Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại VACO

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán VACO thực hiện tại công ty in XYZ (Trang 95)

Giải quyết vấn đề 1: Khó khăn trong việc xác định giá trị thực của TSCĐ

Biện pháp giải quyết: Sử dụng ý kiến chuyên gia

Như đã nêu ở trên, việc đánh giá TSCĐ đối với các KTV là khó khăn, độ chính xác không cao. Đề xuất giải quyết cho vấn đề này là thuê chuyên gia. Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán thì việc sử dụng ý kiến chuyên gia trong những trường hợp này là rất cần thiết. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu về khách

hàng, KTV cần đánh giá tính phức tạp của TSCĐ để cân nhắc việc sử dụng ý kiến của chuyên gia bên ngoài. Sử dụng ý kiến đánh giá của chuyên gia bên ngoài là một loại bằng chứng đặc biệt trong kiểm toán khoản mục TSCĐ giúp cho KTV đưa ra ý kiến đánh giá chính xác hơn về số liệu kiểm toán.

Khi mời các chuyên gia thì cần xem xét tới trình độ cũng như sự độc lập và khách quan của các chuyên gia và giá phí của việc sử dụng ý kiến này nhằm đảm bảo chất lượng của các ý kiến đánh giá cũng như chi phí kiểm toán được hợp lý.

Biện pháp giải quyết: Sử dụng linh hoạt phần mềm AS/2

Sử dụng một cách linh hoạt phần mềm kiểm toán AS/2 trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Đối với kế hoạch kiểm toán chi tiết do AS/2 đưa ra, các chủ nhiệm kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán cần có những điều chỉnh và lựa chọn các thủ tục cần thiết, thích hợp với từng cuộc kiểm toán cụ thể để làm hướng dẫn cho các KTV thực hiện các phần hành một cách nhất quán. Nhưng công việc thực hiện phải đảm bảo hiệu quả về mặt thời gian cũng như chất lượng. Có như vậy cuộc kiểm toán mới đạt được kết quả như mong muốn.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, hoạt động kiểm toán đã có nhiều bước thay đổi mới. Và đến nay Việt Nam đã ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán và đồng thời đang từng bước đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế. Theo đó, Công ty TNHH Kiểm toán VACO cũng đã tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường.

Trên đây, người viết đã trình bày những nét cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO.

Do còn hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Người viết hy vọng chuyên đề thực tập này sẽ cung cấp một số thông tin nhất định cho những người quan tâm.

Kính mong quý thầy cô, quý công ty sẽ đóng góp ý kiến cho khóa luận tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, Thông tư 161/2007/TT-BTC về Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC, ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Bộ Tài chính, Thông tư 45/2013-TT/BTC về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ngày 10/06/2013 và áp dụng từ năm tài chính năm 2013.

3. Bộ Tài chính (2013). Sách chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nhà xuất bản lao động.

4. Hiệp hội kiểm toán viên Việt Nam ( 4/2013). Sách Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Nhà xuất bản tài chính Hà Nội.

5. Đồng chủ biên TS. Vũ Anh Đức và ThS. Võ Anh Dũng (2012). Sách Kiểm toán. Nhà xuất bản lao động xã hội Hà Nội.

6. http://www.kiemtoan.com. (Diễn đàn kiểm toán viên) 7. http://www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính Việt Nam) 8. http://www.vaco.com.vn

9. http://www.vacpa.org.vn (Hiệp hội kiểm toán viên Việt Nam) 10. Deloitte Approach manual 2007

11. Phần mềm hướng dẫn AS2

PHỤLỤC I:Nội dung 13 câu hỏi tiếp cận chương trình kiểm toán TSCĐ trong phần mềm AS/2

Câu hỏi 1: Chúng ta kiểm tra số dư của TSCĐ bằng thủtục phân tích chi tiết,

kiểm tra chi tiết hay kết hợp cảhai? (Tính hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và đúng

kỳ).

Trường hợp sử dụng thủ tục phân tích chi tiết:

A. Dựa trên Bảng tổng hợp thể hiện số dư đầu kỳ, tăng, giảm và số dư cuối kỳcủa nguyên giá và hao mòn lũy kếcủa TSCĐ. Phân loại TSCĐ theo nhóm, theo nguyên nhân tăng giảm của từng TSCĐ, theo đó chúng ta xác định được những tài sản tăng

chủyếu và có thể xác định được lãi, lỗcủa các tài sản giảm trong năm.

