4.2.1. Dân số, lao động và việc làm
- Dân số thành phố năm 2008 là 202.839 người đến năm 2012 là 234.592 tăng 31.753 người so với năm 2008, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,005% đến năm 2012 là 1,102% và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cả giai đoạn 2008 – 2012 trung bình là 1,051%.
- Mật độ dân cư toàn thành phố năm 2008 là 820 người/km2, đến năm 2012 mật độ dân cư tăng lên 834 người/ km2.
- Số lao động năm 2012 được giải quyết việc làm năm 2008 là 51.967 người đến năm 2012 số lao động được giải quyết việc làm ước tính 50.500 người trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%.
4.2.2. Cơ sở hạ tầng
4.2.2.1 Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông đường, vận tải của thành phố phát triển khá đồng bộ: đường bộ, sắt, thủy và hệ thống cảng biển. Giao thông vận tải thành phố Hạ Long có rất nhiều thuận lợi vừa có điều kiện thông thương với các nước trong khu vực và thế giới thông qua cảng Cái Lân, với các tỉnh trong nước qua hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt là tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long nói chung và phát triển dịch vụ giao thông vận tải nói riêng.
- Vềđường bộ:
Nằm trên trục đường QL 18A, cách Hà Nội 165 km về phía tây, cách Hải Phòng 70 km về phía tây nam, có một vị trí địa lý và kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt là trung tâm du lịch không những của tỉnh mà còn của cả nước.
-Về đường thủy:
Hệ thống cảng và bến tàu du lịch nằm trong Vịnh Hạ Long hoàn toàn có điều kiện và sẵn sàng đón nhận các loại tàu nội địa và tàu viễn dương có tải trọng lớn.
Hệ thống cảng biển gồm có: + Cảng nước sâu Cái Lân + Cảng Hòn Nét – Hạ Long
+ Cảng Hòn Gai hiện nay là cảng du lịch quốc tế
+ Cảng Nam Cầu Trắng được sử dụng chuyên dùng cho vận chuyển than thay thế cho cảng Hòn Gai.
+ Cảng Xăng dầu B12 chủ yếu để chuyển xăng dầu cho khu vực phía Bắc + Cảng tàu du lịch Bãi Cháy: Được mở rộng, quy hoạch một số bến đỗ tàu du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. Phục vụ vận chuyển khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long.
- Vềđường sắt:
Hiện tại Quảng Ninh nói chung, Hạ Long nói riêng mới chỉ có một tuyến đường sắt từ Kép – Bãi Cháy dài hơn 166 km,( tuyến đường Kép – Bãi Cháy qua địa bàn thành phố dài 145 km tới ga Hạ Long), và một sốđường sắt chuyên dùng,
tuyến đường này chủ yếu vận chuyển than và một lượng hàng hóa không đáng kể từ Bãi Cháy vào trong nội địa.
Hiện nay thành phố đã triển khai xây dựng 5 km đường chuyên dụng từ ga Hạ Long đến cảng Cái Lân.
4.2.2.2. Hệ thống điện sử dụng
Nằm trong hệ thống điện toàn tỉnh Quảng Ninh, lưới điện Hạ Long được cung cấp nguồn từ hệ thống điện miền Bắc.
Về tổng quan, hệ thống phụ tải thành phố được chia thành 2 vùng. Vùng 1 là toàn bộ khu vực Hòn Gai, được cấp điện từ trạm 110kV Giáp Khẩu và trạm 110kV Hà Tu; Vùng 2 là toàn bộ khu vực Bãi Cháy được cấp điện từ trạm 110kV Giếng Đáy, Hùng Thắng, KCN Cái Lân và KCN Việt Hưng. Các trạm biến áp 110kV này chủ yếu được cấp điện từ trạm 220kV Hoành Bồ. Ngoài ra trong thành phố còn có nhà máy điện Diesel Cái Lân.
Cái Lân công suất 36MW đã hoàn thành phát vào mạng lưới điện quốc gia.
