vực phường Bãi Cháy.
Tổng hợp 100 phiếu điều tra bao gồm: 40 phiếu điều tra về đối tượng khách du lịch, 40 phiếu đối tượng người dân địa phương, 20 phiếu đối tượng quan lý. Tiến hành xử lý số liệu và dùng Primer phân tích dữ liệu ta thu được kết quả sau:
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ đồng dạng của các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm nước biển trong mẫu nghiên cứu (similarity từ 83 – 100 %)
Biểu đồ trên nói lên tỷ lệ đồng dạng của một số yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng nước biển qua điều tra nhóm đối tượng khách du lịch tại khu vực nghiên cứu cho thấy hệ số tương đồng của các yếu tố biến động từ 83-100% (similarity). Trong đó cao nhất là yếu tố đống góp tài chính và xử lý nước thải có hệ số tương đồng đạt 99 %.
Qua biểu đồ trên các yếu tố có sự tương quan khăng khít với nhau ta có thể chia ra làm 2 nhóm chính như sau:
Nhóm 1 bao gồm: Trình độ, mức đóng góp, nghề nghiệp, cơng tác quản lý. Nhóm 2 bao gồm: Tuổi, sự quan tâm đến ơ nhiễm và biến đổi khí hậu, cống thốt nước từ đất liền, hiện trạng mơi trường, giới tính, rác, dân tộc, đóng góp tài chính, nước thải sinh hoạt, mùi lạ hoặc mùi khai, tàu thuyền xả rác nước thải, dấu hiệu lạ khu vực bến đỗ, hiện tượng lạ của nước…
Nhận xét: Quá trình điều tra đối tượng người ngẫu nhiên trong khu vực nghiên cứu, vì vậy đánh giá được khách quan hiện trạng nước biển tại đây.
Biểu đồ 4.9: Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm nước biển khu vực nghiên cứu (PCA)
Qua 2 biểu đồ trên cho thấy yếu tố trình độ, nghề nghiệp và giới tính của
khách du lịch rất ít ảnh hưởng tới sự đánh giá các yếu tố ơ nhiễm. Vì đối tượng
điều tra mang tính chất khách quan, những câu trả lời của các đối tượng thường đúng với cảm nhận, họ có những hiểu biết nhất định về vấn đề ô nhiễm nước vùng ven biển. Từ biểu đồ 4.8 cho thấy các yếu tố có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Đặc biệt các yếu tố trên rất có ý nghĩa, điều này được thể hiện trên biểu đố 4.9 các yếu tố có xu hường gần nhau và hướng gần vào vị trí của giá trị 0.
Từ thực tiễn quá trình điều tra và theo nhiều người dân trên địa bàn, sở dĩ ô
nhiễm dầu và rác như hiện nay là do chính quyền đã cấp phép cho quá nhiều tàu
du lịch hoạt động, trong khi khả năng thu gom, xử lý dầu thải, chất thải của các tàu
bừa bãi. Vì vậy để bảo vệ mơi trường được tốt hơn cần có sự tham gia, đóng góp của người dân, ý thức khách du lịch và công tác quan lý tốt di sản.
Tóm lại tổng hợp cách nhìn nhận, đánh giá của nhà quản lý, của người dân quanh vùng điều tra và du khách về sự ô nhiễm nước ven biển, cho thấy có sự ơ nhiễm nước ven biển khu vực phường Bãi Cháy chủ yếu là do một số yếu tố như sau:
- Một là, ô nhiễm do một lượng lớn tàu du lịch và tàu chở hàng xả dầu thải ra bề mặt nước.
- Hai là, phần lớn nước thải khu dân cư, nhà hàng, khu dịch vụ du lịch xả nước thải trực tiếp ra biển.
- Ba là, ảnh hưởng hoạt động công nghiệp trên địa bàn, đó là các doanh nghiệp lén lút đổ chất thải như bùn, đất…xuống lòng Vịnh.
- Bốn là, Ý thức của một bộ phận thức người dân và khách du lịch: vứt rác thải bừa bãi từ túi ni lông đến chai, lọ, giấy, thức ăn thừa… gây mất mỹ quan vùng du lịch, không chỉ làm mất đi hình ảnh đẹp của vùng du lịch Quảng Ninh và ấn tượng xấu trong lòng du khách trong nước và quốc tế.
- Năm là, Chính sách quản lý chưa được đồng bộ và chặt chẽ.
Chính vì vậy, để cải thiện và đảm bảo môi trường vùng nước ven biển sạch đẹp, đảm bảo hệ sinh thái thủy sinh phát triển sinh trưởng bền vững, cần phải có
những biện pháp thiết thực tác động vào một số yếu tố quan trọng có ảnh hưởng
lớn trong số các yếu tố điều tra trên.