Hiên trạng chất lượng nước biển ven bờ phường Bãi Cháy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 38)

4.3.1. Vị trí mạng lưới các điểm quan trắc

Theo kết quả quan trắc và báo cáo hiện trạng môi trường Vịnh Hạ Long năm 2013 của Phòng Quản lý môi trường – Ban quản lý Vịnh Hạ Long và báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2013, hiện trạng ô nhiễm môi trường cụ thể như sau:

Tiến hành quan trắc tại 41 điểm quan trắc nước biển ven bờ đại diện cho cả tỉnh (khu vực Bãi Cháy tiến hành quan trắc 5 điểm) do Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Trung tâm quan trắc tỉnh tiến hành:

Bờ biển (hoặc ven bờ biển, duyên hải) được xác định là nơi đất liền và biển tiếp giáp nhau. Ranh giới chính xác được gọi là đường bờ biển, tuy nhiên yếu tố này rất khó xác định do sự ảnh hưởng của thủy triều. Thuật ngữ "đới bờ biển" cũng được sử dụng để thay cho bờ biển vì nó đề cập đến một khu vực xảy ra các quá trình tương tác giữa biển và đất liền (Phạm Minh Huấn,1992)[14].

Theo Điều 4, chương II, Nghị định của chính phủ số 123/2006/NÐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2006 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, thì Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý (tương đương 44.448,0m) do Vịnh Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ nên theo Quyết định ngày 6 - 8- 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh số 2055/QĐ-UB về việc phân công trách nhiệm quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn trên Vịnh Hạ Long cho từng ban, ngành cụ thể, trong đó giao TP.Hạ Long đảm trách việc thu gom và xử lý rác thải trong phạm vi dải ven bờ cách mép nước 500 m trở vào. Do đó,

vùng biển ven bờ là vùng biển từ cách mép nước 500m trở vào(Các quy định pháp luật, 2005, 2010)[3]

Vị trí các điểm quan trắc ven bờ phường Bãi Cháy được xác định là các khu vực kinh tế xã hội Bắc Cửa Lục, các khu vực kinh tế xã hội ven bờ Vịnh Hạ Long.

Bảng 4. 1: Mạng lưới quan trắc nước biển ven bờ phường Bãi Cháy

Ký hiệu Tên điểm Vị trí Kinh độ Vĩđộ D1 Bến tàu du lịch Bãi cháy 107° 1'48.43"E 20°56'37.65"N

D2 Bãi tắm Bãi Cháy 107° 2'51.44"E 20°57'5.11"N

D4 Giữa cầu Bãi Cháy 107° 3'58.17"E 20°57'32.99"N

D5 Cảng B12 107° 3'46.76"E 20°57'51.70"N

D6 Cảng Cái Lân 107° 3'20.37"E 20°58'27.50"N

4.3.2. Kết quả quan trắc môi trường nước ven biển năm 2013

Một số kim loại có vai trò quan trọng đối với sinh vật như: đồng (Cu), kẽm (Zn)... chúng được sinh vật hấp thụ, có chức năng sinh hóa ở nồng độ thấp nên gọi là các chất dinh dưỡng vi lượng (micronutrients) hay các nguyên tố vết thiết yếu (essential trace elements). Một số nguyên tố không có chức năng sinh hóa đối với sinh vật như chì (Pb), cadimi (Cd), crom (Cr), asen (As), thuỷ ngân (Hg)..., chúng được gọi là các nguyên tố không chính yếu (non - essential elements)

Tất cả các kim loại nặng khi có nồng độ cao trong môi trường (vượt giới hạn cho phép) đều gây độc hại đối với sinh vật. Do chúng bền, tồn tại lâu dài trong môi trường và được sinh vật hấp thụ, tích tụ trong cơ thể do đó sinh vật biển, tác động xấu đến sức khoẻ con người (Đặng Kim Chi, 2000)[2]

4.3.2.1. Hiện trạng các yếu tố lý hóa học trong nước ven biển

Bảng 4. 2: Kết quả phân tích một số yếu tố lý hóa học trong nước biển ven bờ tại phường Bãi Cháy TT Thông số Đơn vị Vị trí quan trắc QCVN 08:2008/BTNMT D1 D2 D3 D4 D5 tắm Bãi Các nơi khác 1 PH - 8.2 7.09 8.18 7.98 7.78 6,5 – 8,5 6,5 – 8,5 2 Độ muối (‰) 25 30 30.2 27.1 24 - - 3 Độ đục NTU 13,1 24 20.1 24.1 28 - - 4 Dầu mỡ mg/l 0.9 0.04 0.32 0.8 0.41 0,1 0,2 5 TSS mg/l 20 21 16 18 20 50 50 6 Amôni mg/l 0.2 0.12 0.11 0.15 0.18 0,1 0,3 7 Fe mg/l 0.1 0.07 0.08 0.09 0.1 0,1 0,3 8 Mn mg/l 0.1 0.09 0.13 0.1 0.07 0,1 0,1 Chú thích: “-“ Không quy định

QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước nước biển ven bờ [17]

Qua bảng phân tích chất lượng nước mặt ven biển ta thấy các chỉ tiêu trên của 5 điểm quan trắc đại diện cho cả phường đều dao động tăng giảm liên tục. Tuy nhiên ngoài hàm lượng dầu mỡ và amoni cần đặc biệt quan tâm, còn lại các thông số phân tích đều nằm trong GHCP (giới hạn cho phép).

Hàm lượng dầu mỡ

Như chúng ta đã biết, dầu nguyên khai là một hỗn hợp của các hydrocacbon mạch thẳng, vòng thơm và các hợp chất chứa oxy, nitơ và lưu huỳnh với hàng nghìn loại hợp chất khác nhau. Có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy loang trên mặt nước, dầu bị biến đổi cả tính chất hoá học và vật lý với các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và đặc điểm tự nhiên thuỷ vực. Các quá trình

chính xảy ra khi dầu chảy loang trên mặt nước là: quá trình bốc hơi, phân tán, nhũ tương hoá, hoà tan, oxy hoá - quang hoá, lắng đọng và phân huỷ sinh học.

Dầu ô nhiễm tác động xấu đến hệ sinh thái biển. Nếu nồng độ dầu lớn có thể làm chết tôm cá, các động vật dưới nước, đặc biệt các ấu trùng và con non. Nếu nồng độ nhỏ, có thể tác động đến nguồn lợi hải sản, giảm chất lượng thực phẩm do tạo ra mùi vị khó chịu.

Đối với cảnh quan bãi biển, dầu ô nhiễm làm suy giảm chất lượng nước, bãi tắm...

Nguồn ô nhiễm dầu rất đa dạng, trong đó các nguồn chính là: từ hoạt động bến cảng, tàu thuyền, nước thải công nghiệp chứa dầu, các vụ tai nạn tràn dầu trên biển...

Quan trắc dầu trong nước biển khu vực Bãi Cháy nồng độ dầu trong nước tầng mặt vùng biển năm 2013 tại ¾ điểm vượt quá GHCP:

+ Khu vực Bến tàu du lịch Bãi Cháy là khu vực ô nhiễm nghiêm trọng nhất vượt quá GHCP 4,35 lần .

+ Khu vực Cầu Bãi Cháy vượt GHCP 0,61 lần và Cảng Cái Lân vượt 2,025 lần GHCP

Chất rắn lơ lửng tổng số TSS

Chất rắn lơ lửng trong nước biển có thành phần rất phức tạp,bao gồm các mảnh vụn và các tiểu phân lơ lửng trong nước. Chúng tồn tại ở dạng vật chất hữu cơ, vô cơ hoặc hỗn hợp. Mức tăng nồng độ TSS có ảnh hưởng mạnh tới các hệ sinh thái như rạn san hô, cỏ biển, sinh vật đáy (Phạm Ngọc Hồ, 1996)[13].

Nồng độ GHCP của TSS theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT) đối với khu vực nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh là 50mg/l, bãi tắm là 50mg/l. Riêng đối với nước vùng bảo tồn rạn san hô nồng độ TSS không được vượt quá 10,0 mg/l (theo tiêu chuẩn Thái Lan).

Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ Bãi Cháy năm 2013

Qua biểu đồ trên cho thấy nồng độ TSS trong nước vùng biển Bãi Cháy dao động trong khoảng 16 – 24 mg/l, trung bình là 18 mg/l. Ở những khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ (bãi tắm, tàu du lịch, cảng ) có hàm lượng TSS cao hơn. Đánh giá tổng thể biển Bãi Cháy theo QCVN 10:2008/BTNMT chưa bị ô nhiễm bởi TSS. Hàm lượng của chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển ven bờ Bãi Cháy của hầu hết các khu vực đo đều < 50mg/l, nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN/10:2008/BTNMT.

Hàm lượng Amoni

Biểu đồ 4. 3: Biểu đồ hàm lượng Amoni nước mặt ven biển Bãi Cháy năm 2013

4.3.2.2. Hiện trạng các yếu tố sinh hóa trong nước ven biển

Bảng 4. 3: Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu sinh hóa trong nước biển ven bờ Bãi Cháy năm 2013

TT Thông số Đơn vị Vị trí quan trắc

QCVN 08:2008/BTNMT

D1 D2 D3 D4 D5 tắm Bãi Các nơi khác 1 DO (mg/l) 6.6 6.55 6.9 6.9 6.9 ≥4 - 2 BOD5 (mg/l) 1.9 0.8 0.6 1.35 2.1 - - 3 Coliform (MNP/100ml) 150 90 20 135 250 1000 1000

Hàm lượng coliform trong các mẫu nước biển dao động từ 20MPN/100ml đến 250 MPN/100ml, điều đó cho thấy nước không bị ô nhiễm bởi chỉ số này.