4.2.3. Văn hóa – xã hội:
Giáo dục và đào tạo
Trong những năm gần đây ngành giáo dục – đào tạo thành phố có những bước phát triển mới, nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu về ngành giáo dục – đào tạo tỉnh Quảng Ninh. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo của thành phố không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng ở các bậc hệ mầm non, tiều học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Hệ thông các trường nội trú phát huy hiệu quả, góp phần đào tạo, bổ sung cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.
Toàn thành phố có 26/61 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia tăng 8 trường so với đầu nhiệm kỳ. Chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học và trình độ của đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi trên 80%;
100% giáo viên đạt chuẩn; 65% giáo viên đạt trên chuẩn; liên tục nhiều năm là địa phương đứng đầu tỉnh về chất lượng giáo dục đào tạo; tỷ lệ học sinh các bậc học lên lớp đạt từ 99-99,8%; tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt từ 99- 100%.
Y tế:
- Các cơ sở y tế trên địa bàn được đầu tư xây dựng mới và sắm trang thiết bị hiện đại với tổng mức đầu tư năm 2008 đến nay ước đạt 490,3 tỷđồng, như Bệnh viện tỉnh, Bệnh viện lao phổi, Bệnh viện Y Dược cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bãi Cháy, trung tâm y tế thành phố, các trạm y tế phường,… đội ngũ cán bộ y tế ngày càng y tế ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đến hết 2010 có 20/20 trạm y tế phường đạt chuẩn Quốc gia về ý tế cơ sở, 100% trạm y tế phường có bác sỹ. Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ vắc xin chiếm 100%.
- Các cơ sở y tế tư nhân phát triển nhân rộng khắp địa bàn thành phố, đến nay tổng cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn đã lên đến 45 cơ sở.
- Đã tập trung chỉ đạo và phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu y tế, chủ động phòng chống dịch bệnh, kiểm tra an toàn thực phẩm. Việc phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIV/AIDS được chú trọng chỉđạo, kiên quyết xử lý.
4.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Vùng Vịnh Hạ Long là vùng tập trung nhiều hoạt động kinh tế phát triển nhất tỉnh Quảng Ninh, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Thành phố Hạ Long là khu trọng điểm công nghiệp – thương mại – dịch vụ của tỉnh, cùng với các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất
vật liệu xây dựng, chế biến thủy hải sản…Năm 2011, ước tính GDP bình quân đầu người của Hạ Long là 3711 USD/năm, của Cẩm Phả 2686 USD/năm, cao hơn nhiều so với GDP bình quân đầu người của Việt Nam (1375 USD/năm). Một số nét chính về các ngành kinh tế của vùng Vịnh Hạ Long là:
Ngành khai khoáng:
Hạ Long là vùng khai thác than lớn nhất của Quảng Ninh và cả nước. Các mỏ than lớn của thành phố Hạ Long là Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, lượng than khai thác mỗi năm ước đạt trên 10 triệu tấn. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải đường bộ, đường sắt và bến cảng, là động lực giúp kinh tế phát triển, đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh.
Ngoài than đá, vùng này cũng rất giàu các loại tài nguyên khoáng sản khác như đá vôi, đất sét, cao lanh và antimon. Hạ Long có nhiều mỏđất sét rất tốt, với khoảng 6 nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao, cung cấp cho trong và ngoài tỉnh, có một phần xuất khẩu.
Ngành công nghiệp:
Các cơ sở công nghiệp tập trung: Hạ Long có 1470 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh có tổng công suất 1.200 MW.
Ngành du lịch – dịch vụ:
Hạ Long được coi là thành phố du lịch, một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Năm 2013 số du khách đến vịnh Hạ Long đạt 7,5 triệu lượt
người, trong đó có 2,5 triệu khách quốc tế. Thành phố Hạ Long đã quy hoạch Vùng kinh tế Du lịch – Thương mại bao gồm phía Nam phường Bãi Cháy, Phường Hùng Thắng và đảo Tuần Châu. Đi kèm với du lịch, ngành dịch vụ cũng rất phát triển với 20 khách sạn 4-5 sao và hơn 300 khách sạn nhỏ, cùng với nhiều nhà hàng, khu vui chơi giải trí hàng năm đóng góp khoảng trên 50% ngân sách của thành phố.
