Trường ngữ nghĩ a không gian phiêu lưu trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 49)

Chương 2: Trường ngữ nghĩa – biến cố và không gian phiêu lưu trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

2.1.2 Trường ngữ nghĩ a không gian phiêu lưu trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”

2.1.2 Trường ngữ nghĩa - không gian phiêu lưu trong “Những cuộc phiêulưu của Huck Finn” lưu của Huck Finn”

Khi nhân vật rời bỏ căn nhà của mình, bước vào những cuộc hành trình xa lạ, nhân vật bắt đầu phiêu lưu. Một thế giới không gian mở ra theo bước chân của nhân vật: qua những căn nhà, những con đường, những thị trấn, những con sông… Khi nhân vật vượt qua địa giới này để đến địa giới khác, ranh giới không gian ở đó là điểm mốc đánh dấu sự dịch chuyển không gian trong tác phẩm. Trong “Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn”, Mark Twain luôn chú ý điều khiển ngòi bút của mình để dẫn dắt người đọc đi qua nhiều không gian khác nhau suốt dọc dòng sông Missisipi. Mỗi một không gian, nơi nhân vật đặt chân đến là những môi trường hoàn cảnh sống khác nhau mà nhân vật phiêu lưu gặp phải. Mỗi một không gian mang những đặc điểm, các quy luật riêng như không gian gia đình là không gian của những lề thói, nề

nếp trói buộc, là không gian của cuộc sống buồn tẻ và đơn điệu; không gian đảo hoang là không gian hoang sơ, tự do nhưng ở đó con người phải vật lộn với muôn vàn nguy hiểm, thử thách để sinh tồn…Sự dịch chuyển không gian trong tác phẩm được thể hiện theo sơ đồ 2.1

2.1 Sơ đồ dịch chuyển không gian trong tác phẩmHuck Finn

2.1.2.1 Không gian gia đình

Trong Huck Pinn, không gian gia đình hiện lên là không gian gia đình của bà goá Douglas, nơi Huck được chăm lo, giáo dục, bảo vệ. Những những khuôn phép mà Huck phải tuân theo khiến cho Huck thấy cuộc sống vô cùng bức bối, khó chịu. Những sinh hoạt như nhau lặp lại hằng ngày khiến cho Huck thấy thật tẻ nhạt và buồn chán. Trở về với không gian riêng tư nhất của mình, căn phòng, bức hàng rào bao quanh nhà cùng bốn bức tường phòng là ranh giới cách biệt Huck với thế giới tự do bên ngoài. Huck thấy mình vô cùng cô đơn. Nỗi sợ hãi luôn trào dâng, ngự trị trong Huck với bao ý nghĩ về sự rủi ro, những điềm xấu sẽ tới trong cuộc đời nay mai. Chỉ vô tình giết chết một con nhện nhưng “lúc đó, chẳng cần phải có ai bảo tôi rằng đó là một điềm xấu và rồi tôi sẽ gặp rủi ro, tôi cũng hoảng sợ lắm rồi”. Chính tại căn phòng này Huck trải qua giây phút hãi hùng nhất của tuổi thơ là sự trở về của người cha nghiện rượu, dữ đòn sau hơn một năm biệt tích. Rõ ràng sống trong không gian này, cái không gian tưởng chừng bất khả xâm phạm, nơi ẩn náu không gì có thể làm con người tổn thương, cuộc sống của Huck lại gặp đầy bất ổn. Thế giới khép kín này cùng những lề thói của nó đã ép chặt cậu vào cuộc sống ngột ngạt, khó thở. Với bản tính ưa hoạt động, thích tự do, Huck khó có thể hoà hợp được với không gian này. Nhân vật buộc phải tìm

cách thoát khỏi nó. Đó là khi cậu trèo tường vượt qua ranh giới bức tường kia trong đêm tối, di chuyển sang một không gian mới, không gian mở rộng của rừng vắng, hang sâu với những trò chơi vui thú của thế giới trẻ thơ cùng bọn thằng Tom.

Trong văn chương nghệ thuật, gia đình là không gian biểu trưng cho thế giới an toàn, ấm áp, yêu thương; là nơi đi về của con người để tận hưởng cuộc sống bình yên sau những sóng gió bên ngoài.

Trong truyện phiêu lưu, không gian đó lại là hiện thân của một thế giới vô cùng chật chội, khó có thể là môi sinh tốt cho cái tôi du hành của nhân vật phiêu lưu tồn tại. Chính vì vậy họ thường rời bỏ những không gian này để đến với những khoảng trời rộng lớn hơn bên ngoài. Cũng như Rôbinsơn rời bỏ ngôi nhà của mình để được phiêu lưu nơi biển cả, Đônkihôtê rời bỏ gia đình của mình để rong ruổi khắp đất nước Tây Ban Nha, Huck cũng rời bỏ ngôi nhà của bà goá Douglas để phiêu lưu suốt dọc dòng sông hùng vĩ Missisipi. Phá vỡ quy luật sống của không gian gia đình, Huck chuyển sang một không gian khác, cái thế giới an toàn, được che chở của cậu cũng bị phá vỡ, thay vào đó, cậu phải đối mặt với muôn vàn quy luật sống nghiệt ngã của những không gian xa lạ bên ngoài.

