0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TIN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 40 -40 )

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3.1.1. Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thương Tín Chi nhánh Lâm Đồng

Trong hoạt động kinh doanh của NH thì nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Muốn hoạt động có hiệu quả, việc đầu tiên cần thực hiện là tạo ra một nguồn vốn ốn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt nghiệp vụ huy động vốn sẽ giúp NH luôn có đủ vốn để đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho KH. Đồng thời, giúp hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho NH. Thông qua nguồn vốn huy động tốt thì NH đã xây dựng đƣợc uy tín, hình ảnh, thƣơng hiệu của mình đối với ngƣời gửi tiền, từ đó làm cơ sở để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ NH đến với từng KH.

Tình hình kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, sự cạnh tranh giữa các NH trong địa bàn ngày càng quyết liệt khi mà ngày càng nhiều các CN, PGD đƣợc mở ra cùng những chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút KH gửi tiền. Tuy nhiên, Sacombank đã có chững chính sách linh hoạt về lãi suất cũng nhƣ đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi để thu hút sự quan tâm từ phía KH.

Những năm vừa qua, mặc dù chịu nhiều sức ép từ suy thoái kinh tế kéo dài và sự cạnh tranh gay gắt của các NH, tiền gửi của dân cƣ vẫn tăng qua các năm cho thấy công tác huy động vốn của Sacombank đƣợc thực hiện tốt và hiệu quả. NH thƣờng xuyên đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi, dự thƣởng dành cho KH khi gửi tiền với nhiều quà tặng hấp dẫn và giá trị. Bên cạnh đó, NH còn tài trợ nhiều chƣơng trình vì cộng đồng nên tạo đƣợc lòng tin nơi KH, giúp KH biết đến NH nhiều hơn qua các chƣơng trình tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn, chƣơng trình chạy việt dã vì sức khỏe cộng đồng …

Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng của Ngân hàng khá ổn định qua các năm, huy động từ đối tƣợng cá nhân chiếm phần lớn tỷ trọng, dao động từ 90% trở lên.

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) (%) Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) (%) nhân 944.169 1.159.819 1.665.924 215.650 22,84 506.105 43,64 Doanh nghiệp 97.072 96.246 113.848 -826 -0,85 17.602 18,29 Tổng 1.041.241 1.256.065 1.779.772

Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng

Bảng 2.3 Tỷ trọng nguồn vốn huy động theo đối tƣợng KH của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013.

ĐVT: %

Khách hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cá nhân 90,68 92,34 93,60

Doanh Nghiệp 9,32 7,66 6,40

Tổng 100 100 100

Cá nhân Doanh nghiệp 2011 944,169 97,072 2012 1,159,819 96,246 2013 1,665,924 113,848 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000

Nguồn: Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng

Biểu đồ 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động của NH Sacombank CN Lâm Đồng giai đoạn 2 – 2013.

Nguồn vốn huy động theo mảng cá nhân

Cá nhân là đối tƣợng đem lại cho Ngân hàng nguồn vốn huy động với tỷ trọng cao qua các năm, đóng vai trò khá quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NH bởi tính ổn định, bền vững của nguồn vốn này nên NH có thể sử dụng để tài trợ cho các dự án lớn với thời gian dài. Trong thời gian vừa qua, nguồn vốn huy động từ dân cƣ của NH luôn tăng trƣởng khá cao do các chính sách hấp dẫn về lãi suất, các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đa dạng cũng nhƣ uy tín và thƣơng hiệu của NH đã đƣợc định vị trong suy nghĩ của KH mỗi khi phát sinh nhu cầu về sản phẩm tiền gửi.

Tình hình huy động vốn theo mảng cá nhân tăng trƣởng tốt trong các năm vừa qua. Năm 2011 đạt 944.169 triệu đồng, chiếm 90,68% trong tổng vốn huy động. Năm 2012 tăng thêm 215.650 triệu đồng, tƣơng ứng mức tăng 22,84%, đạt 1.159.819 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,34% trong tổng vốn huy động. Đặc biệt năm 2013, tình hình huy động vốn theo mảng cá nhân có mức tăng trƣởng đáng kể, lên đến 1.665.924 triệu đồng, tăng 506.105 triệu đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với mức tăng 43,64% và chiếm 93,60% trong tổng vốn huy động. Năm 2013 có mức tăng tiền gửi của dân cƣ là do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các kênh

hình thức gửi tiết kiệm là kênh đầu tƣ an toàn mà vẫn đạt mức sinh lời mong muốn mặc dù trong thời gian qua lãi suất huy động của NH giảm do chính sách điều hành lãi suất của NHNN.

Nguồn vốn huy động theo mảng doanh nghiệp

Huy động từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu vốn huy động. Nguyên nhân là do tiền gửi của các Doanh nghiệp thƣờng không ổn định, chủ yếu gửi vào NH để giảm bớt phí lƣu trữ tiền mặt và sử dụng cho việc thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với tình hình kinh tế khó khăn trong những năm gần đây, nên tình hình huy động vốn theo mảng doanh nghiệp cũng có vẻ trầm lắng. Điển hình năm 2012, chỉ huy động đƣợc 96.246 triệu đồng, giảm 826 triệu đồng so với 97.072 triệu đồng ở năm 2011, tƣơng ứng mức giảm 0,85% do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho các DN gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến năm 2013, tình hình kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực nên tình hình huy động vốn cũng khả quan trở lại, đánh dấu mức tăng 18,29%, đạt 113.848 triệu đồng so với năm 2012.

Qua phân tích cho thấy số vốn mà Ngân hàng huy động đƣợc chủ yếu là từ các cá nhân; cơ cấu nguồn vốn huy động này ổn định qua các năm. Tuy có biến động nhƣng ít, đƣợc biết quy mô về vốn huy động là một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của NH vì thế NH vẫn đang dần phát huy thế mạnh tạo niềm tin ở khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc huy động vốn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TIN CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG (Trang 40 -40 )

×