D. Thực hiện thủtục phân tích đểkiểm tra số dư tài sản.

E. Kiểm tra sự thay đổi trong các nhóm tài sản so với năm trước và xem xét lý do hợp lý của việc thay đổi này như tăng kếhoạch sản xuất, kinh doanh,….

F. Thu thập các thông tin cần thiết cho việc kiểmtoán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

G. Đánh giá kết quảkiểm tra.

Trường hợp sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết:

A. (Thực hiện như ởtrên).

B. Từbảng danh mục tài sản, lựa chọn những tài sản tăng trong năm. Những tài sản tiếp tục được sửdụng và thực hiện thủtục sau:

- Kiểm tra tính hiện hữu của tài sản.

- Đối chiếu nguyên giá của các tài sản đã chọnởtrên tới các chứng từgốc.

- Xác định rằng các tài sản tăng trong năm không phải là khoản chi phí sửa chữa tài sản.

- Đối với các tài sản tăng trong năm thay thế cho các tài sản cũ, đảm bảo rằng tài sản được thay thế đãđược ghi giảm.

C. Đối với các tài sản đã lựa chọnở bước B đã ghi giảm trong năm thực hiện:

- Kiểm tra giấyủy quyền quyết định giảm tài sản và chứng từcủa các tài sản đã bán, thanh lý.

- Tính toán lại lãi (lỗ) từviệc thanh lý TSCĐ.

E. (Thực hiện như ởtrên). F. (Thực hiện như ởtrên). G. (Thực hiện như ởtrên).

Trường hợp sử dụng kết hợp cả hai thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết:

Trong trường hợp này, KTV sẽthực hiện lần lượt các bước công việc theo thứtựA,

Trường hợp sử dụng thủ tục phân tích chi tiết:

A. Kiểm tra chính sách kếtoán và thủtục áp dụng trong việc tính toán và ghi nhận chi phí khấu hao là phù hợp và áp dụng nhất quán.

B. Thực hiện thủtục phân tích chung đểkiểm tra chi phí khấu hao như sau:

- Kiểm tra nguồn dữ liệu được sử dụng để xây dựng mô hình ước tính chi phí khấu hao là phù hợp (nếu có thể) cho số dư các tài sản trong năm và năm trước; Nếu có thể, phân tích kết hợp theo các hướng nguồn dữ liệu để xây dựng mô hình ước tính và ghi nhận chi phí khấu hao ở mức độ chi tiết cần thiết đểchúng ta có thể thay đổi mức độ đảm bảo.

- Xác định khoảng chênh lệch cần thiết để xác định khoảng chênh lệch giữa ước tính và hạch toán có là trọng yếu hay không.

- So sánh số ước tính và giá trị ghi sổ. Đối với bất kỳ khoản chênh lệch nào

vượt quá giá trịsai số cho phép đều phải giải thích và có tài liệu chứng minh.

D. Xác định rằng không có sựkiện nào xảy ra dẫn đến việc giảm khấu hao trong kỳ,

đặc biệt dẫn tới việc ghi giảm tổng thểcủa tài sản.

E. Xem xét khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong năm và xác định xem có khoản chi phí nào đủ điều kiện đểvốn hóa hay không.

F. Đánh giá kết quảkiểm tra.

Trường hợp sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết:

A. (Thực hiện như ởtrên).

C. Lựa chọn một sốtài sản trong bảng chi tiết tài sản tại bước 1, và thực hiện kiểm tra chi tiết khấu hao.

- Tính toán lại tổng số chi phí khấu hao năm và đối chiếu giá trị khấu hao ghi nhận trong năm của đơn vị.

- Kiểm tra tổng hợp Bảng chi tiết tài sản và đối chiếu giá trị hao mòn lũy kếtới sổcái tài khoản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phỏng vấn khách hàng vềnhững nghiệp vụghi nhận bất thường của tài khoản chi phí khấu hao.

D. (Thực hiện như ởtrên). E. (Thực hiện như ởtrên). F. (Thực hiện như ởtrên).

Trường hợp sử dụng kết hợp cả hai thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết:

Trong trường hợp này, KTV sẽthực hiện lần lượt các bước công việc theo thứtựA,

B, C…F như đã miêu tả ởtrên.

quán.

