Giải pháp về giám sát và kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tin chi nhánh Lâm Đồng (Trang 65)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1.Giải pháp về giám sát và kiểm soát rủi ro

 Cơ sở của giải pháp: Nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả an toàn của nguồn vốn sau cho vay, hạn chế rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của NH.

 Nội dung: Tăng cƣờng công tác kiểm tra việc sử dụng vốn của KH, đồng thời giám sát việc thực hiện quá trình đầu tƣ vốn.. Xây dựng và lựa chọn kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, phù hợp với đặc thù của từng khoản vay, chất lƣợng từng KH. Nghiêm túc thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn sau cho vay, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro để chủ động xử lý các rủi ro có nguy cơ xảy ra. Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của KH để đảm bảo khoản vay đƣợc sử dụng đúng mục đích.

 Biện pháp thực hiện:

 Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt để có thể dễ dàng kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn vay của KH.

 Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn và kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay. Phân tích, đánh giá chất lƣợng của các khoản vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo.

 Nếu có dấu hiệu bất thƣờng nào của KH ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hƣớng giải quyết kịp thời và thích hợp.

 Yêu cầu KH chuyển các giao dịch về tài khoản tại Sacombank để có thể quan sát và theo dõi tình hình kinh doanh của KH có thay đổi bất thƣờng không.

 Khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc bàn giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác, cần quy định cụ thể về trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao.

 Tổ chức kiểm tra chéo để đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra, thành lập bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên về những khoản vay lớn, áp dụng những biện pháp cụ thể để xử lý những khoản nợ có vấn đề.

 Dự kiến kết quả đạt đƣợc:

 Nguồn vốn tín dụng đƣợc quản lý chặt chẽ và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của NH.

 Nắm bắt rõ tình hình nguồn thu của KH để đánh giá khả năng khả nợ của KH, đề phòng nợ quá hạn phát sinh.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tin chi nhánh Lâm Đồng (Trang 65)