Ngành nông – lâm – ngư nghiệp:
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói chung và vùng Vịnh Hạ Long nói riêng. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở Hạ Long với các loài như tôm, động vật nhuyễn thể, cá nước ngọt và cá biển.
Năm 2013, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của thị xã Quảng Yên đạt hơn 5.680 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt hơn 2.300 tấn.
Ngư nghiệp cũng là một thế mạnh của Hạ Long với nhiều chủng loại hải sản, và yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố Hạ Long đã quy hoạch vùng phát triển nông – lâm – ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Nam phường Việt Hưng.
Ngành nông nghiệp, trồng trọt không phát triển do địa hình khu vực chủ yếu là đồi núi (chiếm 70% diện tích) và hải đảo, rất ít đất đai dành cho nông nghiệp.
Tổng diện tích rừng của vùng Vịnh Hạ Long khoảng 138,270 ha, chiếm 35% tổng diện tích rừng của cả tỉnh. Chưa có số liệu thống kê về giá trị lâm nghiệp của vùng, tuy nhiên năm 2011, ước tính ngành lâm nghiệp của cả tỉnh Quảng Ninh đóng góp 165 tỷ đồng cho GDP, chiếm 7% tổng giá trị GDP của ngành nông nghiệp Quảng Ninh. Tuy giá trị đóng góp vào ngành kinh tế không
lớn nhưng phát triển lâm nghiệp góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh.
4.3. Hiên trạng chất lượng nước biển ven bờ phường Bãi Cháy 4.3.1. Vị trí mạng lưới các điểm quan trắc 4.3.1. Vị trí mạng lưới các điểm quan trắc
Theo kết quả quan trắc và báo cáo hiện trạng môi trường Vịnh Hạ Long năm 2013 của Phòng Quản lý môi trường – Ban quản lý Vịnh Hạ Long và báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2013, hiện trạng ô nhiễm môi trường cụ thể như sau:
Tiến hành quan trắc tại 41 điểm quan trắc nước biển ven bờ đại diện cho cả tỉnh (khu vực Bãi Cháy tiến hành quan trắc 5 điểm) do Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Trung tâm quan trắc tỉnh tiến hành:
Bờ biển (hoặc ven bờ biển, duyên hải) được xác định là nơi đất liền và biển tiếp giáp nhau. Ranh giới chính xác được gọi là đường bờ biển, tuy nhiên yếu tố này rất khó xác định do sự ảnh hưởng của thủy triều. Thuật ngữ "đới bờ biển" cũng được sử dụng để thay cho bờ biển vì nó đề cập đến một khu vực xảy ra các quá trình tương tác giữa biển và đất liền (Phạm Minh Huấn,1992)[14].
Theo Điều 4, chương II, Nghị định của chính phủ số 123/2006/NÐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, thì Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý (tương đương 44.448,0m) do Vịnh Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ nên theo Quyết định ngày 6 - 8- 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh số 2055/QĐ-UB về việc phân công trách nhiệm quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn trên Vịnh Hạ Long cho từng ban, ngành cụ thể, trong đó giao TP.Hạ Long đảm trách việc thu gom và xử lý rác thải trong phạm vi dải ven bờ cách mép nước 500 m trở vào. Do đó,
vùng biển ven bờ là vùng biển từ cách mép nước 500m trở vào(Các quy định pháp luật, 2005, 2010)[3]
Vị trí các điểm quan trắc ven bờ phường Bãi Cháy được xác định là các khu vực kinh tế xã hội Bắc Cửa Lục, các khu vực kinh tế xã hội ven bờ Vịnh Hạ Long.