2.1.2.2 Không gian đảo hoang.

Đảo hoang là không gian nguyên sơ, hoang dại, vắng vẻ, nơi ấy, có thể chưa có dấu chân người. Không gian này gần như cách biệt, có khi là thế giới đối lập với thế giới nhân tạo văn minh của xã hội con người. Trong tác phẩm “Trong gia đình”, Hector Malot cho rằng “giữa cuộc sống hoang dã chúng ta có tất cả”. Lời khẳng định này thật đúng cho trường hợp của Huck và Gim. Hoang đảo được Huck và Gim xem như vương quốc của tự do mà trong đó họ được làm chủ và mỗi ngày sống ở đó là một ngày hội. Đây là đất náu an

toàn cho Huck và Gim trong bước đầu tiên của hành trình phiêu lưu - chạy trốn. Đến được đảo Jăcsơn, Huck như trút đi được kiếp nạn lớn. Cậu được hưởng giấc ngủ ngon lành, được nghỉ ngơi, vừa vững dạ, vừa thoả thích. Gần gũi với thiên nhiên, một người thực tế như Huck cũng trở nên là người có tâm hồn. Mọi giác quan của cậu được đánh thức để đón nhận vẻ đẹp và sự thân thiện của thiên nhiên “một đôi sóc ngồi trên cành nhìn tôi rúc tích kêu một cách thân mật”. Huck được làm chủ bản thân và cuộc sống của mình, bắt cá, nấu ăn, chán lại ngủ. Thích thú biết bao khi Huck quyết định khám phá đảo – một cách để tiêu vợi cái món thời gian đang thừa thãi. Rất nhiều dâu chín và ngon, có cả nho xanh mùa hè, cả những trái cơm xôi cũng đang vào vụ. Một nguồn thực phẩm dồi dào đảm bảo cho Huck có cuộc sống no đủ. Thật là tuyệt diệu, đảo Jăcsơn cho Huck chỗ trú an toàn lại bảo tồn cho cậu nguồn sống cũng gọi là phong lưu. Càng khám phá, Huck càng thích thú nơi đây. Tuy nhiên nơi hoang dã này không chỉ cho con người những lợi sinh, mà nó ẩn chứa trong đó muôn hiểm nguy không lường. Đám tro của ngọn lửa trại vẫn đang âm ỉ cháy dưới chân Huck như một thông báo nguy hiểm đến với cậu. Bởi đó là dấu hiệu mới nguyên của sự sống con người ở nơi hoang dã này. Cuộc sống của Huck đang bị đe doạ. Huck cảnh giác, lo lắng, sợ hãi và thăm dò. Một sự ngẫu nhiên tình cờ, trong cái rủi có cái may, Huck gặp Gim. Nguy hiểm chưa qua, mà dường như mới chỉ bắt đầu. Những cơn giông mùa hạ kéo đến, mưa như thác đổ, gió thổi dữ tợn, cây cối đổ rạp xuống, chỉ trong một vài giây đồng hồ trời tối như bưng, sét rạch ngang trời, Huck và Gim phải phen khiếp đảm. Tiếp sau đó, Huck và Gim gặp ngay căn nhà gỗ có người chết trôi sông. Không những thế, do vừa ra nhập vào cuộc sống nơi đây, Huck chưa hiểu hết được quy luật sống của nó, cậu ta giết một con rắn rồi để trêu Gim khiến Gim bất ngờ thấy thế mà sợ còn mình được một mẻ

cười. Cậu đâu biết đây là cuộc chơi nguy hiểm, một trò đùa dại dột, ngu ngốc, điên rồ vì rắn sống có đôi, khi người ta đánh chết một con rắn thì con rắn vợ hay chồng nó sẽ tìm đến cuộn tròn nằm bên cạnh. Gim bị rắn cắn, nằm liệt giường bốn ngày đêm. Đây là một bài học đắt giá mà thiên nhiên “dạy” cho con người khi con người vi phạm vào quy luật sống của nó.

