Diễn biến chất lượng nước qua các nă m

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 50 - 55)

Trước khi phòng Quản lý Môi trường thuộc Ban Quản lý Vịnh Hạ Long được thành lập, công tác đánh giá chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long không được thực hiện thường xuyên, định kỳ và đầy đủ. Hiện nay, công tác đánh giá chất lượng môi trường Vịnh Hạ Long một cách tương đối đầy đủ nhất và được bắt đầu từ năm 2011. Diễn biến xu thế môi trường nước biển Bãi Cháy – Hạ Long như sau:

Bảng 4.5: Xu thế diễn biến môi trường được đánh giá qua 1 số thông số.

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 10:2008/BTNMT 2011 2012 2013 Quý

I-2014 Bãi tắm Các nơi

khac 1 pH - 8,15 8,11 8,18 8,05 6,5-8,5 6,5,-8,5 2 Độ muối (‰) 25,7 27,4 30,1 30,4 - - 3 TSS mg/l 35,07 30 20 18 50 - 4 Dầu mỡ mg/l 0,018 0,871 0,704 0,81 0,1 0,2 5 Amoni mg/l 0,095 0,15 0,15 0,17 0,5 0,5 6 Zn mg/l 0,037 0,0035 0,035 0,032 1 0,05 7 Fe mg/l 0,093 0,08 0,08 0,09 0,1 0,1 8 Mn mg/l 0,072 0,08 0,087 0,087 0,1 0,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường và Báo cáo hiện trạng môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011 -2014

“-“: Quy chuẩn không quy định

Qua kết quả của bảng trên cho thấy, hàm lượng Dầu qua các năm tăng lên rõ rệt, từ 0,018 mg/l năm 2011; 0,871 mg/l năm 2012 tăng gấp 8 lần so với năm 2011; 0,704 mg/l năm 2013 đến đầu năm 2014 có xu hướng tăng 0,81 mg/l. Có xu hướng giảm là vì ban quản lý Vịnh Hạ Long đã có các biện pháp

quản lý tàu thuyền du lịch hoạt động trên địa bàn, phần lớn tàu thuyền đã có hệ thống xử lý nước lacanh, tuy nhiên không đáng kể.

Bằng mắt thường, ta có thể thấy, các vùng nước ở Cảng Cái Lân, Cảng tàu Du lịch Bãi Cháy, các khu neo đậu tàu du lịch ở các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long... thường xuyên có váng dầu thải loang rộng trên mặt biển.

Tình trạng ơ nhiễm do dầu thải kéo dài nhiều năm đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và ngày càng phức tạp hơn, do các nguồn phát thải trên bờ cũng như trên biển khơng được kiểm sốt. Số lượng tàu thuyền gắn máy nhỏ dùng động cơ cũ, lạc hậu tăng nhanh một cách chóng mặt cũng dẫn đến khả năng thải dầu- mỡ khống vào mơi trường biển.

Biểu đồ 4.5: Diễn biến hàm lượng Dầu mỡ qua các năm khu vực ven biển Bãi Cháy.

Trong khi đó ơ nhiễm do dầu - mỡ khống gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với hệ sinh thái biển. Hàm lượng dầu 0,1 mg trong một lít nước biển, đã làm chết các phù du (thức ăn cho cá, tôm) và gây thối hỏng trứng cá, tôm. Dầu - mỡ khống cịn tạo màng trên bề mặt, làm giảm lượng oxy trong nước, hủy diệt

các lồi thủy sinh. Khả năng tích lũy dầu - mỡ khống trong lớp trầm tích ven bờ và đáy biển (một hợp phần quan trọng của môi trường biển), nơi trú ngụ, sinh sống của nhiều loài sinh vật đáy đặc sản, sẽ làm suy giảm và biến mất các loài sinh vật đáy này.

Hệ sinh thái biển vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long đã bị suy thối và tổn thương nghiêm trọng. Chính vì vậy đây là vấn đề cần phải hết sức quan tâm và cần phải có các giải pháp đồng bộ, nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng ơ nhiễm, chúng ta sẽ đứng trước nguy cơ mất hệ sinh thái biển vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long trong tương lai gần.

Bên cạnh đó, hàm lượng Mn, Fe, Zn cũng có xu hướng tăng dần qua các năm 2011 đến 2012, năm 2013,2014 có xu hướng giảm.Tuy nhiên, các chỉ số đó vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Hàm lượng Amoni cũng có xu hướng tăng: 0,095 mg/l năm 2011; 0,15 năm

2012, 2013 và 0,17 mg/l Quý I-2014. Tuy nhiên hàm lượng Amơni (NH+

4) (tính

theo N) đều nằm trong giới hạn cho phép.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích các yếu tố sinh hóa trong nước biển ven bờ qua các năm

STT Thông số Đơn vị

Kết quả phân tích qua các năm QCVN 10:2008/BTNMT 2011 2012 2013 QuýI- 2014 Bãi Tắm Nuôi trồng thủy sản (NTTS) 1 Coliform MPN/100ml 103 154 150 150 1000 1000 2 DO mg/l 6,24 6,64 6,55 6,64 ≥4 ≥5 3 BOD5 mg/l 8,4 2,88 1,9 4,03 - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường và Báo cáo hiện trạng môi trường Vịnh Hạ Long năm 2011 -2014)

Qua số liệu trên cho ta thấy, hàm lượng coliform trong nước thải qua các năm đều có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Hàm lượng DO tăng dần từ 6,24 mg/l năm 2011 tới 6,64 mg/l quý I - 2014. Hàm lượng DO vượt quá giới hạn cho phép 2,64 lần.

Biểu đồ 4.6: Biểu đồ so sánh nồng độ DO qua các năm trong nước biển Bãi Cháy

Hàm lượng oxy hịa tan trong nước cao có ảnh hưởng tốt đến đời sống thủy sinh vật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi hàm lượng oxy hòa tan ở mức bảo hòa hay quá bảo hòa cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh lý – hóa của cá và các loài động vật thủy sinh, kết quả có thể làm tơm cá bị bệnh bọt khí hay tổn thương do bọt khí (gas bubble trauma hay gas bubble disease).

Nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và khơng đúng cách các loại hố chất trong ni trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lịng sơng làm cho mơi trường nước bị ô nhiễm

các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc.

Với tác hại nghiêm trọng từ các nguồn ơ nhiễm có xu hướng tăng qua các năm như vậy. Đây là vấn đề cần được chú trọng trong công tác quản lý, với mục đích góp phần vào cơng tác giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ven biển. Tôi đã tiến hành xác định một số yếu ảnh hưởng tới môi trường nước ven biển được trình bày phía dưới đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)