Một số nguồn thải tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 45)

4.3.2.1. Phát triển đô thị, các dự án đầu tư ven biển

Trên cơ sở Quy hoạch chung của thành phố đã được phê duyệt, UBND Tỉnh đã cho phép thực hiện các dự án san lấp một số khu vực ven bờ và của Vịnh Hạ Long để xây dựng các khu đô thị mới và tạo quỹđất cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội khác

Hình 4.2: Hoạt động lấn biển

Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành theo kế hoạch san lấp đã được UBND tỉnh phê duyệt, một số dự án chưa hoàn thiện đang được tiếp tục triển khai. Từ năm 2005 trở lại đây, UBND tỉnh không cấp mới cho các dự án lấn biển mới.

Các dự án san lấn biển để xây dựng các khu đô thị mới đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long như: làm thu hẹp các bãi triều, diện tích các rừng ngập mặn bị thu hẹp. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát

triển nông thôn, từ năm 1998 đến năm 2003, Thành phố Hạ Long đã mất đi 295 ha rừng ngập mặn trong đó có 134 ha là do hoạt động lấn biển phát triển đô thị.

Nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và dự án đầu tư xây dựng ven bờ vịnh Hạ Long đã và đang triển khai thi công, tuy có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng trong quá trình thi công không thực hiện đầy đủ các biện pháp, giải pháp về bảo vệ môi trường được phê duyệt gây ra tình trạng rửa trôi đất đá, đẩy bùn trôi ra biển, một số dự án kéo dài thời gian thi công trong khi hệ thống thoát nước mặt không đồng bộ nên việc rửa trôi đất đá từ bề mặt san lấp đã làm ô nhiễm và gây đục nước vùng ven biển.

4.3.2.2. Hoạt động kinh tế - xã hôi ven bờ

Cùng với khu vực Bắc Cửa Lục, các khu vực kinh tế ven bờ Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long là một trong những mối đe dọa chính đến môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long. Thông qua kết quả quan trắc môi trường nước các khu vực này, đã xác định được một sốđiểm nóng như sau:

- Khu dịch vụ du lịch Quốc tế Hoàng Gia: Mặc dù khu vực này đã có hệ thống thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy, tuy nhiên một số nhà hàng, khu dịch vụ tại bãi tắm Hoàng Gia đã không đấu nối vào hệ thông thu gom nước thải mà xả trực tiếp xuống Vịnh gây ô nhiễm môi trường (kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành Sở TNMT – UBND TP.Hạ Long – Ban Quản lý Vịnh Hạ Long)

Hình 4.3: Những cống nước đen xả thẳng ra biển.

- Cum công nghiệp Cái Lân:

Từ nhiều năm nay, trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp, đơn vị thi công xây dựng lén lút đổ trộm bùn thải xuống lòng vịnh, thậm chí không chỉ xả ở ven bờ mà thường sử dụng các tàu, sà lan chở bùn ra tận giữa vịnh đểđổ trộm.

Mới đây nhất, vào ngày 21/11/2013, lực lượng kiểm tra liên ngành của TP Hạ Long đã bắt quả tang 2 tàu trọng tải lớn lén đổ bùn thải tại khu vực hòn Bái Đông thuộc vùng lõi vịnh Hạ Long, gồm tàu HP 2338 và HP 3695. Theo Đội Kiểm tra vi phạm thuộc Ban Quản lý vịnh Hạ Long, lượng bùn thải mà hai tàu đã xả xuống vịnh lên tới gần 300m3.

.

Hình 4.4: Hình ảnh tàu chở bùn đổ bùn xuống Vịnh Hạ Long

Theo Ban quản lý vịnh Hạ Long, vài năm trở lại đây, mỗi khi cảng Cái Lân tổ chức nạo vét luồng lạch thì lại xuất hiện tình trạng tàu chở bùn lén lút xả thải xuống vịnh Hạ Long. Phía cảng Cái Lân thường thuê đơn vị nạo vét bên ngoài nên không quản lý việc bùn nạo vét được đổ ởđây.

4.3.2.4. Chất thải từ khu dân cư và khách du lịch

Khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh hàng năm ước tính khoảng 95.000 m3/ngày, tương đương 34,675 triệu m3/năm, riêng tại thành phố Hạ Long lượng nước thải sinh hoạt trong năm 2013 ước tính khoảng 12 triệu m3/năm.

