Kết quả quan trắc môi trường nước ven biển năm 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 39)

Một số kim loại có vai trò quan trọng đối với sinh vật như: đồng (Cu), kẽm (Zn)... chúng được sinh vật hấp thụ, có chức năng sinh hóa ở nồng độ thấp nên gọi là các chất dinh dưỡng vi lượng (micronutrients) hay các nguyên tố vết thiết yếu (essential trace elements). Một số nguyên tố không có chức năng sinh hóa đối với sinh vật như chì (Pb), cadimi (Cd), crom (Cr), asen (As), thuỷ ngân (Hg)..., chúng được gọi là các nguyên tố không chính yếu (non - essential elements)

Tất cả các kim loại nặng khi có nồng độ cao trong môi trường (vượt giới hạn cho phép) đều gây độc hại đối với sinh vật. Do chúng bền, tồn tại lâu dài trong môi trường và được sinh vật hấp thụ, tích tụ trong cơ thể do đó sinh vật biển, tác động xấu đến sức khoẻ con người (Đặng Kim Chi, 2000)[2]

4.3.2.1. Hiện trạng các yếu tố lý hóa học trong nước ven biển

Bảng 4. 2: Kết quả phân tích một số yếu tố lý hóa học trong nước biển ven bờ tại phường Bãi Cháy TT Thông số Đơn vị Vị trí quan trắc QCVN 08:2008/BTNMT D1 D2 D3 D4 D5 tắm Bãi Các nơi khác 1 PH - 8.2 7.09 8.18 7.98 7.78 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5 2 Độ muối (‰) 25 30 30.2 27.1 24 - - 3 Độ đục NTU 13,1 24 20.1 24.1 28 - - 4 Dầu mỡ mg/l 0.9 0.04 0.32 0.8 0.41 0,1 0,2 5 TSS mg/l 20 21 16 18 20 50 50 6 Amôni mg/l 0.2 0.12 0.11 0.15 0.18 0,1 0,3 7 Fe mg/l 0.1 0.07 0.08 0.09 0.1 0,1 0,3 8 Mn mg/l 0.1 0.09 0.13 0.1 0.07 0,1 0,1 Chú thích: “-“ Không quy định

QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước nước biển ven bờ [17]

Qua bảng phân tích chất lượng nước mặt ven biển ta thấy các chỉ tiêu trên của 5 điểm quan trắc đại diện cho cả phường đều dao động tăng giảm liên tục. Tuy nhiên ngoài hàm lượng dầu mỡ và amoni cần đặc biệt quan tâm, còn lại các thông số phân tích đều nằm trong GHCP (giới hạn cho phép).

Hàm lượng dầu mỡ

Như chúng ta đã biết, dầu nguyên khai là một hỗn hợp của các hydrocacbon mạch thẳng, vòng thơm và các hợp chất chứa oxy, nitơ và lưu huỳnh với hàng nghìn loại hợp chất khác nhau. Có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy loang trên mặt nước, dầu bị biến đổi cả tính chất hoá học và vật lý với các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và đặc điểm tự nhiên thuỷ vực. Các quá trình

chính xảy ra khi dầu chảy loang trên mặt nước là: quá trình bốc hơi, phân tán, nhũ tương hoá, hoà tan, oxy hoá - quang hoá, lắng đọng và phân huỷ sinh học.

Dầu ô nhiễm tác động xấu đến hệ sinh thái biển. Nếu nồng độ dầu lớn có thể làm chết tôm cá, các động vật dưới nước, đặc biệt các ấu trùng và con non. Nếu nồng độ nhỏ, có thể tác động đến nguồn lợi hải sản, giảm chất lượng thực phẩm do tạo ra mùi vị khó chịu.

Đối với cảnh quan bãi biển, dầu ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nước, bãi tắm...

Nguồn ô nhiễm dầu rất đa dạng, trong đó các nguồn chính là: từ hoạt động bến cảng, tàu thuyền, nước thải công nghiệp chứa dầu, các vụ tai nạn tràn dầu trên biển...

