So sánh đặc điểm kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực

Một phần của tài liệu luận văn kiểm toán Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (Trang 104)

- Phỏng vấn việc sử dụng danh mục, kiểm tra dấu vết của việc kiểm tra nội bộ.

2.2.4.So sánh đặc điểm kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực

08 AFS 07Tương đối (%)Tuyệt đố

2.2.4.So sánh đặc điểm kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực

Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện tại hai khách hàng ABC và XYZ

Hai khách hàng ABC và XYZ đều là những khách thể bắt buộc của kiểm toán, vì vậy nhu cầu cũng như sự hợp tác của đơn vị đối với công ty kiểm toán là thuận lợi. Cuộc kiểm toán ở cả hai công ty ABC và XYZ đều được thực

hiện theo quy trình chuẩn của PCA gồm 3 giai đoạn: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Chính vì vậy, có những điểm giống nhau trong quy trình kiểm toán chu trình HTK giữa hai khách hàng nhưng cũng có những nét khác biệt bắt nguồn từ những đặc điểm riêng của mỗi công ty và được thể hiện trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Tiến trình lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện tại hai công ty ABC và XYZ đều trải qua các công việc: chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, thu thập thông tin, thực hiện thủ tục phân tích, đánh giá trọng yếu và rủi ro, đánh giá HTKSNB đối với HTK và thiết kế chương trình kiểm toán. Yêu cầu công tác chuẩn bị kế hoạch kiểm toán hay thu thập thông tin … đều như nhau nhưng khác biệt nằm trong cách thức tiến hành và kết quả thực hiện các yêu cầu đó.

Vì ABC là khách hàng cũ còn XYZ là khách hàng mới của PCA nên việc đánh giá chấp nhận khách hàng tại hai công ty được thực hiện theo hai mẫu khác nhau: với ABC là mẫu đánh giá tiếp tục khách hàng cũ (Phụ lục 01) còn XYZ là mẫu đánh giá chấp nhận khách hàng mới (Phụ lục 03).

Tính chất khách hàng còn ảnh hưởng đến bố trí nhân sự cuộc kiểm toán và việc thu thập thông tin về khách hàng của KTV. Đối với việc bố trí nhân sự cuộc kiểm toán, tham gia kiểm toán tại ABC có những thành viên nhóm kiểm toán đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng này trong những năm trước, trong đó có trưởng nhóm kiểm toán – người đảm nhiệm kiểm toán chu trình HTK. Việc sắp xếp nhân sự như vậy đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán. KTV có những hiểu biết và kinh nghiệm trong việc kiểm toán chu trình HTK của đơn vị trong những năm trước nên sẽ có những nhận định cũng như xét đoán nghề nghiệp khi xác định rủi ro, đánh giá HTKSNB đối với HTK, chọn mẫu kiểm toán … sắc bén hơn rất nhiều. Đối với việc thu thập thông tin, những thông tin về khách hàng ABC nói chung và HTK của Công ty nói riêng trong

những năm trước đã được lưu trữ trong Hồ sơ thường trực mà PCA lập cho khách hàng này. Chính vì vậy, khi thực hiện cuộc kiểm toán năm nay, công việc thu thập thông tin được hỗ trợ từ Hồ sơ thường trực và từ kinh nghiệm của KTV đối với hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và đặc điểm HTK của đơn vị nói riêng, nhờ đó công việc được thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. KTV chỉ cần nắm bắt những thay đổi trong hoạt động, chính sách kế toán của Công ty và cụ thể đối với HTK. Trong khi đó, vì là khách hàng năm đâu của PCA nên việc thu thập thông tin với XYZ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn rất nhiều. Có như vậy, KTV mới có thể kiểm soát được rủi ro của hợp đồng kiểm toán.

Ở cả hai khách hàng, rủi ro tiềm tàng đều được KTV đánh giá ở mức cao. Cùng một phương pháp xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC của đơn vị và phân bổ cho khoản mục HTK song do đặc điểm về kết quả kinh doanh của hai doanh nghiệp không giống nhau nên chỉ tiêu mà KTV lựa chọn làm cơ sở cũng khác nhau. Với ABC, Công ty kinh doanh đạt lợi nhuận cao trong năm 2008, đây lại là chỉ tiêu ưu tiên số 1 trong việc lựa chọn các căn cứ xác định mức trọng yếu, vì vậy, tại ABC, KTV lựa chọn chỉ tiêu này. Còn với XYZ, tình hình kinh doanh trong năm 2008 của Công ty không thuận lợi, lợi nhuận từ dương trong 2007 giảm sút thậm chí âm trong 2008. Do vậy, KTV lựa chọn chỉ tiêu doanh thu bán hàng làm cơ sở xác định mức trọng yếu.

Việc đánh giá HTKSNB đối với HTK tại hai công ty cho hai kết luận khác nhau. Nếu tại ABC, HTKSNB đối với HTK được đánh giá là tương đối hiệu quả và rủi ro kiểm soát được ước tính ở mức trung bình thì tại XYZ, HTKSNB đối với HTK theo KTV đánh giá là kém, rủi ro kiểm soát được đặt ở mức cao. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế chương trình kiểm toán. Trong chương trình kiểm toán của ABC, KTV có thiết lập các thử nghiệm kiểm soát. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản và đồng nghĩa với việc giảm thời gian cũng như chi phí kiểm

toán. HTKSNB đối với HTK không hiệu quả, chương trình kiểm toán đối với chu trình HTK của XYZ đều là các thử nghiệm cơ bản.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Kết quả đánh giá HTKSNB đối với HTK ở hai công ty là khác nhau nên chương trình kiểm toán được thiết kế khác nhau. Số lượng các thử nghiệm cơ bản tại hai công ty đều như nhau vì chương trình kiểm toán dựa trên chương trình mẫu của PCA đối với HTK, tuy nhiên, quy mô các thử nghiệm cơ bản là khác nhau. Việc phân tích và kiểm tra chi tiết thực hiện tại XYZ được mở rộng hơn về quy mô mẫu chọn do không có sự hỗ trợ của các thử nghiệm kiểm soát. Nhưng có thể nhận thấy rất rõ là quy mô HTK của ABC lớn hơn XYZ rất nhiều, điều này cũng tạo nên sự phức tạp cho KTV khi thực hiện kiểm toán.

Do không có điều kiện quan sát kiểm kê vật chất HTK của ABC vào thời điểm cuối năm tài chính như đối với khách hàng XYZ nên KTV phải thực hiện đánh giá tính đúng đắn và hợp lý của quy trình kiểm kê, của kết quả kiểm kê, tiến hành kiểm kê thử để có được bằng chứng đáng tin cậy.

Do cả hai công ty đều là doanh nghiệp sản xuất nên các yếu tố trong chu trình HTK cần được kiểm tra đều như nhau.

ABC áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ còn XYZ áp dụng hình thức nhật ký chung cũng ảnh hưởng đến việc thu thập tài liệu của KTV.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Tại cả hai khách hàng, các công việc kết thúc kiểm toán đều được thực hiện như nhau: rà soát lại kết quả thực hiện, soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, lập BCKT dự thảo và phát hành BCKT chính thức. Tuy nhiên, do ABC không yêu cầu KTV cung cấp thư quản lý như XYZ nên cùng với việc phát hành BCKT, tại XYZ, KTV còn phát hành đồng thời thư quản lý.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu luận văn kiểm toán Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (Trang 104)