Chỉ số BOD5 trong các mẫu nước mặt dao động từ 0,8 mg/l đến 2,1 mg/l cho thấy các chỉ tiêu này vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong các mẫu nước mặt dao động trong khoảng 6,55 mg/l đến 6,59 mg/l, kết quả quan trắc cho thấy hầu hết các khu vực ven biển phường Bãi Cháy đều cao hơn mức cho phép và vượt qua GHCP:

+ Bãi tắm Bãi Cháy đạt 6,55 mg/l vượt 1,63 lần GHCP

+ Giữa Cầu Bãi Cháy và Cảng Cái Lân đạt 6,9 mg/l vượt 1,72 lần GHCP + Cảng tàu du lịch Bãi Cháy đạt 6,58 mg/l vượt 1,64 lần GHCP

Biểu đồ 4.4: Hàm lượng DO trong mẫu nước biển khu vực ven biển Bãi Cháy năm 2013

4.3.3. Một số nguồn thải tại khu vực nghiên cứu.

4.3.2.1. Phát triển đô thị, các dự án đầu tư ven biển

Trên cơ sở Quy hoạch chung của thành phố đã được phê duyệt, UBND Tỉnh đã cho phép thực hiện các dự án san lấp một số khu vực ven bờ và của Vịnh Hạ Long để xây dựng các khu đô thị mới và tạo quỹđất cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội khác

Hình 4.2: Hoạt động lấn biển

Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành theo kế hoạch san lấp đã được UBND tỉnh phê duyệt, một số dự án chưa hoàn thiện đang được tiếp tục triển khai. Từ năm 2005 trở lại đây, UBND tỉnh không cấp mới cho các dự án lấn biển mới.

Các dự án san lấn biển để xây dựng các khu đô thị mới đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long như: làm thu hẹp các bãi triều, diện tích các rừng ngập mặn bị thu hẹp. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát

triển nông thôn, từ năm 1998 đến năm 2003, Thành phố Hạ Long đã mất đi 295 ha rừng ngập mặn trong đó có 134 ha là do hoạt động lấn biển phát triển đô thị.

Nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và dự án đầu tư xây dựng ven bờ vịnh Hạ Long đã và đang triển khai thi công, tuy có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng trong quá trình thi công không thực hiện đầy đủ các biện pháp, giải pháp về bảo vệ môi trường được phê duyệt gây ra tình trạng rửa trôi đất đá, đẩy bùn trôi ra biển, một số dự án kéo dài thời gian thi công trong khi hệ thống thoát nước mặt không đồng bộ nên việc rửa trôi đất đá từ bề mặt san lấp đã làm ô nhiễm và gây đục nước vùng ven biển.

4.3.2.2. Hoạt động kinh tế - xã hôi ven bờ

Cùng với khu vực Bắc Cửa Lục, các khu vực kinh tế ven bờ Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long là một trong những mối đe dọa chính đến môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long. Thông qua kết quả quan trắc môi trường nước các khu vực này, đã xác định được một sốđiểm nóng như sau:

- Khu dịch vụ du lịch Quốc tế Hoàng Gia: Mặc dù khu vực này đã có hệ thống thu gom nước thải đưa về nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy, tuy nhiên một số nhà hàng, khu dịch vụ tại bãi tắm Hoàng Gia đã không đấu nối vào hệ thông thu gom nước thải mà xả trực tiếp xuống Vịnh gây ô nhiễm môi trường (kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra liên ngành Sở TNMT – UBND TP.Hạ Long – Ban Quản lý Vịnh Hạ Long)

Hình 4.3: Những cống nước đen xả thẳng ra biển.

- Cum công nghiệp Cái Lân:

Từ nhiều năm nay, trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã xảy ra hiện tượng các doanh nghiệp, đơn vị thi công xây dựng lén lút đổ trộm bùn thải xuống lòng vịnh, thậm chí không chỉ xả ở ven bờ mà thường sử dụng các tàu, sà lan chở bùn ra tận giữa vịnh đểđổ trộm.

Mới đây nhất, vào ngày 21/11/2013, lực lượng kiểm tra liên ngành của TP Hạ Long đã bắt quả tang 2 tàu trọng tải lớn lén đổ bùn thải tại khu vực hòn Bái Đông thuộc vùng lõi vịnh Hạ Long, gồm tàu HP 2338 và HP 3695. Theo Đội Kiểm tra vi phạm thuộc Ban Quản lý vịnh Hạ Long, lượng bùn thải mà hai tàu đã xả xuống vịnh lên tới gần 300m3.

