5. Kết cấu của đề tài
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín CN Lâm Đồng
Tăng cƣờng công tác quảng cáo để thu hút KH, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn. Với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NHTM hiện nay và sự gia nhập của các NH nƣớc ngoài thì NH cần có nhiều hơn nữa các chƣơng trình quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới của NH đến với ngƣời dân qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Thƣờng xuyên huấn luyện, bồi dƣỡng kiến thức, nâng cao trình độ và kỹ năng thẩm định tín dụng cho đội ngũ cán bộ NH. Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các cán bộ tín dụng và các trƣởng phòng để trao đổi những kinh nghiệm, những khuyết điểm trong quá trình cấp tín dụng của từng cán bộ tín dụng. Từ đó nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng và hạn chế, khắc phục những sai lầm để khoản vay đƣợc an toàn và hiệu quả.
Thẩm định kỹ khi cho vay những KH đang có quan hệ tín dụng với các TCTD khác nhằm tránh trƣờng hợp KH không đủ khả năng trả nợ cho nhiều khoản vay.
Hạn chế tiếp nhận hồ sơ của KH là ngƣời thân của cán bộ tín dụng để tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Chƣơng 3 đã nêu rõ mục tiêu, phƣơng hƣớng hoạt động năm 2014 và định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín để từng bƣớc trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực. Những giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng trên chiến lƣợc phát triển của Sacombank. Đồng thời, đƣa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Sacombank CN Lâm Đồng để hỗ trợ cho tính khả thi của những giải pháp trên.
KẾT LUẬN
Sacombank đang đứng trƣớc các thách thức về cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, càng đòi hỏi khắc khe hơn các tiêu chuẩn về sự an toàn, lành mạnh về tài chính, năng lực điều hành và quản trị rủi ro. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong Ngân hàng đối với các nghiệp vụ nói chung và đối với nghiệp vụ tín dụng nói riêng là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động và phát triển của Ngân hàng.
Trong nhiều năm hoạt động và trƣởng thành, mặc dù đã gặp không ít khó khăn và thử thách nhƣng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của Hội sở thì Sacombank Lâm Đồng đã đạt đƣợc những bƣớc tiến xa hơn và ngày càng phát triển trong mọi hoạt động của Ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Những kết quả đạt đƣợc là minh chứng cho quá trình phát triển bền bỉ, phấn đấu hết mình của Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV của Ngân hàng. Từ đó cho thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt một trong những chức năng quan trọng là hỗ trợ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế.
Hoạt động Ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thƣờng xuyên là rủi ro tín dụng. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Rủi ro tín dụng và các giải pháp hạn chế rủi ro là đề tài mà các nhà quản trị Ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho Ngân hàng.
Dựa trên những cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng, luận văn tiến hành theo hƣớng nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng nhƣ công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Lâm Đồng, chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục. Từ đó đƣa ra một số các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hƣớng và mục tiêu của Sacombank. Đồng thời, đƣa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Sacombank Lâm Đồng để hỗ trợ cho tính khả thi của những giải pháp trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách tiếng Việt
1.1. TS. Bùi Diệu Anh (2009). Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, NXB Phƣơng Đông.
1.2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007). Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài Chính.
1.3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009). Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê.
1.4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009). Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại. NXB Thống Kê.
1.5. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011). Tài chính tiền tệ, NXB Thống Kê. 1.6. GS.TS. Lê Văn Tƣ (2004). Ngân hàng thƣơng mại, NXB Tài Chính.
2. Trang web
2.1. Website Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín: www.sacombank.com.vn
2.2. Website Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam: www.sbv.gov.vn