Quy trình kiểm toán BCTC tại VACO theo phần mềm AS/2

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán VACO thực hiện tại công ty in XYZ (Trang 50)

2.2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về chƣơng trình kiểm toán của VACO

Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống kiểm toán AS/2 được Deloitte chuyển giao cho VACO kể từ khi VACO tách ra từ Công ty TNHH Deloitte tháng 11/2007. AS/2 là phần mềm kiểm toán tiên tiến đảm bảo thiết kế chương trình kiểm toán theo

tiêu chuẩn của Deloitte toàn cầu. Việc áp dụng chương trình kiểm toán của AS/2 giúp cho hiệu quả công việc của KTV được nâng cao rõ rệt.

Trên thực tế, quy trình của một cuộc kiểm toán tại VACO vẫn được áp dụng như bình thường và được kết hợp sử dụng AS/2. Trong AS/2 hướng dẫn rất đầy đủ và chi tiết việc áp dụng thủ tục kiểm toán từng khoản mục nhất định. Hệ thống kiểm toán AS/2 bao gồm 3 bộ phận cơ bản: phương pháp kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và phần mềm kiểm toán AS/2.

Phƣơng pháp kiểm toán được hiểu là hệ thống các bước tiến hành trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán nói chung. Theo đó, hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 được khái quát với 6 bước:

Bước 1: Những công việc thực hiện trước khi kiểm toán. Bước 2: Lập kế hoạch cuộc kiểm toán tổng quát.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể. Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán.

Bước 5: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Bước 6: Công việc thực hiện sau kiểm toán.

Hệ thống hồ sơ kiểm toán được xây dựng nhằm mục đích trợgiúp trong việc tổ chức một cuộc kiểm toán từ việc lập kế hoạch kiểm toán, lập giấy tờ làm việc, lưu trữ thông tin để giao dịch, phục vụ khách hàng, soát xét cuộc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán. Hệ thống hồ sơ kiểm toán của VACO được xây dựng trên cơ sở hệ thống chỉ mục chuẩn.

Phần mềm kiểm toán AS/2: là công cụ hữu hiệu để thực hiện phương pháp kiểm toán AS/2 trong đó bao gồm việc thực hiện chọn mẫu kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán cũng được lưu trữ trong phần mềm này.

2.2.2. Khái quát về quy trình kiểm toán BCTC tại VACO

Quy trình kiểm toán của VACO được thiết lập trên cơ sở mô hình rủi ro. VACO tập trung vào việc tìm hiểu về môi trường kinh doanh của khách hàng cũng như quy trình và thực tiễn kinh doanh ở khách hàng. Đó là việc kết hợp quy trình kiểm toán của VACO và phân tích rủi ro đặc thù của khách hàng, từ đó cho phép VACO thiết

lập cơ sở cho công việc kiểm toán dựa trên sự hiểu biết toàn diện về ngành nghề kinh doanh và chiến lược kinh doanh tầm xa của khách hàng.

Quy trình kiểm toán của VACO đƣợc khái quát thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tại VACO

Có Không Có Có Không Có Có Không Tổng hợp và lập báo cáo Hoạt động sau kiểm toán

Đánh giá và kiểm soát rủi ro

Lập, soát xét và lƣu trữ giấy tờ làm việc

Không Không

Thực hiện soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ Thu thập Thư giải trình của Ban giám đốc

Lập Bản tóm tắt kết quả kiểm toán Lập Báo cáo kiểm toán

Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán Thực hiện thủ tục kiểm toán cơ bản

Kiểm tra hiệu quả thực hiện của Hệ thống kiểm soát

Đánh giá tổng thể các sai sót và phạm vi của cuộc kiểm toán

Soát xét Báo cáo tài chính Xác định mức trọng yếu kế hoạch

Lập kế hoạch sơ bộ

Tin tưởng hiệu quả thực hiện của HTKS

Tổng hợp và thảo luận kế hoạch kiểm toán Tin tưởng hiệu quả thực hiện của HTKS

Có rủi ro chi tiết xác định Không có rủi ro chi tiết xác định Cần tìm hiểu hệ thống kiểm soát

Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch chi tiết

Quản lý cuộc kiểm toán

Đánh giá rủi ro sơ bộ Lựa chọn nhóm kiểm toán Thiết lập điều khoản Hợp đồng kiểm toán

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Hoạt động trƣớc kiểm toán

Đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng Lập kế hoạch chiến lược Tìm hiểu hoạt động kinh doanh khách hàng

Tìm hiểu môi trường kiểm soát Tìm hiểu chu trình kế toán của khách hàng

Chất lƣợng kiểm toán

Hệ thống kiểm soát (HTKS) được thiết kế và thực hiện đầy đủ Hệ thống kiểm soát (HTKS)

2.3. Minh hoạ quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ áp dụng tại công ty in XYZ

Để tìm hiểu cụ thể quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do VACO thực hiện người viết xin được đi sâu phân tích quy trình kiểm toán khoản mục này tại công ty khách hàng cho niên độ kết thúc 31/12/2013. Theo hợp đồng kiểm toán cũng như là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán quy định thì công ty kiểm toán và KTV phải bảo mật thông tin khách hàng nên xin không nêu rõ tên khách hàng và những thông tin quan trọng khác. Tạm gọi tên công ty của khách hàng là Công ty in XYZ.

2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

2.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

a. Thu thập thông tin sơ bộ khách hàng

Tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng là bước đầu tiên của cuộc kiểm toán, nó có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào thành công cuộc kiểm toán. Những thông tin cần thu thập từ khách hàng như tình hình kinh doanh, bộ máy công ty, hệ thống kế toán… Tất cả thông tin thu thập về khách hàng được lưu trong hồ sơ kiểm toán nằm ở chỉ mục 1130 – Kế hoạch phục vụ khách hàng và chỉ mục 1410 – Tìm hiểu về hoạt động khách hàng. Việc tiến hành thu thập thông tin về khách hàng được diễn ra khác nhau ở mỗi khách hàng. Nếu là khách hàng thường niên của công ty, KTV có thể căn cứ vào những thông tin đã được thu thập từ năm trước đồng thời xem xét những thông tin nổi bật xuất hiện trong năm kiểm toán. Đối với những khách hàng lần đầu, KTV sẽ phải tốn nhiều công sức hơn trong bước công việc này. Trên thực tế, việc hiểu đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng sẽ giúp KTV hiểu rõ hơn các sự kiện phát sinh mà có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kiểm toán. Sau đây là khái quát thông tin về công ty khách mà KTV đã thu thập được và trình bày trong hồ sơ kiểm toán. Để thực hiện bước công việc này, KTV có thể tiến hành thu thập qua các văn bản liên quan đến công ty, phỏng vấn khách hàng, quan sát. Công ty in XYZ là công ty TNHH MTV – Chi nhánh Hồ Chí Minh thành lập năm 1997 là Chi nhánh của công ty Công ty TNHH MTV in XYZ- Đơn vị trực thuộc Bộ

Tài chính, được thành lập ngày 05 tháng 03 năm 1985, do Bộ trưởng Bộ Tài chính ký quyết định.

Địa chỉ: Số 132, Đường Cộng Hòa, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Lĩnh vực kinh doanh:

- Các loại biên lai, chứng từ, hóa đơn tài chính, biểu mẫu. Các loại tem, nhãn, lệ phí, vé cầu phà, cước đường bộ có sử dụng mã vạch (Barcode). Các loại cổ phiếu, trái phiếu

- Các loại hóa đơn đặc thù, biểu mẫu trên giấy vi tính liên tục. Các ấn phẩm khác như sách, catalogue, lịch, agenda,..