Sau này trong cuộc hành trình của mình, Huck và Gim rất nhiều lần dừng chân trên một đảo vắng. Không gian yên tĩnh, bình an này là nơi một kẻ không học hành và một kẻ nô lệ, có thể tự do bình xét, phán xử lại lịch sử theo cách riêng của mình. Những cuộc tranh luận của Gim và Huck về vua chúa, như vua Solômôn trong lịch sử, vua Herry trong Nghìn lẻ một đêm, những đại diện của chế độ phong kiến trong chương XIV, cho chúng ta thấy rõ ràng hơn bản mặt của chế độ phong kiến, là một chế độ bảo thủ, trì trệ và phi nhân. Thực tế, Huck và Gim đã gặp vua và quận công, thấy ở họ không khác trong sử sách, bỉ ổi, tàn ác, xấu xa đủ điều. Tinh thần, thái độ phủ nhận chế độ xã hội cũ của Mark Twain trong tác phẩm vì vậy trở nên rõ ràng hơn.

Xây dựng mô hình không gian này tác giả tạo nên một trường ngữ nghĩa mới, hoang dã, tự do nhưng cũng chứa đầy nguy hiểm trong cuộc vật lộn để sinh tồn của nhân vật. Với trường ngữ nghĩa này, tác giả đã ngầm ẩn một thái độ phê phán mãnh liệt đối với thế giới văn minh. Đúng như Mark Twain đã nói “có hai nước Mỹ, một nước Mỹ giải phóng tù đầy áp bức cho con người và một nước Mỹ tạo nên những cảnh tù đầy áp bức đó”.

2.1.2.3 Không gian đồn điền

Trong hành trình phiêu lưu của mình, Huck có nhiều sự lạc bước, bàn chân của cậu đã đặt lên các vùng đồn điền khác nhau suốt dọc sông Missisipi. Là đồn điền của gia đình Gơrengơpho với căn nhà xinh xắn kiểu cách, trong đó Huck có ấn tượng đặc biệt với căn phòng của cô Emơlin quá cố sạch sẽ

đầy tranh và thơ. Không gian này dưới con mắt của chú bé nghèo Huck đang lưu lạc quả thực là lạ lẫm và đầy thú vị. Một cậu bé không được học hành như Huck nhưng khi lạc vào không gian nghệ thuật như thế này không khỏi những xúc động. Huck bước vào không gian này như một cuộc hành trình phiêu lưu đi vào chiều sâu của nghệ thuật với những ngóc ngách ẩn kín của tâm hồn để tìm kiếm bản thể con người. Mark Twain đã tạo nên nét trữ tình lãng mạn khi xây dựng một không gian nghệ thuật đặc trưng trong tác phẩm phiêu lưu. Điều đó làm cho tác phẩm phiêu lưu của ông có sự khác biệt về chất so với những tiểu thuyết phiêu lưu truyền thống. Nhưng ở đó Huck thấy được cuộc sống đầy rẫy những bất công. Khi Emơlin còn sống, tại căn phòng này, cô đã làm bao nhiêu thơ thương xót, tưởng nhớ tất cả những người gặp rủi ro, bất hạnh xung quanh. Khổ thay bây giờ cô chết đi thì chẳng có một ai làm “những lời ca ngợi nào về cô”(tr.496). Căn phòng mang tên là căn phòng tưởng nhớ Emơlin nhưng thực chất nó lại là căn phòng của sự lãng quên. Cuộc đời của Emơlin điển hình cho kiếp người cô đơn, nó gần với sự cô đơn của con người hiện tại. Đối với Huck không gian này dù thoảng qua nhưng nó lại là không gian lưu giữ trong cậu niềm xót thương cho những con người tài năng, đa cảm nhưng đoản mệnh. Huck không khô cằn, thực dụng như ta vẫn tưởng, trong cậu còn có chỗ cho sự rung động rất nghệ sỹ. Bước vào ngôi nhà sơn trắng của gia đình Gơrengơpho là Huck bước vào không gian của sự hiếu khách và cũng là không gian của hận thù. Ở đó, Huck được đón tiếp rất thân tình, chu đáo. Nhưng ở đó Huck cũng phải một phen hết hồn hết vía. Mối tình của cô Sôphia của dòng họ Gơrengơpho và anh chàng Hacnây thuộc dòng họ Sephơsơn nảy nở, họ vượt qua thù hận để đến với nhau. Như câu chuyện tình yêu của chàng Rômeô và nàng Giuliet thời hiện đại, nhưng nó khắc nghiệt hơn, bi kịch hơn. Họ không thể sống và yêu nhau trên chính

mảnh đất này vì họ biết khó có thể hoá giải mối hận thù truyền kiếp của hai dòng họ. Để bảo tồn tình yêu, họ phải chạy trốn khỏi đồn điền, vượt sông tìm một không gian khác để sống. Bước chân của họ có lẽ cũng chỉ vừa được đặt sang bờ xa lạ bên kia sông thì sự huỷ diệt cũng đặt chân tới gia đình Gơrengơpho. Cuộc đối đầu đẫm máu giữa hai gia đình, hai dòng họ chỉ vì ruộng đất của đồn điền thái ấp khiến cho gia đình Gơrengơpho không còn một ai sống sót. Thật là một không gian khủng khiếp, Huck gọi đó là “cái vạ đồn điền” (tr.515). Không thể ở lại thêm phút giây nào trong không gian này, Huck lại cùng Gim ra đi, lênh đênh trên chiếc bè của mình, “du lịch” tới vùng đất khác.