B. Nếu đơn vị áp dụng và trình bày trên thuyết minh BCTC, chúng ta xem xét các thuyết minh sau:

- Số dư khấu hao của các nhóm tài sản chính.

- Giá trịkhấu hao đãđược duyệt.

- Thông tin chung về phương pháp khấu hao cho các nhóm tài sản chủyếu.

- Tổng giá trịkhấu hao đã trích vào chi phí.

- Thỏa thuận mua sắm TSCĐ.

- Tài sản thếchấp, cầm cốcho một khoản nợ.

- Các nghiệp vụvới bên liên quan.

Trường hợp trả lời có (xuất hiện câu hỏi 4):

Các bước công việc vẫn giống như phần trảlời “không” và tiếp tục trảlời câu hỏi số 4 dưới đây.

Câu hỏi 4: Chúng ta có thực hiện lại thủtục phân tích tổng hợp không? (kiểm

tra chi tiết hay Kết hợp cả chi tiết và phân tích); (tính hiện hữu, đấy đủ, ghi chép và đúng kỳ).

Lựa chọn thủ tục phân tích:

A. Phỏng vấn, và xem xét bất kỳcác bằng chứng nào đem lại cho chúng ta sựchú ý, khi có dấu hiệu trọng yếu liên quan đến các nghiệp vụghi giảm phát sinh trong thời gian từkỳkiểm toán sơ bộ đến cuối năm. Kiểm tra các nghiệp vụ quan trọng yếu tại thủtục 1, bước D

B. Thực hiện thủtục phân tích đểkiểm tra số dư cuối năm.

Lựa chọn thủ tục kiểm tra chi tiết:

A. Phỏng vấn, và xem xét bất kỳcác bằng chứng nào đem lại cho chúng ta sựchú ý, khi có dấu hiệu trọng yếu liên quan đến các nghiệp vụghi giảm phát sinh trong thời gian từkỳkiểm toán sơ bộ đến cuối năm. Kiểm tra nghiệp vụbất kỳ đã thuđược tại thủtục1, bước B, và thủtục ghi giảm tài sản bất kỳtrong thủtục 1, bước C.

C. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong khoảng thời gian từ kỳkiểm toán sơ bộ đến thời điểm cuối năm.

Câu hỏi 5: Đơn vị có TSCĐ thuê tài chính không? (tính hiện hữu, đầy đủ, ghi

chép và tính đánh giá).

Trường hợp trả lời có:

A. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ thuê tài chính thểhiện giá trị đầu kỳ, giá trị tăng giảm và số dư cuối kỳ.

B. Từbảng trên, lựa chọn những tài sản tăng trong năm. Những tài sản tiếp tục được sửdụng và thực hiện thủtục sau:

- Kiểm tra kỹcác tài sản tồn tại, nếu có thểhoặc xác định tính hiện hữu của các tài sản đang dược khách hàng sửdụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính toán lại giá trịgốc vay trả trong năm và giá trị chi phí lãi vay trong năm.

- Tính toán lại chi phí khấu hao trong năm.

C. Đối với các TSCĐ đã lựa chọnở bước B mà không phải là thuê tài chính tại thời

điểm cuối năm, xác định rằng Hợp đồng đã được ký duyệt và tài sản đã được ghi nhận là hợp lý.

D. Đánh giá kết quảkiểm tra.

Trường hợp trả lời không: Không tồn tại.

Câu hỏi 6: Đơn vị có phát sinh giao dịch với bên liên quan không? (tính hiện

hữu, đầy đủ, ghi chép và trình bày).

Trường hợp trả lời có:

A. Căn cứBảng tổng hợp chi tiết các giao dịch với các bên liên quan và thực hiện thủtục sau:

- Xác định lý do phù hợp của giá mua và bán với các bên liên quan.

- Xác định rằng, mỗi giao dịch với các bên liên quan đãđược lập và trình bày là phù hợp với: Bản chất của bên liên quan; nội dung các giao dịch; tổng giá trị

của giao dịch; Giá trịcông nợphải thu, phải trảvới bên liên quan.