- Tư vấn, thiết kế mẫu miễn phí đối với các khách hàng làm thủ tục đăng ký in

hóa đơn đặc thù

Công ty thường đổi mới thiết bị, chuyên môn hóa, hiện đại hóa quy trình sản xuất khép kín từ khâu in đến khâu thành phẩm. Các hệ thông máy in Offset tờ rời thế hệ mới nhất của CHLB Đức, Tây Ban Nha: Heidelberg, Speedmaster CD102-4, Máy in cuộn Rotatek, máy in mã vạch, máy bế, xếp, dán tự động...

b. Tìm hiểu hệ thống KSNB, tổ chức kế toán b.1. Tổ chức kế toán

Qua tìm hiểu thì tổ chức kế toán khách hàng có những đặc điểm nhƣ sau: Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết Định số 15/2006/TC/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung khác.

Hình thức kế toán áp dụng

Cơ sở lập BCTC: BCTC kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Đồng Việt Nam được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Ghi nhận và khấu hao TSCĐ

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình

- TSCĐ được thể hiện theo nguyên giá trừ khấu hao luỹ kế.

- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và các chi

phí có liên quan trực tiếp để đưa tài sản vào hoạt động.

- TSCĐ hữu hình là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị quản lý

được khấu hao theo phương pháp đường thẳng, dựa trên thời gian sử dụng ước tính.

Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình:

- Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian

hữu dụng dự tính của tài sản.

- Quyền sử dụng đất được phân bổ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời

gian sử dụng lô đất.

- TSCĐ vô hình là phần mềm tin học được sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

TSCĐ vô hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng với thời gian khấu hao là 3 năm.

- Tỷ lệ khấu hao được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC,

về việc hướng dẫn Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

Bảng 3.1: Bảng khung khấu hao TSCĐ hữu hình

Nhà xưởng, vật kiến trúc 05-25 năm

Máy móc, thiết bị 03-15 năm

Phương tiện vận tải, truyền dẫn 06-10 năm

- Bản kế hoạch, dự toán mua sản TSCĐ trong năm.

- Phê duyệt mua sắm TSCĐ cảu ban giám đốc( văn bản phê duyệt mua sắm TSCĐ).

- Tiến hành thu thập bảng báo giá TSCĐ, tối thiểu 3 bản báo giá của 3 nhà cung cấp khách nhau (Bảng báo giá).

- Đánh giá các bảng báo giá và ra quyết định mua TSCĐ (Biên bản đánh giá bảng báo giá).

- Ký hợp đồng mua TSCĐ( hợp đồng kinh tế mua TSCĐ).

- Tiến hành kiểm định chất lượng TSCĐ (Biên bản kiểm định chất lượng TSCĐ (Biên bản kiểm định chất lượng TSCĐ).

- Giao nhận TSCĐ (Biên bản giao nhận TSCĐ). - Cập nhập tăng thêm vào sổ theo dõi tình hình TSCĐ.

- Lập hội đồng thanh lý TSCĐ (Biên bản lập hội đồng thanh lý).

- Quyết định thanh lý TSCĐ.

b.2. Hệ thống KSNB

Là Chi nhánh trực thuộc Tổng công ty nên Công ty in XYZ không thiết lập hệ thống KSNB nên việc đánh giá, nhận diện và quản lý rủi ro do Ban Giám đốc Tổng công ty thực hiện và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh.

Hằng năm Tổng công ty ở Hà Nội đều cử người xuống Chi nhánh để kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh để đảm bảo Chi nhánh báo cáo đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tuân theo quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Tổng Công ty.

b.2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ của khách hàng như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình mua TSCĐ

Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh lý TSCĐ

Kế Hoạch

Mua sắm

Ghi nhận

- Tiến hành thanh lý TSCĐ, đấu thầu công khai (Thông báo thanh lý TSCĐ, đơn xin mua TSCĐ thanh lý).

- Ký hợp đồng thanh lý TSCĐ (Hợp đồng kinh tế).

- Biên bản giao nhận TSCĐ thanh lý. - Cập nhật bút toán thanh lý.

b.2.2. Quản lý về mặt hiện vật

Bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của TSCĐ của công ty in XYZ như sau:

Về mặt số lượng: bộ phận quản lý TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đẩy đủ về công suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về mặt chất lượng: công tác bảo đảm tránh hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết làm giảm giá trị TSCĐ.

b.2.3. Quản lý về mặt giá trị

Quản lý TSCĐ về mặt giá trị tại công ty in XYZ là công tác hạch toán kế toán. Công việc này đảm bảo cho ban quản lý có thể biết chính xác, kịp thời và đầy đủ thông tin về mặt giá trị (nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại) của từng loại TSCĐ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình) trong doanh nghiệp tại từng điểm xác định.

