Nhược điểm trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực

Một phần của tài liệu luận văn kiểm toán Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (Trang 112)

- Phỏng vấn việc sử dụng danh mục, kiểm tra dấu vết của việc kiểm tra nội bộ.

3.2.2.Nhược điểm trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực

08 AFS 07Tương đối (%)Tuyệt đố

3.2.2.Nhược điểm trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực

Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện

Mặc dù hoạt động kiểm toán luôn được thực hiện dưới sự hướng dẫn và soát xét của PKF international, kinh nghiệm và kiến thức của các KTV, song những hạn chế vần tồn tại.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Việc đánh giá các loại rủi ro đối với khoản mục HTK của khách hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và xét đoán của KTV mà không có phương pháp tính toán cụ thể. Chính vì vậy kết quả đánh giá chỉ dừng lại ở việc đưa ra

mức rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục HTK hay rủi ro kiểm soát đối với HTK của đơn vị theo mức độ định tính là cao, trung bình hay thấp mà không tính được mức rủi ro chính xác.

Quy trình đánh giá tiếp tục khách hàng cũ và chấp nhận khách hàng mới chưa được sử dụng hiệu quả. Đây là hạn chế không chỉ PCA gặp phải mà hầu hết các công ty kiểm toán Việt Nam đều tồn tại, đó là: “chưa được lựa chọn khách hàng mà bị khách hàng lựa chọn”.

Việc đánh giá HTKSNB của khách hàng nói chung và đối với HTK nói riêng được PCA thực hiện thông qua bảng hỏi là chủ yếu. Bảng hỏi sẽ được chuyển đến cho khách hàng hoàn thiện trước khi KTV chính thức thực hiện kiểm toán. Các câu hỏi được thiết kế trong bảng hỏi dưới dạng câu hỏi đúng với các câu trả lời là: có, không hay không áp dụng. Trên cơ sở đó, KTV sẽ tiến hành kiểm tra lại. Ưu điểm của bảng hỏi là có thể tiến hành nhanh chóng và dễ dàng, bao quát được các vấn đề quan trọng, song nếu chỉ dựa vào đó để đánh giá HTKSNB đối với HTK của đơn vị thì không đủ. Hơn nữa, các câu hỏi thường mang tính khái quát chung cho khách hàng, sự linh hoạt trong nội dung các câu hỏi cho từng loại hình khách hàng chưa cao. Thêm vào đó, thực tế các khách hàng hầu như chưa xây dựng được HTKSNB nói chung và đối với HTK nói riêng, nếu có cũng chỉ mới hình thành được những quy định về kiểm soát rời rạc, phi văn bản nên những thông tin thu được qua bảng hỏi khó có thể sử dụng cho việc đánh giá. Vì vậy, hiệu quả công việc đánh giá HTKSNB của khách hàng đối với HTK do PCA thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, các thủ tục kiểm toán áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán chu trình HTK chủ yếu là các thử nghiệm cơ bản, các thử nghiệm kiểm soát được sử dụng rất hạn chế. Điều này làm gia tăng chi phí, mất nhiều công sức và thời gian của KTV.

Chương trình kiểm toán đối với chu trình HTK của PCA có mẫu hướng dẫn thực hiện. Song tính linh hoạt khi thiết kế chương trình có khi bị giảm sút

do sự eo hẹp về thời gian, đặc biệt là trong mùa kiểm toán, khi mà các hợp đồng cung cấp dịch vụ được thực hiện liên tục.

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Do sự hạn chế của việc đánh giá HTKSNB đối với HTK nên trong giai đoạn này các KTV chủ yếu sử dụng thử nghiệm cơ bản, các thử nghiệm kiểm soát được sử dụng rất ít. Chính vì vậy, giai đoạn này bị kéo dài và vất vả hơn cho các KTV.

Trong việc thực hiện thử nghiệm cơ bản nói chung và đối với HTK nói riêng, Công ty lại chưa chú trọng sử dụng và khai thác các thủ tục phân tích. Việc áp dụng thủ tục này mới dừng lại ở việc đánh giá biến động các chỉ tiêu: DTT, GVHB, LNG, HTK và tính toán các tỷ suất như: số vòng luân chuyển HTK, thời gian luân chuyển HTK, tỷ lệ lãi gộp. Công ty chưa xây dựng được mô hình dự báo trong phân tích đối với HTK. Điều này làm giảm hiệu quả của các thủ tục phân tích, làm gia tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết và đồng nghĩa với việc gia tăng thời gian và chi phí kiểm toán.

Kỹ thuật chọn mẫu thường xuyên được các KTV sử dụng bởi phạm vi kiểm toán rộng, các nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên, các loại HTK phong phú về chủng loại và có số lượng lớn, trong khi đó nguồn lực kiểm toán lại hạn chế. Tuy nhiên, quy mô mẫu chọn cũng như các phần tử mẫu chọn đều dựa vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của các KTV, thông thường, KTV dựa vào kinh nghiệm kiểm toán đối với khách hàng trong những năm trước hoặc trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng, dựa vào loại HTK có mật độ nhập xuất lớn, dựa vào quy mô nghiệp vụ và số phát sinh, dựa vào nội dung bất thường của nghiệp vụ.Công ty chưa thiết lập hay sử dụng một quy trình hay phần mềm chọn mẫu nào. Vì vậy, mẫu chọn ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố chủ quan, làm gia tăng rủi ro kiểm toán.

Các thủ tục thay thế chưa được sử dụng hiệu quả. Nhiều khi, các thủ tục chính không thể thực hiện song các thủ tục thay thế không được áp dụng. Chẳng hạn khi thủ tục gửi thư xác nhận đến bên thứ ba để xác nhận về tính có thật của các nghiệp vụ mua hàng, đến thời điểm kết thúc kiểm toán vẫn không nhận được thư trả lời thì KTV chỉ thu thập biên bản chuyển phát nhanh để chứng nhận đã gửi thư đến khách hàng mà không sử dụng thủ tục thay thế.. Lý do một phần là do hạn chế về thời gian thực hiện kiểm toán. Thời gian thực hiện một hợp đồng kiểm toán thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tuỳ thuộc vào quy mô và yêu cầu của khách hàng kiểm toán 1 hay 2 năm tài chính. Trong thời gian đó, việc thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ sung gặp khó khăn lớn để có thể hoàn thành. Điều này làm rủi ro kiểm toán tăng lên.

Một phần của tài liệu luận văn kiểm toán Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (Trang 112)