Quan trắc dầu trong nước biển khu vực Bãi Cháy nồng độ dầu trong nước tầng mặt vùng biển năm 2013 tại ¾ điểm vượt quá GHCP:

+ Khu vực Bến tàu du lịch Bãi Cháy là khu vực ô nhiễm nghiêm trọng nhất vượt quá GHCP 4,35 lần .

+ Khu vực Cầu Bãi Cháy vượt GHCP 0,61 lần và Cảng Cái Lân vượt 2,025 lần GHCP

Chất rắn lơ lửng tổng số TSS

Chất rắn lơ lửng trong nước biển có thành phần rất phức tạp,bao gồm các mảnh vụn và các tiểu phân lơ lửng trong nước. Chúng tồn tại ở dạng vật chất hữu cơ, vô cơ hoặc hỗn hợp. Mức tăng nồng độ TSS có ảnh hưởng mạnh tới các hệ sinh thái như rạn san hô, cỏ biển, sinh vật đáy (Phạm Ngọc Hồ, 1996)[13].

Nồng độ GHCP của TSS theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT) đối với khu vực nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh là 50mg/l, bãi tắm là 50mg/l. Riêng đối với nước vùng bảo tồn rạn san hô nồng độ TSS không được vượt quá 10,0 mg/l (theo tiêu chuẩn Thái Lan).

Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ Bãi Cháy năm 2013

Qua biểu đồ trên cho thấy nồng độ TSS trong nước vùng biển Bãi Cháy dao động trong khoảng 16 – 24 mg/l, trung bình là 18 mg/l. Ở những khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ (bãi tắm, tàu du lịch, cảng ) có hàm lượng TSS cao hơn. Đánh giá tổng thể biển Bãi Cháy theo QCVN 10:2008/BTNMT chưa bị ô nhiễm bởi TSS. Hàm lượng của chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển ven bờ Bãi Cháy của hầu hết các khu vực đo đều < 50mg/l, nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN/10:2008/BTNMT.

Hàm lượng Amoni

Biểu đồ 4. 3: Biểu đồ hàm lượng Amoni nước mặt ven biển Bãi Cháy năm 2013

4.3.2.2. Hiện trạng các yếu tố sinh hóa trong nước ven biển

Bảng 4. 3: Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước biển ven bờ Bãi Cháy năm 2013

TT Thông số Đơn vị Vị trí quan trắc

QCVN 08:2008/BTNMT

D1 D2 D3 D4 D5 tắm Bãi Các nơi khác 1 DO (mg/l) 6.6 6.55 6.9 6.9 6.9 ≥4 - 2 BOD5 (mg/l) 1.9 0.8 0.6 1.35 2.1 - - 3 Coliform (MNP/100ml) 150 90 20 135 250 1000 1000

Hàm lượng coliform trong các mẫu nước biển dao động từ 20MPN/100ml đến 250 MPN/100ml, điều đó cho thấy nước không bị ô nhiễm bởi chỉ số này.

Chỉ số BOD5 trong các mẫu nước mặt dao động từ 0,8 mg/l đến 2,1 mg/l cho thấy các chỉ tiêu này vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong các mẫu nước mặt dao động trong khoảng 6,55 mg/l đến 6,59 mg/l, kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các khu vực ven biển phường Bãi Cháy đều cao hơn mức cho phép và vượt qua GHCP:

+ Bãi tắm Bãi Cháy đạt 6,55 mg/l vượt 1,63 lần GHCP

+ Giữa Cầu Bãi Cháy và Cảng Cái Lân đạt 6,9 mg/l vượt 1,72 lần GHCP + Cảng tàu du lịch Bãi Cháy đạt 6,58 mg/l vượt 1,64 lần GHCP

Biểu đồ 4.4: Hàm lượng DO trong mẫu nước biển khu vực ven biển Bãi Cháy năm 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)