2.3.1.2. Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

a. Xác lập mức trọng yếu (PM - Planning materiability)

Mức trọng yếu (PM – Planning Materiality): là giá trị của sai sót dự tính nếu có, gây ảnh hưởng tới tính sát thực của việc trình bày thông tin trên BCTC, từ đó ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng BCTC.

Mức độ trọng yếu được xác định nhằm mục đích:

- Ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được

- Xác định phạm vi kiểm toán cần tập trung

Thanh lý

- Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót cụ thể xác định được và các sai sót không thể xác định được.

Tại VACO PM được xác định theo những chỉ tiêu (Critical Component) như: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, tổng tài sản lưu động hay tổng số vốn góp,.... Việc lựa chọn tính PM theo chỉ tiêu nào phụ thuộc vào mục đích hợp lý của người sử dụng BCTC và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với công ty niêm yết: Từ 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế. Đối với công ty không niên yết:

- 3% tổng vốn CP.

- 10% lợi nhuận trước thế.

- 0.8% đến 5% doanh thu.

Bảng 3.2: Tỷ lệ tính PM theo doanh thu9 Doanh thu (USD) Tỷ lệ quy định (%) Doanh thu (USD) Tỷ lệ quy định (%) 0 - 500.000 5,0 6.000.000 2,5 600.000 4,3 10.000.000 2,0 700.000 3,8 15.000.000 1,7 800.000 3,5 30.000.000 1,5 900.000 3,2 50.000.000 1,3 1.000.000 3,0 100.000.000 1,2 2.000.000 2,7 300.000.000 1,0 >=1.000.000.000 0,8

b. Xác định mức trọng yếu thực hiện (MP – Monetary Precision)

Mức trọng yếu thực hiện (MP – Monetary Precision): Được xác định dựa trên các sai sót phát hiện từ các thời kỳ kiểm toán trước, hiểu biết của KTV về doanh nghiệp, đánh giá rủi ro và độ chắc chắn của KTV về các nhân tố trên. KTV thường

xác định MP nhỏ hơn mức độ trọng yếu và thường bằng 90% giá trị trọng yếu, nhờ đó có thể phát hiện được những sai sót tương đối nhỏ.

Trong trường hợp không kiểm tra, sai sót lớn nhất có thể lên tới 100% giá trị tổng thể, vì sai sót có thể xảy ra ở bất cứ một phần tử nào. Khi tiến hành kiểm toán, sai sót lớn nhất này giảm xuống. Mục tiêu của KTV là giảm sai sót lớn nhất có thể xuống giá trị bằng MP. Nếu không phát hiện thấy sai sót nào trong mẫu thì KTV có thể kết luận rằng sai sót xảy ra trong mẫu chọn bằng 0 và sai sót ước lượng lớn nhất của tổng thể là MP.

Việc xác định PM và MP rất phức tạp đòi hỏi sự phán đoán chuyên nghiệp của KTV, cần hiểu biết rõ về hoạt động khách hàng cũng như môi trường kinh doanh, những đánh giá về rủi ro của cuộc kiểm toán. Sau khi tính toán được PM, cả nhóm kiểm toán đều được thông báo về mức độ trọng yếu chung của BCTC để xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được đối với các khoản mục kiểm toán mà mình chịu trách nhiệm.

Dựa trên cách tính này, PM cho cuộc kiểm toán tại công ty XYZ được trưởng nhóm xác định như sau:

Bảng 3.3: Bảng tính PM, MP Công ty in XYZ

Công ty in XYZ là công ty TNHH nên tiêu chí dùng để tính PM phù hợp là doanh thu.

Tổng doanh thu thuần: 67.662.661.293 VNĐ

Critical component (Revenue) USD VND

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán VACO thực hiện tại công ty in XYZ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)