Bảng 4.4: Khối lương nước thải năm 2013

Dân số (2013) Nhu cầu nước bình quân đầu người (L/người/ ngày) Tỉ lệ phát sinh nước thải (%) Tỉ lệ nước thải cơ quan thương mại (%) Tỉ lệ thấm xuống nước ngầm (%) Lượng nước thải trong năm 20123 (m3/ngđ) Tổng Đô thị bao gồm khách vãng lai 229.827 302.800 110 80 20 10 36.640

Hệ thống thu gom, thoát nước thải khu vực Bãi Cháy đến giai đoạn hiện nay không còn phù hợp: Lượng nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy thường xuyên đạt mức xấp xỉ gấp 02 lần so với công suất thiết kế của nhà máy, thời điểm cao nhất vào ngày 21/9/2012 là 6.942 m3/ngày.đêm, trong khi công suất xử lý của nhà máy là 3.500 m3/ngày.đêm ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng nước thải sau xử lý. Hệ thống thu gom nước thải bao gồm cửa phải, cửa ngăn triều không đảm bảo hiệu quả vận hành dẫn đến việc nước thải sinh hoạt thoát ra khu vực bãi tắm phường Bãi Cháy, ảnh hưởng tới môi trường khu vực.

Bên cạnh đó, một bộ phận người dân và khách du lịch ý thức chưa cao nên vẫn còn việc xả rác thải bừa bãi. Mỗi khi thủy triều rút, chỉ cần đi dọc bãi tắm, sẽ dễ dàng bắt gặp rác thải tràn lan khắp bờ biển. Từ túi ni lông đến chai, lọ, giấy, thức ăn thừa... do khách du lịch để lại sau mỗi chuyến du lịch đã trôi dạt về đây theo con nước và tại một số khu vực rác thải sinh hoạt chưa được quản lý gây mất vệ sinh ảnh hưởng đến cảnh quan của Vịnh Hạ Long.

Hình 4.5: Rác thải tràn lan trên các bãi tắm thuộc khu du lịch Bãi Cháy (ảnh chụp ngày 18/3/2013 tại bãi tắm Thanh Niên)

4.3.2.4. Các hoạt động giao thông thủy trong các cầu cảng, bến tàu du lịch.

- Điển hình là Bến tàu di lịch Bãi Cháy và cụm Cảng Cái Lân. Đây là nguồn dầu gây ô nhiễm của hàng trăm tàu du lịch và tàu chở hàng ra vào:

+ Cụm cảng Cái Lân: Mặc dù từ năm 2006, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra lệnh dừng toàn bộ hoạt động chở than trên vịnh Hạ Long để bảo vệ môi trường và giữ cảnh quan, nhưng theo xác nhận của Ban Quản lý vịnh Hạ Long mỗi ngày gần 1.000 lượt tàu vận tải hàng hóa, tàu biển quốc tế, tàu đánh bắt thủy sản vào ra, qua lại. Dẫn đến ô nhiễm dầu nghiêm trọng ở khu vực này.

+ Bến tàu di lịch Bãi Cháy: hiện trên Vịnh Hạ Long còn có sự hoạt động thường xuyên của hơn 500 tàu du lịch, trong đó có khoảng 150 tàu được phép kinh doanh lưu trú phục vụ khách nghỉ qua đêm. Nguồn ô nhiễm từ hoạt động tàu phục vụ du lịch chủ yếu là nước thải từ tàu (có chứa khoảng 2kg/tàu/ngày) các chất hữu cơ và dinh dưỡng từ hoạt động phục vụ khách du lịch của đội tàu.

Hầu hết các tàu du lịch đều có biện pháp, dụng cụ, thiết bị thu gom nước thải la canh nhiễm dầu, tuy nhiên vẫn có một số phương tiện thủy chưa thực hiện các quy trình vận hành theo đúng quy định nên hiệu quả xử lý chưa cao như: chưa thực hiện việc thu gom xử lý chất thải, nước thải nhân viên, du khách trên tàu. Đặc biệt nước thải lẫn dầu tại các phương tiện thủy chưa có biện pháp thu gom và xử lý triệt để, còn hiện tượng lén lút xả nước thải, nước lẫn dầu ra Vịnh Hạ Long gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó việc bố trí điểm tập kết rác tại sân .Bến tàu khách du lịch Bãi Cháy tuy thuận lợi cho thu gom, vận chuyển nhưng lại gây mất mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 45)