Đến đồn điền, xưởng cưa của ông Silat Phen, Huck được đón tiếp rất thân tình, vì Huck lúc này trong vai Tom, đứa cháu cô Saly vô cùng yêu quý, đến để giải cứu tù nhân, Gim. Nhưng cũng chính nơi đây, khi có bất kỳ chuyện gì xảy ra, đàn ông sẵn sàng sử dụng súng đạn để giải quyết vấn đề. Bạo lực diễn ra khắp nơi trong không gian đồn điền.

2.1.2.4 Không gian thị trấn

Huck và Gim đã đến và đi qua nhiều thị trấn. Mỗi thị trấn lại có những ấn tượng riêng về con người và cuộc sống .Vì vậy không gian những thị trấn trong tác phẩm hiện lên như một mô hình thế giới thu nhỏ của xã hội - con người.

Điểm xuất phát đầu tiên của Huck và Gim có lẽ phải kể đến thị trấn nhỏ bé S.Peterburg, cuộc sống của Huck vô cùng ngột ngạt. Cùng một lúc cậu phải chịu sự kìm kẹp của hai thứ nạn: nạn văn minh và nạn bạo lực gia đình. Cuộc sống với Huck đúng là địa ngục. Còn với Gim đây là không gian quen thuộc của cuộc sống nô lệ. Gim là tên nô lệ da đen của cô Oát Tơ, em gái bà goá. Nếu dòng đời cứ bình yên thì có lẽ Gim sẽ an phận là một tên nô

lệ suốt đời. Nhưng Gim là một nô lệ hơn ai hết nhận thức được giá trị làm người, nên khi chủ của mình bội tín, định mang Gim xuống Ôlian bán, Gim không thể ở lại nơi đây được nữa. Hai con người, hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ gặp nhau ở chỗ không thể tiếp tục hoà hợp với thị trấn S. Peterburg này. Họ phải ra đi. Họ gặp nhau trên đảo Jacson. Phiêu lưu trên chiếc bè gỗ, Huck và Gim băng qua nhiều thị trấn. Có những thị trấn họ chỉ lướt qua như Sen Luy rực rỡ. Huck và Gim là những người nghèo, nên dưới con mắt của họ không gian sáng rực kia là thế giới khác mà họ khó vượt qua ranh giới bước vào được. Đi qua những thành phố đêm bình yên, vượt qua giới địa của dòng sông và đất liền, Huck đặt chân lên những thị trấn như Pôncơvin, Ăccanxô, sự bình an được thay thế bằng nguy hiểm ngặt nghèo. Thị trấn Pôncơvin vào ngày chủ nhật vắng tanh “chẳng thấy ai qua lại, phố xá không một bóng người, hoàn toàn im lặng như chết” (tr.536). Tất cả mọi người “những ai không còn trẻ lắm, không ốm lắm và không già lắm” đều đi họp trại trong rừng. Trại ấy là những túp lều giảng đạo. Một xã hội nhân quần nghèo khổ hiện lên trước mắt Huck: những anh con trai thì đi chân đất, trẻ con không mặc quần áo gì cả mà chỉ có một mảnh áo lót bằng sợi vải thô,…Họ đang cầu nguyện, họ xúm lại hát, kêu lên và lăn mình xuống đống rơm. Huck không hiểu “họ có được sức mạnh gì (ở đây) trong những cái ghế của người đau khổ?”. Những băn khoăn của Huck cũng chính là một vùng hiện thực tối tăm đau xót của xã hội Mỹ thế kỷ XIX. Kém hiểu biết cùng với niềm tin ngây thơ khiến họ trở thành nạn nhân của những tên đại bịp như lão vua và tên quận công. Đến Ăccănxô, không gian cuộc sống mới được mở ra, như một nét vẽ bổ sung trong bức tranh không gian phố thị ven sông miền Tây nước Mỹ. “Các căn nhà và cửa hiệu ở đây phần lớn đều đã cũ nát, cổng khoá bằng xích, có những nhà cánh cửa đã nứt nẻ, khô cứng cả mà không sơn

lại. Quanh nhà, nhà nào cũng có mảnh vườn con con, nhưng ít có trồng trọt, chỉ có vài cây hoa quỳ, hoa mào gà; ở đó người ta vứt đầy ỏ những giày rách,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cốt truyện phiêu lưu trong tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Hukle Berry Finn (Theo quan niệm về cốt truyện của IU.M.LOTMAN) (Trang 49)