0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đối với NHNN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TIN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 69 -69 )

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Đối với NHNN

 Cần nâng cao chất lƣợng công tác thông tin tín dụng.

NHTM khi cho bất kỳ KH nào vay thì đều cần phải có đầy đủ thông tin về KH đó để có quyết định cho vay đúng đắn. Nhận thức rõ vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh NH, ban lãnh đạo NHNN đã sớm cho chủ trƣơng xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC).

CIC đã phần nào cải thiện tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ hoạt động cho vay của các NHTM. Tuy nhiên, CIC vẫn còn đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thành nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin. Các số liệu cập nhật chƣa kịp thời, độ tin cậy thấp do thông tin của CIC phần lớn là do các doanh nghiệp, các TCTD cung cấp. Thông tin này thƣờng phản ánh sai lệch do các doanh nghiệp do các doanh nghiệp chƣa thực hiện đúng và đầy đủ pháp lệnh về kế toán thống kê, việc cung cấp thông tin không kịp thời làm cho các thông tin thƣờng bị lạc hậu so với thời điểm cung cấp. Về phía các TCTD, chƣa tuân thủ đúng các quy định về cung cấp thông tin, thiếu tinh thần hợp tác với nhau để cho vay cùng Khách hàng mà có khi còn bí mật thông tin về Khách hàng mà mình biết để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Chính vì vậy, NHNN cần sớm có những giải pháp để hoạt động của CIC ngày càng phát huy đƣợc hiệu quả và vai trò của mình.

 Hoàn thiện các quy chế, quy định và môi trƣờng pháp lý cho hoạt động tín dụng.

NHNN cần đƣa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, các mức trích lập cũng nhƣ danh mục nội dung cần trích lập để các TCTD chủ động trong vấn đề giải quyết các khoản nợ có vấn đề của mình.

Về cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng, nhìn chung, hệ thống văn bản pháp quy của NHNN về hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM, tháo gỡ phần nào khó khăn vƣớng mắt cho các NHTM trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản cho vay và rút ngắn thời gian để xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ. Việc không ngừng hoàn thiện các văn bản pháp luật nói trên đã tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng hoạt động tín dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

 Thực hiện thanh tra, kiểm soát các NHTM, phòng chống tội phạm Ngân hàng.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng cũng chịu nhiều tác động khiến cho lợi nhuận ngày càng đi xuống. Thế nhƣng, các đối tƣợng tội phạm vẫn không ngừng rình rập và ngày càng gia tăng trong những năm gần đây đang làm đau đầu không chỉ lãnh đạo các ngân hàng mà ngay cả cơ quan quản lý. Trong thời gian vừa qua, nhiều vấn đề đạo đức cũng nhức nhối khi cán bộ ngân hàng cấu kết với đối tƣợng bên ngoài tham ô, nhận hối lộ, lập chứng từ giả, lấy cắp mật khẩu của đồng nghiệp, cố ý làm trái quy định của ngân hàng, vi phạm quy định về cho vay, lợi dụng chức vụ quyền hạn để hợp thức hóa thủ tục vay vốn, chiếm đoạt tiền của khách gửi tiền… gây thiệt hại không nhỏ cho Ngân hàng.

NHNN nên thƣờng xuyên chủ động thanh tra hoặc thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán chất lƣợng tín dụng nhằm tiếp tục tái cấu trúc một số TCTD, đồng thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín, lành mạnh hóa các NHTM.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TIN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 69 -69 )

×