Về phương pháp chọn mẫu kiểm toán Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu luận văn kiểm toán Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (Trang 120)

- Phỏng vấn việc sử dụng danh mục, kiểm tra dấu vết của việc kiểm tra nội bộ.

3.3.3.Về phương pháp chọn mẫu kiểm toán Cơ sở lý luận

08 AFS 07Tương đối (%)Tuyệt đố

3.3.3.Về phương pháp chọn mẫu kiểm toán Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận

Chọn mẫu kiểm toán là một kỹ thuật quan trọng thường xuyên được sử dụng trong kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình HTK nói riêng. Việc lựa chọn, xác định phương pháp chọn mẫu khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc đạt được rủi ro kiểm toán kỳ vọng. Bởi phương pháp chọn mẫu khoa học sẽ giảm thiểu rủi ro chọn mẫu, giảm thiểu ảnh hưởng của mẫu chọn tới kết quả kiểm toán.

Theo VSA 530, Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác: “ …Lấy mẫu kiểm toán (gọi tắt là lấy mẫu): Là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100 % tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử dều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu kiểm toán có thể tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê … Việc lựa chọn lấy mẫu thống kê hay phi thống kê là tùy thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên xem phương pháp nào có hiệu quả hơn để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp trong từng điều kiện cụ thể … Kiểm toán viên phải đảm bảo rủi ro kiểm toán áp dụng phương pháp lấy mẫu giảm xuống mức có thể chấp nhận được khi xác định cỡ mẫu…”.

Cơ sở thực tiễn

PCA chưa xây dựng hay sử dụng một phần mềm chọn mẫu nào, việc chọn mẫu được thực hiện trên kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV. Thông thường, KTV sẽ dựa vào số lượng nghiệp vụ nhập xuất HTK của đơn vị, loại HTK thường xuyên được nhập xuất, giá trị của nghiệp vụ phát sinh và nội dung của nghiệp vụ. Như vậy, mẫu chọn sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố chủ quan, tăng rủi ro chọn mẫu.

Giải pháp hoàn thiện

Để chọn được mẫu kiểm toán điển hình, mang tính đại diện cho tổng thể, Công ty PCA nên xem xét và áp dụng việc chọn mẫu ngẫu nhiên theo phần mềm chọn mẫu. Bên cạnh đó, Công ty có thể tham khảo các kỹ thuật chọn mẫu của các công ty kiểm toán khác như kỹ thuật CMA, kỹ thuật phân tầng.

Kỹ thuật CMA

Đặc điểm: CMA thường được áp dụng để kiểm tra các tài khoản có các nghiệp vụ phản ánh bằng thước đo tiền tệ, tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản đó đều có cơ hội được lựa chọn như nhau.

Công thức:

J=MP/R N=Pop./J

Trong đó: MP : Mức trọng yếu chi tiết (Monetary Precision) R : Chỉ số tin cậy ( Reliability Factor)

J : Bước chọn mẫu (Jump interval)

Pop. : Số dư tài khoản cần kiểm tra (Population) N : Số mẫu cần kiểm tra (Number of samples)

Kỹ thuật phân tầng

Tổng thể mẫu được chia thành các tầng căn cứ vào những đặc tính tương đồng của các phần tử (thường sử dụng quy mô lượng tiền). Các tầng sẽ được chọn mẫu độc lập hoặc kết hợp để suy rộng kết quả cho toàn bộ tổng thể.

Tác dụng của kỹ thuật phân tầng: giảm sự khác biệt trong cùng một tầng và giúp KTV tập trung vào những bộ phận chứa đựng khả năng sai phạm.

Yêu cầu của phương pháp: KTV phải phân định rạch ròi giữa các tầng để mỗi đơn vị mẫu chỉ thuộc một tầng.

Tác dụng của giải pháp

Mỗi kỹ thuật chọn mẫu có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc kết hợp linh hoạt các kỹ thuật sẽ giúp KTV lựa chọn được các phần tử đặc trưng cho mẫu,

giúp KTV thu thập được những bằng chứng chính xác và đầy đủ và đồng thời giảm tính chủ quan trong việc chọn mẫu.

Điều kiện vận dụng

Trước hết, KTV cần đánh giá đúng đắn vai trò của mẫu chọn, áp dụng linh hoạt và phối kết hợp các kỹ thuật chọn mẫu trong từng trường hợp cụ thể; nghiên cứu, xây dựng hoặc đầu tư để có được phần mềm chọn mẫu hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn kiểm toán Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (Trang 120)