hội chính trị, tôn giáo, đạo đức chung nhất mà nhờ chúng con người ở các giai đoạn khác nhau trong lịch sử tinh thần của mình đã nhậ thức đời sống chung quanh, luôn có những đặc tính không gian; khi thì trong hình thức của đối lập “trời – đất”, “dương thế - âm phủ” (cấu trúc không gian ba bậc theo phương thẳng đứng, xếp theo trục trên – dưới); khi thì dưới hình thức đối lập đẳng cấp: tầng lớp trên – tầng lớp dưới; khi thì trong hình thức phân biệt rạch ròi “phải – trái”.

Những quan niệm về tư tưởng, nghề nghiệp, công việc,…Toàn bộ những điều này hợp thành mô hình thế giới nhất định được phân biệt rạch ròi bởi các dấu hiệu không gian” [33, tr.378]. Với quan niệm này, không gian trong tác phẩm văn học được hiểu là những mô hình hoá các mối quan hệ thời gian, xã hội, đạo đức ,…của bức tranh thế giới, thể hiện quan niệm về trật tự thế giới và sự lựa chọn của nhà văn. Không gian nghệ thuật là không gian topos, không gian cảm giác được, không gian tạo sinh trường ngữ nghĩa.

Khi phân tích không gian trong một tác phẩm cụ thể Lotman luôn chú tới trường ngữ nghĩa của không gian đó. Đầu tiên, ông chú ý tới mô hình tư tưởng toàn vẹn vốn có của một loại hình văn hoá nào đấy; tiếp đến, trên nền tảng đó, ông phát hiện ra những mô hình không gian mang nghĩa cá biệt trong việc tạo dựng “bức tranh thế giới”. Với những thao tác như vậy, Lotman đã tìm cho mình một con đường riêng, phát hiện những đặc sắc trong cấu trúc không gian của tác phẩm từ góc nhìn ngữ nghĩa của ngôn từ không gian. Ví dụ, thơ trữ tình của Tiuttrev có mô hình không gian tiêu biểu là “trên – dưới”. Mô hình này ngoài lối diễn giải có thể chung cho nhiều nền văn hoá theo hệ thống “nhân từ - độc ác”, “trời – đất”, trong thơ của ông còn được diễn giải là “bóng tối – ánh sáng”, “đêm – ban ngày”, “yên tĩnh - ồn ào”, “thanh thản – mệt mỏi”. Với việc xác lập mô hình không gian thế giới dựa trên cấu trúc ngữ nghĩa tác phẩm, Lotman chỉ ra không gian chính là nhân tố kiến tạo và xung quanh nó các đặc tính phi không gian được tạo dựng.

Không gian nghệ thuật chỉ có thể được thể hiện đầy đủ ở các ranh giới mang ý nghĩa. Dấu hiệu loại hình quan trọng của không gian là ranh giới. Ranh giới chia không gian trong văn bản thành hai bộ phận không giao nhau. Khi chia không gian thành hai phần, ranh giới có đặc tính cơ bản là tạo ra hai phần không thể xuyên thấm qua nhau và cấu trúc bên trong mỗi phần là khác

nhau, trong đó, mỗi phần đều có những dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Chẳng hạn, không gian trong truyện cổ tích thần kỳ được phân giới rõ ràng: thế giới trong nhà và thế giới ngoài rừng. Ranh giới giữa chúng là bìa rừng, đôi khi là dòng sông. Các nhân vật của rừng không thể xâm nhập vào nhà và ngược lại. Bởi mỗi một nhân vật, loại nhân vật sẽ gắn kết với một không gian, loại không gian xác định.

Khi định nghĩa “biến cố là sự di chuyển của nhân vật qua ranh giới của trường ngữ nghĩa”, Lotman khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cốt truyện và không gian. Nhân vật ở trường ngữ nghĩa không gian này vượt qua ranh giới phân chia hai thế giới, xâm phạm đến thế giới bên kia, khi ấy biến cố xuất hiện. Biến cố đánh dấu những bước dịch chuyển không gian của nhân vật. Dựa trên quan điểm này có thể thấy rõ những đặc trưng của truyện phiêu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)