Giải pháp về chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 63)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

3.2.1 Giải pháp về chính sách tín dụng

Hiện nay, chính sách cho vay với các quy định về nguyên tắc chung, điều kiện cho vay, tỷ lệ an toàn vốn trong cho vay vẫn đƣợc Chi nhánh thực hiện theo quy định của NHNN và SeAbank. Sự chủ động trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là việc xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng, Chi nhánh còn một vài điểm chƣa hợp lý nhƣ: trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh chƣa có sự cân đối giữa các khoản vay, Chi nhánh chủ yếu cho vay DNVVN còn đối tƣợng cá nhân chƣa thật sự chú ý, chƣa có những ƣu đãi về lãi suất để khuyến khích đối tƣợng này. Đồng thời các quy định về TSĐB quá khắc khe yêu cầu đối với khách hàng vay vốn phải có TSĐB và TSĐB đó bắt buộc là ở TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, giai đoạn vừa qua, nền kinh tế có những biến động khó khăn, DNVVN sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, rất khó khăn tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Hơn thế nữa, khi định hƣớng chung của SeAbank tới năm 2015 sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ. Bởi lẽ đó, Chi nhánh nên có những chính sách nhằm thu hút các đối tƣợng khác, đặc biệt là cá

GVHD: ThS. Lê Đình Thái SVTH: Đào Thị Mộng Nở

nhân. Để làm đƣợc điều đó một cách hiệu quả Chi nhánh nên cải thiện một số điểm sau:

Về chính sách lãi suất trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất của chi nhánh sẽ đƣợc xây dựng dựa vào uy tín của khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Nên có những mức lãi suất linh hoạt và phù hợp với từng đối tƣợng cho vay của Chi nhánh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Chi nhánh cần ƣu đãi về mức lãi suất cho vay đối với các cá nhân có mục đích vay để mua nhà ở, có thể Chi nhánh ân hạn lãi suất 3 tháng đầu, cho vay trả góp nhƣng thủ tục cần nhanh chóng, dù có trình ra hội sở thì cũng cần giới hạn trong thời gian cho phép, tránh trƣờng hợp thời gian xét duyệt quá lâu. Vì mua nhà ở là nhu cầu lớn của hầu hết cá nhân tỉnh lẻ khi sống và làm việc nơi đây. Do vậy khi có nhiều ƣu đãi về lãi suất, thì sẽ mở rộng đƣợc đối với đối tƣợng này. Làm nhƣ vậy cả hai đều có lợi, khách hàng có nhà ở, ngân hàng không phải tồn vốn vay và sẽ đƣợc thu thập từ lãi cho vay. Vì là nhu cầu nên khách hàng luôn có thiện chí trả nợ, do vậy việc rủi ro với khoản vốn vay đƣợc hạn chế.

Về chính sách đối với tài sản bảo đảm thì Chi nhánh không nên xem TSĐB là bùa hộ mệnh mà phải coi hiệu quả kinh tế của dự án vay vốn và khả năng trả nợ của dự án. Nhƣ vậy để tránh trƣờng hợp bỏ qua các dự án mà đáng lẽ đó là nguồn thu lớn thì chi nhánh nên cân nhắc lại, nên sửa đổi bắt buộc đó là TSĐB ở TP. Hồ Chí Minh, mà thay vào đó là TSĐB hầu hết các tỉnh thành, có nhƣ vậy khi một lƣợng lớn cá nhân ở tỉnh lẻ làm việc và sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh mới có thể trở thành khách hàng của Chi nhánh, đây là một số lƣợng khá lớn.

Khi mà có những ƣu đãi về lãi suất, những điều kiện về TSĐB thì việc cho vay đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh sẽ đƣợc mở rộng, cơ cấu cho vay của Chi nhánh bao gồm nhiều đối tƣợng, không còn tập trung vào một đối tƣợng, lúc này Chi nhánh sẽ phân bổ đƣợc rủi ro lên nhiều đối tƣợng cho vay, mặc dù nên kinh tế gặp khó khăn, khi mà DNVVN không ăn nên làm ra, thì Chi nhánh vẫn còn có đối tƣợng khách hàng là cá nhân sẽ mang lại nguồn thu cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( Seabank)- Cộng Hòa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)