.

Hình 4.4: Hình ảnh tàu chở bùn đổ bùn xuống Vịnh Hạ Long

Theo Ban quản lý vịnh Hạ Long, vài năm trở lại đây, mỗi khi cảng Cái Lân tổ chức nạo vét luồng lạch thì lại xuất hiện tình trạng tàu chở bùn lén lút xả thải xuống vịnh Hạ Long. Phía cảng Cái Lân thường thuê đơn vị nạo vét bên ngoài nên không quản lý việc bùn nạo vét được đổ ởđây.

4.3.2.4. Chất thải từ khu dân cư và khách du lịch

Khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh hàng năm ước tính khoảng 95.000 m3/ngày, tương đương 34,675 triệu m3/năm, riêng tại thành phố Hạ Long lượng nước thải sinh hoạt trong năm 2013 ước tính khoảng 12 triệu m3/năm.

Bảng 4.4: Khối lương nước thải năm 2013

Dân số (2013) Nhu cầu nước bình quân đầu người (L/người/ ngày) Tỉ lệ phát sinh nước thải (%) Tỉ lệ nước thải cơ quan thương mại (%) Tỉ lệ thấm xuống nước ngầm (%) Lượng nước thải trong năm 20123 (m3/ngđ) Tổng Đô thị bao gồm khách vãng lai 229.827 302.800 110 80 20 10 36.640

Hệ thống thu gom, thoát nước thải khu vực Bãi Cháy đến giai đoạn hiện nay không còn phù hợp: Lượng nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy thường xuyên đạt mức xấp xỉ gấp 02 lần so với công suất thiết kế của nhà máy, thời điểm cao nhất vào ngày 21/9/2012 là 6.942 m3/ngày.đêm, trong khi công suất xử lý của nhà máy là 3.500 m3/ngày.đêm ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng nước thải sau xử lý. Hệ thống thu gom nước thải bao gồm cửa phải, cửa ngăn triều không đảm bảo hiệu quả vận hành dẫn đến việc nước thải sinh hoạt thoát ra khu vực bãi tắm phường Bãi Cháy, ảnh hưởng tới môi trường khu vực.

Bên cạnh đó, một bộ phận người dân và khách du lịch ý thức chưa cao nên vẫn còn việc xả rác thải bừa bãi. Mỗi khi thủy triều rút, chỉ cần đi dọc bãi tắm, sẽ dễ dàng bắt gặp rác thải tràn lan khắp bờ biển. Từ túi ni lông đến chai, lọ, giấy, thức ăn thừa... do khách du lịch để lại sau mỗi chuyến du lịch đã trôi dạt về đây theo con nước và tại một số khu vực rác thải sinh hoạt chưa được quản lý gây mất vệ sinh ảnh hưởng đến cảnh quan của Vịnh Hạ Long.

Hình 4.5: Rác thải tràn lan trên các bãi tắm thuộc khu du lịch Bãi Cháy (ảnh chụp ngày 18/3/2013 tại bãi tắm Thanh Niên)

4.3.2.4. Các hoạt động giao thông thủy trong các cầu cảng, bến tàu du lịch.

- Điển hình là Bến tàu di lịch Bãi Cháy và cụm Cảng Cái Lân. Đây là nguồn dầu gây ô nhiễm của hàng trăm tàu du lịch và tàu chở hàng ra vào:

+ Cụm cảng Cái Lân: Mặc dù từ năm 2006, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra lệnh dừng toàn bộ hoạt động chở than trên vịnh Hạ Long để bảo vệ môi trường và giữ cảnh quan, nhưng theo xác nhận của Ban Quản lý vịnh Hạ Long mỗi ngày gần 1.000 lượt tàu vận tải hàng hóa, tàu biển quốc tế, tàu đánh bắt thủy sản vào ra, qua lại. Dẫn đến ô nhiễm dầu nghiêm trọng ở khu vực này.

+ Bến tàu di lịch Bãi Cháy: hiện trên Vịnh Hạ Long còn có sự hoạt động thường xuyên của hơn 500 tàu du lịch, trong đó có khoảng 150 tàu được phép kinh doanh lưu trú phục vụ khách nghỉ qua đêm. Nguồn ô nhiễm từ hoạt động tàu phục vụ du lịch chủ yếu là nước thải từ tàu (có chứa khoảng 2kg/tàu/ngày) các chất hữu cơ và dinh dưỡng từ hoạt động phục vụ khách du lịch của đội tàu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước biển khu vực ven biển phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)