- Đánh giá kết quảkiểm tra.

B. Thực hiện gửi xác nhận để chứng thực một số giao dịch trọng yếu với bên liên quan.

Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện.

Câu hỏi 7: Khách hàng có thực hiện đánh giá lại TSCĐ không? (tính đánh giá).

Trường hợp trả lời có:

A. Căn cứ vào Bảng chi tiết của tài sản, cây trồng và thiết bị được đánh giá trong năm và thực hiện các thủ tục sau (chú ý các tài sản đã đánh giá mang tính trọng yếu).

- Chứng minh khả năng thực hiện và tính độc lập của khách hàng trong việc thực hiện đánh giá tài sản:

- Căn cứvào bảng báo cáo của bộphận định giá và đảm bảo các quan điểm của tiêu chuẩn hỗtrợtrong việc đánh giá lại tài sản.

- Đối chiếu phần giá trị tăng lên hoặc giảm đi của tài sản trên bản đánh giá lại với bảng báo cáo tổng hợp đánh giá lại tài sản.

- Nếu tài sản đánh giá lại có trong kếhoạch giảm tài sản, cần xem xét có sựthay

đổi của thuế đãđược dựphòng.

Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện.

Câu hỏi 8: Có cần thiết phải thêm thủtục kiểm toán không?

- Tính toán giá trị, so sánh ngược lên giá trịcủa kỳ trước.

- Bảng chào hàng cạnh tranh của các sản phẩm chính cần mua.

- Xem xét đến khả năng ứng dụng, sựcho phép của chính phủ.

B. Lưu chuyển tiền tệ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xem xét các khoản vay luân chuyển đểmua sắm tài sản.

- Bán các tài sản không cần sử dụng, hoặc không có kế hoạch sử dụng chúng

trong tương lai.

C. Không kiểm soát được:

- Mất đi sựbảo đảm hợp lý, mà phụthuộc vào giá thị trường.

- Mất đi sựkiểm soát vật chất đối với những TS có tính lỏng và giá trịcao. D. Chi phí sửa chữa lớn:

- Chi phí sửa chữa phải phù hợp với kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị để

giảm thiểu chi phí và giảm khả năng gián đoạn trong sản xuất kinh doanh.

- Quản lý sửa chữa lớn để có thể xác định các tài sản cũ, lạc hậu không sửdụng

được.

E. Chi phí sửa chữa lớn tài sản phải được ghi nhận tăng TSCĐ.

Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện.

Câu hỏi 9: Có giao dịch ngoại tệnào trọng yếu trong năm không? (tính đánh

giá).

Trường hợp trả lời có:

A. Sửdụng tỷ giá đóng (thường là tỷ giá liên ngân hàng) đãđược công bốcủa ngân

hàng đểkiểm tra việc tính toán các giao dịch chuyển đổi.

Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện.

Câu hỏi 10: Kiểm tra các ước tính kếtoán xem cóảnh hưởng gian lận của Ban

giám đốc không. (đảm bảo tính đánh giá, tính hiện hữu, tính ghi chép và tính trình bày).

Trường hợp trả lời có:

A. Kiểm tra những ước tính kếtoán quan trọng phản ánh trên BCTC của năm trước

để xác định xem liệu quan điểm của Ban Giám đốc khách hàng và những giảthuyết

liên quan đến các ước tính đó có chỉra khả năng gian lận của 1 bộ phận Ban Giám

đốc không.

B. Xem xét xem chênh lệch giữa số KTV ước tính và số khách hàng ước tính (số

liệu trình bày trên BCTC), thậm chí khi số liệu của khách hàng vẫn phản ánh một cách hợp lý, liệu có chỉ ra rằng có khả năng gian lận của 1 bộ phận Ban Giám đốc hay không. Nếu có, xem xét lại toàn bộ các ước tính một cách tổng thể.

Trường hợp trả lời có:

A. Kiểm tra các nghiệp vụ hạch toán từnguồn dữliệu không liên quan trực tiếp tới tài khoản này.

B. Kiểm tra những bút toán hạch toán kế toán và quyết định xem liệu những hạch toán Nợ/Có được lựa chọn đểkiểm tra có thực, có hợp lý và cóđược phê duyệt hay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán VACO thực hiện tại công ty in XYZ (Trang 95)