Bảng 4. 1: Mạng lưới quan trắc nước biển ven bờ phường Bãi Cháy
Ký hiệu Tên điểm Vị trí Kinh độ Vĩđộ D1 Bến tàu du lịch Bãi cháy 107° 1'48.43"E 20°56'37.65"N
D2 Bãi tắm Bãi Cháy 107° 2'51.44"E 20°57'5.11"N
D4 Giữa cầu Bãi Cháy 107° 3'58.17"E 20°57'32.99"N
D5 Cảng B12 107° 3'46.76"E 20°57'51.70"N
D6 Cảng Cái Lân 107° 3'20.37"E 20°58'27.50"N
4.3.2. Kết quả quan trắc môi trường nước ven biển năm 2013
Một số kim loại có vai trò quan trọng đối với sinh vật như: đồng (Cu), kẽm (Zn)... chúng được sinh vật hấp thụ, có chức năng sinh hóa ở nồng độ thấp nên gọi là các chất dinh dưỡng vi lượng (micronutrients) hay các nguyên tố vết thiết yếu (essential trace elements). Một số nguyên tố không có chức năng sinh hóa đối với sinh vật như chì (Pb), cadimi (Cd), crom (Cr), asen (As), thuỷ ngân (Hg)..., chúng được gọi là các nguyên tố không chính yếu (non - essential elements)
Tất cả các kim loại nặng khi có nồng độ cao trong môi trường (vượt giới hạn cho phép) đều gây độc hại đối với sinh vật. Do chúng bền, tồn tại lâu dài trong môi trường và được sinh vật hấp thụ, tích tụ trong cơ thể do đó sinh vật biển, tác động xấu đến sức khoẻ con người (Đặng Kim Chi, 2000)[2]
4.3.2.1. Hiện trạng các yếu tố lý hóa học trong nước ven biển
Bảng 4. 2: Kết quả phân tích một số yếu tố lý hóa học trong nước biển ven bờ tại phường Bãi Cháy TT Thông số Đơn vị Vị trí quan trắc QCVN 08:2008/BTNMT D1 D2 D3 D4 D5 tắm Bãi Các nơi khác 1 PH - 8.2 7.09 8.18 7.98 7.78 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5 2 Độ muối (‰) 25 30 30.2 27.1 24 - - 3 Độ đục NTU 13,1 24 20.1 24.1 28 - - 4 Dầu mỡ mg/l 0.9 0.04 0.32 0.8 0.41 0,1 0,2 5 TSS mg/l 20 21 16 18 20 50 50 6 Amôni mg/l 0.2 0.12 0.11 0.15 0.18 0,1 0,3 7 Fe mg/l 0.1 0.07 0.08 0.09 0.1 0,1 0,3 8 Mn mg/l 0.1 0.09 0.13 0.1 0.07 0,1 0,1 Chú thích: “-“ Không quy định
QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước nước biển ven bờ [17]
Qua bảng phân tích chất lượng nước mặt ven biển ta thấy các chỉ tiêu trên của 5 điểm quan trắc đại diện cho cả phường đều dao động tăng giảm liên tục. Tuy nhiên ngoài hàm lượng dầu mỡ và amoni cần đặc biệt quan tâm, còn lại các thông số phân tích đều nằm trong GHCP (giới hạn cho phép).
Hàm lượng dầu mỡ
Như chúng ta đã biết, dầu nguyên khai là một hỗn hợp của các hydrocacbon mạch thẳng, vòng thơm và các hợp chất chứa oxy, nitơ và lưu huỳnh với hàng nghìn loại hợp chất khác nhau. Có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy loang trên mặt nước, dầu bị biến đổi cả tính chất hoá học và vật lý với các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và đặc điểm tự nhiên thuỷ vực. Các quá trình
chính xảy ra khi dầu chảy loang trên mặt nước là: quá trình bốc hơi, phân tán, nhũ tương hoá, hoà tan, oxy hoá - quang hoá, lắng đọng và phân huỷ sinh học.
Dầu ô nhiễm tác động xấu đến hệ sinh thái biển. Nếu nồng độ dầu lớn có thể làm chết tôm cá, các động vật dưới nước, đặc biệt các ấu trùng và con non. Nếu nồng độ nhỏ, có thể tác động đến nguồn lợi hải sản, giảm chất lượng thực phẩm do tạo ra mùi vị khó chịu.
Đối với cảnh quan bãi biển, dầu ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nước, bãi tắm...
Nguồn ô nhiễm dầu rất đa dạng, trong đó các nguồn chính là: từ hoạt động